Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Cách tiếp cận

Luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành để thấy được mối liên hệ giữa các ngành trong quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất và tập trung đất đai như mối quan hệ giữa tích tụ với phát triển các hoạt động phi nơng nghiệp hay di cư. Cách tiếp cận liên ngành như sau:

- Tiếp cận liên vùng được sử dụng để thấy những giao thoa lẫn nhau giữa các vùng lãnh thổ, qua đó cịn thấy được thực trạng sử dụng đất khác nhau giữa các và cả nước nói chung. Tiếp cận liên vùng cịn địi hỏi phải đặt mỗi vùng lãnh thổ trong quan hệ với các vùng lãnh thổ khác theo quy hoạch chiến lược thống nhất của quốc gia với sự tương tác lẫn nhau. Điều đó sẽ cho phép gắn

kết mỗi vùng với cả nước thành một chỉnh thể thống nhất trong các giải pháp liên quan đến quy hoạch và sử dụng đất đai, tích tụ và tập trung ruộng đất cũng như chính sách giữ ổn định diện tích đất lúa và vùng chuyên canh, tránh cái nhìn biệt lập đối với một vùng lãnh thổ nhất định.

- Tiếp cận liên cấp đòi hỏi phải xem xét ở cả 3 cấp độ vĩ mơ, trung mơ và vi mơ, đồng thời có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa các cấp quản lý trong hoạch định các chính sách liên quan đến đất đai. Ở cấp vĩ mô, chủ yếu nghiên cứu, xem xét thể chế, chính sách; cấp trung mơ thực chất là nghiên cứu chính sách vùng và chính sách địa phương; cấp vi mô xem xét khả năng tổ chức thực hiện và các tác động để “phản hồi” với cấp vĩ mơ và trung mơ làm cơ sở điều chỉnh chính sách đất đai đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn.

- Tiếp cận tham gia địi hỏi phải xem xét các hộ gia đình nơng dân khơng chỉ là điểm đến của các chính sách, mà cịn là điểm xuất phát cho sự hình thành các chính sách. Điều đó mới cho phép khắc phục những cách làm áp đặt chủ quan trong nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, hộ nông dân không chỉ là đối tượng thụ hưởng kết quả nghiên cứu, mà còn phải được tham dự vào quá trình nghiên cứu để họ có điều kiện phản ánh nhu cầu, lợi ích của mình trong mỗi giải pháp phát triển liên quan đến đất đai. Ở đây, hộ nơng dân được đặt ở vị trí trung tâm trong các giải pháp phát triển liên quan đến cải cách đất đai.

- Với các cách tiếp cận khác nhau, luận văn sẽ kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và xu thế của q trình tập trung ruộng đất trong nơng nghiệp. Phân tích định tính nhằm xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất, các yếu tố tác động đến tập trung ruộng đất. Trong khi đó, phân tích định lượng sẽ giúp kiểm định tác động của các yếu tố này và chỉ ra được xu hướng thay đổi về tình hình sử dụng đất nơng nghiệp nơng thơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)