2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý môi trường tại Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng, cụ thể tại các khu vực:
- Khu vực sản xuất, bao gồm 2 nhà máy sản xuất và kho hóa chất. - Khu vực văn phòng
- Khu vực bếp và nhà ăn.
Việc nghiên cứu công tác quản lý mơi trường tại từng khối đơn vị có chức năng, nhiệm vụ khác nhau sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về hiện trạng quản lý mơi trường của công ty, xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 dựa trên bối cảnh cơng ty và nguồn lực hiện có để đưa ra các đề xuất xây dựng phù hợp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng. Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn chỉ nghiên cứu các thủ tục quan trọng, không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu ISO 14001:2015 cho công ty.
Các mục tiêu, chương trình do đề tài đưa ra chỉ là đề xuất ban đầu nên chưa tính tốn chi phí thực hiện.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp phổ biến khi nghiên cứu một vấn đề bất kỳ bởi phương pháp này ít tốn kém, cung cấp cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên chất lượng tài liệu thu được có thể rất khác nhau nên cần có thời gian để xem xét, nghiên cứu kỹ. Sau khi thu thập cần xử lý phân loại, chọn lọc thông tin.
Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thơng tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu - văn thư, bản thảo viết tay, …[8].
Các tài liệu và thông tin cần thu thập cho nghiên cứu này bao gồm:
- Tài liệu liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14001; số liệu về tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam.
- Thông tin về công nghệ sản xuất, nhu cầu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng.
- Thơng tin mơi trường từ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của công ty, tài liệu về hoạt động bảo vệ môi trường của công ty.
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Điều tra, trao đổi ý kiến với lãnh đạo và các cán bộ, công nhân viên trong công ty, chủ yếu với cán bộ phịng hành chính - nhân sự và cơ điện về công tác quản lý môi trường tại công ty và việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.
Khảo sát thực trạng công tác quản lý môi trường tại cơng ty thơng qua q trình thực nghiệm quan sát và tham quan thực tế để định hướng nghiên cứu khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho công ty.
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng hợp
Phương pháp phân tích nhằm chia nhỏ các vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản hơn để tập trung nghiên cứu, giải quyết. Phân tích các vấn đề như:
- Phân tích số liệu từ các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tại các đơn vị của công ty, so sánh với các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng môi trường. - Phân tích các nguyên nhân phát sinh chất thải, nước thải, khí thải tại các khu
- Phân tích thực trạng quản lý mơi trường của công ty, đánh giá mức độ đáp ứng với những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015, những thuận lợi và khó khăn khi triển khai xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015.
Sau khi các yếu tố đã được phân tích, sử dụng phương pháp tổng hợp để liên kết, thống nhất và khái quát hóa vấn đề.
Dựa trên những thông tin thu thập được từ điều tra, khảo sát tại công ty và đối chiếu với từng tiêu chí của ISO 14001:2015, luận văn đã đưa ra những đánh giá tổng hợp về khả năng áp dụng ISO 14001:2015 cho cơng ty khóa Huy Hồng. Đồng thời, trên cơ sở hướng dẫn sử dụng của Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 và tham khảo từ quy trình xây dựng ISO 14001 theo tài liệu của Viện Chất lượng quản lý (MQI) để đưa ra những đề xuất nhằm xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho công ty.
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích quy trình sản xuất
Dựa vào sơ đồ quy trình sản xuất của cơng ty, phân tích để đánh giá tổng thể về mơi trường từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất, đến phân phối sản phẩm và xử lý chất thải phát sinh.
Phương pháp này được áp dụng để xác định các khía cạnh mơi trường của cơng ty. Thơng qua việc phân tích các hoạt động trong quy trình sản xuất, các chất thải phát sinh và tác động môi trường tương ứng giúp nhận dạng và xác định các khía cạnh mơi trường trong sản xuất, đề ra những biện pháp kiểm sốt các rủi ro mơi trường có khả năng xảy ra.
Nhược điểm của phương pháp là khó xác định rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra của hệ sản phẩm và tác động môi trường của chúng nên các kết quả đánh giá phần nào mang tính chủ quan.