cho nhân viên cơng ty
(Nguồn: Cơng ty TNHH Khóa Huy Hồng)
1.2.5. Các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm tại cơng ty
1.2.5.1. Xử lý nước thải
Nước mưa
Nước mưa chảy tràn qua khuôn viên kéo theo đất đá, do đó nếu lượng nước mưa này không được xử lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm. Tại công ty, nước mưa trên mái và nước mưa chảy tràn bề mặt được thu gom vào các tuyến ống thu và đấu nối vào hệ thống thu gom nước mưa của Khu công nghiệp.
Nước thải
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ khu vực vệ sinh, rửa tay chân của công nhân làm việc và một phần từ khu vực bếp ăn công nhân. Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N, P), các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ơ nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu khơng được xử lý. Ngồi ra khi tích tụ lâu ngày các chất thải trong nước có thể gây mùi hơi thối khó chịu.
Nước thải sinh hoạt phát sinh tại cơng ty được thu gom xử lý tại 03 bể tự hoại 3 ngăn có kích thước trung bình khoảng 30 m3/bể, sau đó được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp Quang Minh.
Nước thải sản xuất phát sinh từ dây chuyền mạ và sơn tĩnh điện, cụ thể ở công đoạn tẩy rửa và làm sạch, thành phần chứa nhiều các muối vô cơ và kim loại nặng. Nước thải này được thu gom và xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của công ty, sau đó thốt ra hệ thống xử lý nước thải chung của Khu công nghiệp để tiếp tục xử lý theo hợp đồng số 128/2011/HĐ-XLNT với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức [4].
Nước thải của dây chuyền mạ và sơn tĩnh điện được chia làm 2 nguồn chính: - Nguồn 1: bao gồm nước thải bể tẩy dầu, mang tính kiềm.
- Nguồn 2: bao gồm nước thải bể tẩy gỉ, nước rửa mang tính axit. Phương án xử lý:
- Nguồn 1 và nguồn 2 được gom vào bể 1 để phản ứng trung hịa ở pH 6 ÷ 9, sau q trình trung hòa, dung dịch chảy qua bể 2.
Nước thải axit Nước thải kiềm Nước trong pH 6÷7 Nước trong Bùn đi phơi Nước lọc trở lại bể
Nước thải sản xuất
Bể 1 Bể gom Bể phản ứng trung hịa kiềm, axit (pH 6÷9) Bể bổ sung phèn nhơm, polyme Bể lắng, lọc tuần hồn Bể lắng, lọc tuần hoàn Bể lắng, lọc tuần hoàn Bơm bùn Bể cát lọc Bể cát lọc Bể cát lọc Bể 2 Bể 3 Hố ga lắng, lọc cát Hố ga lắng, lọc cát Cống nước thải KCN Khu vực phơi khơ
bùn, đóng bao, nhập kho chất thải
nguy hại Nước thải vệ sinh
- Bể 2 được bổ sung phèn nhôm (PAC) để tạo huyền phù, tăng khả năng kết tủa của kim loại nặng, sau đó bổ sung polyme để tạo độ lắng cặn, phần lắng cặn được bơm sang bể 3 (các bể lọc cát) để loại bỏ lắng cặn.
- Bể 3 có cát để giữ lại phần bùn, phần nước sau khi lọc chảy về bể tuần hoàn để chảy ra ngoài theo đường ống về khu xử lý nước thải của Khu công nghiệp. - Phần bùn trên bể lọc cát chưa khô được mang ra phơi ở sân phơi có mái che cho
đến khi khơ kiệt thì đóng gói theo quy định đối với chất thải rắn và đăng ký với đơn vị có chức năng là cơng ty URENCO 10 để xử lý.
1.2.5.2. Xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn thông thường
Bao gồm chất thải rắn (CTR) thông thường phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. CTR phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, cơng nhân viên, có thành phần chủ yếu gồm vỏ hộp, túi nilon, chai thủy tinh, hộp giấy đựng thức ăn, thức ăn thừa .v.v. Chất thải rắn sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây mùi hôi thối, làm mất vệ sinh và mỹ quan môi trường. CTR sản xuất không nguy hại của công ty phát sinh từ công đoạn gia công chi tiết các sản phẩm bao gồm sắt vụn, các phơi hỏng, bao bì sản phẩm bị thải bỏ.
Đối với các chất thải rắn thông thường, công ty ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng để vận chuyển, xử lý theo quy định. Chất thải nguy hại
Chất thải rắn nguy hại phát sinh tại công ty bao gồm: bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải; bột đá mài chứa thành phần nguy hại; dầu nhớt thải; găng tay, giẻ lau dính dầu; bã sơn thải; thùng, bao bì đựng hóa chất thải; bóng đèn huỳnh quang; ắc quy, pin thải. Trong đó chiếm phần lớn là bùn thải, lượng thải trung bình 10 tấn/tháng, và bột đá mài, trung bình thải 1,5 tấn/tháng.
Chất thải nguy hại phát sinh từ các công đoạn sản xuất và hoạt động văn phòng được thải bỏ vào các thùng chứa riêng, phân theo từng loại như: thùng chứa giẻ lau, găng tay dính dầu, thùng chứa bóng đèn, thùng chứa bột đá mài v.v. Sau đó, chúng được thu gom và lưu chứa tập trung tại kho chứa chất thải nguy hại riêng của cơng ty có tường kín và khóa cẩn thận. Lượng chất thải này cuối cùng được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp 10 (URENCO 10) để xử lý theo quy định.
1.2.5.3. Xử lý khí thải
a. Các nguồn phát sinh:
Bụi kim loại trong q trình gia cơng cơ khí
Trong cơng đoạn gia cơng cơ khí như cắt, khoan, mài, đánh bóng… thường phát sinh nhiều bụi kim loại có trọng lượng lớn và kích thước nhỏ. Đặc biệt công đoạn cắt, khoan lỗ, tạo ren thường phát sinh bụi và phơi kim loại có độ cứng cao, có thể gây nguy hiểm cho cơng nhân trong q trình làm việc.
Khí thải từ công đoạn xử lý bề mặt và mạ kẽm
Các khí thải sinh ra trong q trình mạ kẽm chủ yếu là hơi kiềm (ở bể tẩy dầu), hơi axit (ở bể tẩy gỉ), khí thải ở bể mạ chứa oxit kim loại và hơi axit.
Bụi sơn từ công đoạn sơn sản phẩm
Dùng súng phun sơn lên bề mặt vật liệu, dưới tác dụng của lực tính điện, bột sơn bám lên bề mặt, tuy nhiên cũng có một lượng sơn khơng bám bị thất thốt ra ngồi.
Hơi khí độc ở cơng đoạn hàn trong sửa chữa máy móc:
Cơng đoạn hàn phát sinh ánh hồ quang, tia cực tím gây hại trực tiếp đến công nhân lao động, bốc hơi sinh ra các hơi độc như NOx, CO,… trong khói hàn ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Tuy nhiên hoạt động này khơng diễn ra thường
xun và có thể giảm tác động bằng cách trang bị đầy đủ vật dụng bảo hộ lao động khi làm việc.
Khí thải từ các phương tiện giao thơng vận tải
Phương tiện giao thông vận tải trong công ty bao gồm phương tiện cá nhân của công nhân viên, xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, xe nâng, dỡ hàng…Các phương tiện này chủ yếu chạy bằng xăng, dầu DO. Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ phát sinh các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO… Lượng khí thải này phát sinh khơng nhiều và thời gian phương tiện hoạt động không liên tục nên tác động của lượng khí này khơng đáng kể.
Khí thải từ bếp ăn tập thể: Sử dụng nhiên liệu khí ga, khí thải chủ yếu là CO2. Tiếng ồn, độ rung:
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ cơng đoạn gia cơng cơ khí. Tuy nhiên tiếng ồn phát sinh không lớn và không gây ảnh hưởng nhiều.
b. Biện pháp xử lý:
Đối với khu vực bếp và nhà ăn, công ty sử dụng quạt hút gió để đảm bảo thơng thống. Đối với khu vực nhà xưởng, sử dụng hệ thống quạt treo tường và quạt thơng gió nhằm tạo mơi trường thống mát trong khi làm việc cho công nhân. Khu vực đánh bóng, mài và mạ ngồi việc thiết kế nhà xưởng thơng thống cịn sử dụng hệ thống quạt hút, chụp hút bụi, thu khí. Dịng khơng khí thải được hút về hệ thống xử lý sau đó qua cyclon ly tâm để tách bụi. Sau khi tách bụi, dịng khí tiếp tục đi qua tháp hấp thụ để loại bỏ các chất độc có trong dịng khí. Tại các cơng đoạn như sơn, hàn phát sinh nhiều hơi, khí độc, cơng nhân được trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, găng tay, mặt nạ… khi làm việc.
Khống chế lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải tại công ty bằng cách dùng xăng đạt tiêu chuẩn cho các phương tiện và bê tơng hóa, thường xuyên quét dọn, tưới nước đường nội bộ. Ngồi ra cơng ty cịn chủ động bố
trí hợp lý thời gian vận chuyển nguyên vật liệu cũng như bốc xếp hàng hóa, sử dụng các loại xe mới, kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
Để hạn chế tiếng ồn, độ rung, công ty đã thực hiện các biện pháp như:
- Kiểm tra độ cân bằng của các thiết bị máy móc trong q trình lắp đặt và hiệu chỉnh nếu cần thiết.
- Bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ và sửa chữa khi cần thiết (thay dầu bôi trơn, sửa chữa các mối hở, thay mới các thiết bị hỏng…).
- Hạn chế tiếng ồn từ các xe vận chuyển bằng cách không chở quá tải và hạn chế bóp cịi trong khu vực nhà máy.
- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động (nút bịt tai, mũ, quần áo bảo hộ lao động…) và kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện này thường xuyên.
1.2.6. Hiện trạng mơi trƣờng tại Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng
Để kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường, công ty tiến hành quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng/01 lần. Đến thời điểm quan trắc hàng năm, Trung tâm Quan trắc và Phân tích mơi trường thuộc Trung tâm Khoa học Công nghệ Mỏ và Môi trường địa chất tiến hành đo kiểm và xác định đặc trưng toàn diện dịng thải khí xung quanh và nước thải của cơng ty.
1.2.6.1. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh
- Vị trí lấy mẫu: 03 vị trí:
Vị trí 1: KK1: Khu vực sảnh chính của cơng ty Vị trí 2: KK2: Khu vực phân xưởng sản xuất Vị trí 3: KK3: Khu vực cuối phân xưởng sản xuất - Ngày lấy mẫu: 05/10/2017
Bảng 2: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng khơng khí xung quanh TT Thông số TT Thông số QCVN 05:2009/ BTNMT QCVN 26:2010/ BTNMT Đơn vị đo KK1 KK2 KK3 1 Nhiệt độ - - oC 22,1 20,1 20,9 2 Áp suất - - mBa 2119 2110 1891 3 Độ ẩm - - % 37,2 33,4 41,2 4 Hướng gió - - - ĐN ĐB ĐB 5 CO 30.000 - μg/m3 2.661 2.119 2.113 6 NO2 200 - μg/m3 31,2 31,3 33,8 7 SO2 350 - μg/m3 165,2 145,3 143,2 8 NO 200 - μg/m3 20,9 21,9 25,6 9 Bụi lơ lửng 300 - μg/m3 78,6 79,0 75,1 10 Độ ồn 70dBA dBA 56,7 55,1 60,2
Nguồn: Báo cáo quan trắc mơi trường đợt 2/2017 Cơng ty Khóa Huy Hồng [3]
Nhận xét:
Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ bụi và các khí độc hại trong mơi trường khơng khí xung quanh bên trong và bên ngồi khu vực sản xuất của Cơng ty TNHH Khóa Huy Hồng đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn môi trường cho phép.
1.2.6.2. Chất lượng nước thải cơng nghiệp
- Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu tại vị trí điểm cuối cùng trước khi xả vào hệ thống xử lý nước thải chung của Khu công nghiệp Quang Minh.
- Ngày lấy mẫu: 05/10/2017.
Bảng 3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải cơng nghiệp
STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị phân tích Kết quả 40:2011/BTNMT QCVN cột B 1 Nhiệt độ oC 22,1 40 2 pH - 6,5 5,5- 9 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 81,2 100 4 COD mg/l 133,2 150 5 BOD5 (20oC) mg/l 41,2 50 6 Amoni (tính theo N) mg/l 4,3 10 7 Asen (As) mg/l KPH 0,1 8 Cadimi (Cd) mg/l 0,02 0,05 9 PO43- (tính theo P) mg/l 1,7 - 10 Sắt (Fe) mg/l 3,5 5 11 Thủy ngân (Hg) mg/l KPH 0,01 12 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l KPH 10 13 Coliform MPN/100ml 2.100 5.000
Nguồn: Báo cáo quan trắc mơi trường đợt 2 năm 2017 Cơng ty Khóa Huy Hồng
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy 13 chỉ tiêu chất lượng nước thải của Công ty TNHH Khóa Huy Hồng xả ra mơi trường đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn môi trường cho phép QCVN 40:2011/BTNMT cột B.
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý môi trường tại Công ty TNHH khóa Huy Hồng, cụ thể tại các khu vực:
- Khu vực sản xuất, bao gồm 2 nhà máy sản xuất và kho hóa chất. - Khu vực văn phòng
- Khu vực bếp và nhà ăn.
Việc nghiên cứu công tác quản lý mơi trường tại từng khối đơn vị có chức năng, nhiệm vụ khác nhau sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về hiện trạng quản lý môi trường của công ty, xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 dựa trên bối cảnh cơng ty và nguồn lực hiện có để đưa ra các đề xuất xây dựng phù hợp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng. Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn chỉ nghiên cứu các thủ tục quan trọng, không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu ISO 14001:2015 cho công ty.
Các mục tiêu, chương trình do đề tài đưa ra chỉ là đề xuất ban đầu nên chưa tính tốn chi phí thực hiện.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp phổ biến khi nghiên cứu một vấn đề bất kỳ bởi phương pháp này ít tốn kém, cung cấp cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên chất lượng tài liệu thu được có thể rất khác nhau nên cần có thời gian để xem xét, nghiên cứu kỹ. Sau khi thu thập cần xử lý phân loại, chọn lọc thơng tin.
Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thơng tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu - văn thư, bản thảo viết tay, …[8].
Các tài liệu và thông tin cần thu thập cho nghiên cứu này bao gồm:
- Tài liệu liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14001; số liệu về tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam.
- Thông tin về công nghệ sản xuất, nhu cầu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng.
- Thông tin môi trường từ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của công ty, tài liệu về hoạt động bảo vệ môi trường của công ty.
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Điều tra, trao đổi ý kiến với lãnh đạo và các cán bộ, công nhân viên trong công ty, chủ yếu với cán bộ phịng hành chính - nhân sự và cơ điện về công tác quản lý môi trường tại công ty và việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.