Nguồn lực Công việc Trách nhiệm thực hiện
Nhân lực: - Số lượng - Kỹ năng
- Kiến thức chuyên môn
Đánh giá nguồn nhân lực hiện có
Xác định nhu cầu đào tạo, tuyển dụng Đề nghị qua “Phiếu đề nghị cung cấp nguồn lực‖ Phịng Hành chính – Nhân sự Thành lập ban ISO Quyết định, phê duyệt
Trưởng các phòng ban
Tổng giám đốc Cơ sở hạ tầng:
- Tòa nhà và các phương tiện kèm theo (hệ thống điện, cấp thoát nước)
- Trang thiết bị, máy móc
- Phương tiện vận chuyển
Kiểm kê các nguồn lực hiện có (định tính, định lượng) Đánh giá hiệu quả các nguồn
lực
Xác định nhu cầu cải tiến, thay mới. Đề nghị qua “Phiếu đề nghị cung cấp nguồn lực‖. Phòng Kỹ thuật, Cơ điện Phòng Kế hoạch – Vật tư
Quyết định, phê duyệt Tổng giám đốc/ Giám đốc đơn vị Công nghệ:
- Sản xuất
- Kiểm sốt ơ nhiễm - Công nghệ thông tin
Đánh giá hiệu quả các cơng nghệ hiện có
Xác định nhu cầu cải tiến, đổi mới công nghệ Đề nghị qua “Phiếu đề nghị Phòng Kỹ thuật, Cơ điện Phịng Cơng nghệ thông tin
cung cấp nguồn lực‖.
Quyết định, phê duyệt Tổng giám đốc, Giám đốc đơn vị Tài chính Đánh giá năng lực tài chính
hiện tại Dự trù nguồn tài chính cần để đáp ứng các nguồn lực cần thiết trên Lập kế hoạch sử dụng tài chính Đề nghị qua Phiếu đề nghị cung cấp nguồn lực . Phịng Tài chính – Kế toán Thủ quỹ
Quyết định, phê duyệt Tổng giám đốc, Giám đốc đơn vị Lưu tài liệu: Phiếu đề nghị
cung cấp nguồn lực và hồ sơ
liên quan.
Ban ISO và các đơn vị liên quan
Đối với Cơng ty TNHH Khóa Huy Hồng, hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ đang hoạt động hiệu quả, tuy nhiên công ty chưa thành lập ban ISO và chưa xem xét cụ thể nguồn tài chính đáp ứng nếu xây dựng ISO. Do đó trước mắt, các nguồn lực mà công ty cần ưu tiên xem xét và cung cấp để xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO là nguồn nhân lực và tài chính.
Trước tiên, để có nguồn nhân lực chủ chốt xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty, đề xuất thành lập ban ISO như sau:
Bước 1: Thành lập ban ISO gồm các cấp lãnh đạo, trưởng hoặc phó phịng và nhân
viên các phịng ban làm thành viên. Trong đó:
Trưởng ban ISO được lựa chọn từ thành viên trong ban giám đốc, phó ban ISO có thể được bổ nhiệm từ các trưởng phịng ban hiện tại. Trưởng, phó ban ISO phải là người nắm rõ về mảng môi trường của công ty.
Nhân viên ISO là các nhân viên ISO 14001 của các đơn vị trong công ty, được lựa chọn bởi trưởng phịng và theo tiêu chí: Là người nắm rõ các hoạt
động của phòng, ban mình; là người đã hoặc sẽ tham gia các khóa học về mơi trường.
Phân công một cán bộ kiêm nhiệm làm thư ký ISO có nhiệm vụ kiểm sốt tài liệu.
Bước 2: Quy định phân cơng trách nhiệm và quyền hạn của ban ISO.
Bước 3: Đào tạo nhận thức và đánh giá viên nội bộ ISO 14001:2015 cho các cán bộ
quản lý.
3.2.4.2. Năng lực và nhận thức
Các dạng đào tạo năng lực và nhận thức về mơi trường có thể triển khai: Đào tạo định hướng: Áp dụng cho tất cả cán bộ công nhân viên (CBCNV) khi
mới được tuyển dụng tại công ty hoặc được điều chuyển sang vị trí cơng việc khác.
Đào tạo nội bộ: Là hình thức đào tạo được thiết kế riêng đáp ứng nhu cầu đào
tạo thực tế của công ty và sử dụng nguồn giảng viên nội bộ. Giảng viên nội bộ là CBCNV của Ban ISO trong công ty tham gia công tác giảng dạy, huấn luyện cho người lao động về môi trường.
Đào tạo bên ngồi: Cơng ty cử CBCNV tham gia các lớp đào tạo chiêu sinh rộng rãi bên ngoài về nhận thức ISO, đánh giá viên nội bộ. Hoặc Công ty thuê đơn vị cung ứng đào tạo bên ngoài thiết kế chương trình đào tạo riêng cho CBCNV thuộc một hoặc nhiều đơn vị trong Cơng ty [5].
Nếu có thể, nên lồng ghép chương trình đào tạo năng lực và nhận thức về bảo vệ môi trường cho các cán bộ, công nhân viên cơng ty vào chương trình đào tạo tay nghề.
Đề xuất xây dựng quy trình đào tạo nhân lực cho HTQLMT của công ty như bảng 17.