Phân mảnh đất đai và khả năng cơ giới hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam (Trang 65 - 84)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Quy mô đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy mô

3.4.2. Phân mảnh đất đai và khả năng cơ giới hóa

Bảng 3.10 cũng thể hiện kết quả phân tích về quá trình cơ giới hóa của hộ nông dân dựa trên 2 loại máy chính là máy cày và máy gặt, và hạn chế đối với cây trồng (tỷ lệ đất trồng cây hàng năm và tỷ lệ đất trồng cây lâu năm). Kết quả cho thấy diện tích trang trại có tác động ngược chiều khá mạnh lên khả năng sở hữu máy cày của hộ, một lần nữa khẳng định lại rằng phân mảnh đất là nguyên nhân cản trở cơ giới hóa nông nghiệp. Mặt khác, các trang trại có quy mô trung bình có khả năng sở hữu máy gặt nhiều hơn so với những trang trại quy mô lớn và quy mô nhỏ. Điều này có thể do các trang trại quy mô trung bình chủ yếu trồng lúa, do đó cần đến máy gặt, trong khi các trang trại có quy mô lớn thường là các trang trại trồng cây lâu năm, còn các trang trạng quy mô nhỏ lại thuộc sở hữu của những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn. Quy mô trang trại cũng có mối liên hệ chặt chẽ với đa dạng hóa mùa vụ (dĩ nhiên trong một số trường hợp đất bắt buộc trồng lúa thì hộ nông dân không có quyền thay đổi [49]. Những trang trại quy mô nhỏ thì có xu hướng trồng lúa nhiều hơn các loại cây lâu năm.

Bảng 3.11 thể hiện các số liệu thống kê tương tự như bảng 3.10 nhưng các hộ được phân nhóm theo mức độ phân mảnh đất của hộ chứ không phải quy mô. Bảng

tích phân mảnh đất quy mô hộ, ở đây được đo lường bằng số mảnh đất canh tác của hộ. Trừ yếu tố đa dạng hóa mùa vụ thì phân mảnh đất không có ảnh hưởng mạnh như diện tích đất ở trong bảng 3.10. Bên cạnh đó, tác động của phân mảnh đất quy mô hộ trong một số trường hợp có thay đổi, giá trị sản phẩm đầu ra trên một héc ta là thấp nhất đối với các hộ chỉ có một mảnh đất, cao nhất đối với các hộ có hai mảnh đất và giảm dần khi số mảnh đất tăng lên.

Bảng 3.10. Đầu vào và đầu ra của sản xuất theo quy mô trang trại Giá trị

phẩmsản đầu ra

trênha

Giá trị đầuvào phi lao

trên 1động héc ta

Ngàycông 1 héctrên

ta

nhuậnLợi trên 1 héc ta

máyCó cày

máyCó gặt

Tỷ lệ diệntích trồngđất

lúa

Tỷ lệ tích đấtdiện

trồng cây lâu

năm

mảnhSố đất hộ

đangcanh tác

< 0,25 ha 40.818 13.258 649 -4.587 0,00 0,04 0,62 0,18 3,5 0,25-0,5 ha 35.791 12.160 522 -288 0,01 0,12 0,61 0,21 6,0 0,5-1 ha 27.487 9.778 306 1.728 0,01 0,11 0,47 0,30 5,5 1-3 ha 25.906 10.130 183 5.490 0,06 0,08 0,36 0,43 5,3

>3 ha 21.902 10.938 88 5.361 0,12 0,13 0,31 0,58 5,4

Tổng 33.518 11.683 431 176 0,02 0,08 0,53 0,28 4,9

Số quan sát 3.791 3.724 3.535 3.512 4.006 4.006 3.889 3.967 4.006

 Trong bảng này giá lao động gia đình được giả định bằng 1/2 giá lao động trên thị trường.

 Tỷ lệ diện tích trồng lúa trong tất cả các vụ.

 Đơn vị của giá trị '000 VND.

[Thống kê từ số liệu VARHS 2010]

Xu hướng thay đổi của đầu vào phi lao động và lợi nhuận trên một héc ta cũng diễn ra tương tự. Lợi nhuận trên một héc ta tăng lên đối với các hộ có trên 4 mảnh đất, những hộ có 1 mảnh cũng là những hộ sử dụng nhiều lao động nhất, các hộ sử dụng lao động nhiều thứ hai lại là những hộ có từ 9 mảnh đất trở lên. Trong khoảng còn lại thì nhu cầu lao động có xu hướng tăng lên nhưng không tăng liên tục, do đó, nếu bỏ qua các hộ chỉ có một mảnh đất – thường có diện tích rất nhỏ - thì chúng ta có thể kết luận phân mảnh đất của hộ sẽ dẫn đến yêu cầu về lao động nhiều hơn và năng suất sẽ giảm xuống. Mối quan hệ giữa số mảnh đất và khả năng sở hữu máy cày không cố định, hộ sở hữu càng nhiều mảnh đất thì tỷ lệ sở hữu máy gặt càng

nhiều, điều này không nói lên nhiều điều, tuy nhiên chúng ta cần phải cân nhắc trước khi đưa ra những kết luận chỉ từ các số liệu thống kê mô tả. Phân mảnh đất quy mô hộ có tương quan chặt và thuận chiều với việc trồng lúa, ngược lại, các hộ có đất đai manh mún có xu hướng ít trồng các loại cây lâu năm hơn so với các hộ ít manh mún.

Bảng 3.11. Đầu vào và đầu ra của sản xuất theo số mảnh đất Số mảnh

đất Giá trị

phẩmsản đầu ra

trênha

Giá trị đầu vào

phi lao động trên

1 héc ta

Ngàycông trên 1 hécta

nhuậnLợi trên 1 héc ta

máyCó cày

máyCó gặt

Tỷ lệ diệntích trồngđất

lúa

Tỷ lệ diệntích trồngđất

câylâu 1 mảnh 29.387 11.059 476 -4.163 0,01 0,01 0,29 0,43năm 2-3 mảnh 37.180 13.729 399 1.586 0,03 0,03 0,49 0,34

4-5 mảnh 32.991 11.793 416 -34 0,03 0,08 0,58 0,23

6-9 mảnh 32.200 10.344 443 67 0,02 0,14 0,58 0,21

> 9 mảnh 33.009 10.279 489 638 0,01 0,16 0,62 0,21

Tổng 33.518 11.683 431 176 0,02 0,08 0,53 0,28

Số quan

sát 3.791 3.724 3.535 3.512 4.006 4.006 3.889 3.967

 Tỷ lệ diện tích trồng lúa trong tất cả các vụ.

 Đơn vị của giá trị '000 VND. Số liệu 2010

[Thống kê từ số liệu VARHS 2010]

Bảng 3.12và bảng 3.13 thể hiện kết quả chia theo vùng. Giá trị của sản phẩm đầu ra, giá trị đầu vào phi lao động, số ngày công và lợi nhuận đều bị tác động bởi các hộ đột biến. Do đó, để loại bỏ tác động của các hộ đột biến này chúng tôi loại bỏ 1% hộ cao nhất và 1% hộ thấp nhất, cách làm này cũng đã đư ợc sử dụng trong một nghiờn cứu của Hsieh & Klenow (2009). Kết quả cho thấy tỏc động rừ rệt của kớch cỡ trang trại, giá trị của đầu ra trên 1 héc ta giảm dần khi diện tích đất canh tác tăng lên. Điều này có thể do nhiều lý do, trong đó lý do khả dĩ nhất là do chất lượng đất, và trong mô hình không thể hiện được biến này. Giá trị đầu vào phi lao động không bị ảnh hưởng nhiều bởi kích thước trang trại, dễ thấy nhất là diện tích trang trại có

Những trang trại quy mô nhỏ nhất có nhu cầu về lao động trên một héc ta cao hơn gấp 5 lần so với những trang trại có diện tích lớn nhất.

Bảng 3.12. Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, theo quy mô và vùng

Đồng bằng phía Bắc Diện tích đất

canh tác Giá trị phẩmsản đầu ra trên ha

Giá trị đầu vào

phi lao trên 1động héc ta

Ngàycông trên 1 héc ta

nhuậnLợi trên 1 héc ta

Tỷ lệ hộ có máycày

Tỷ lệ hộ có máygặt

Tỷ lệ diệntích trồngđất

lúa

Tỷ lệ diệntích trồngđất

câylâu năm

mảnhSố đấthộ đangcanh

tác

< 0,25 ha 43.925 13.925 718 -6.043 0,00 0,04 0,69 0,14 4,2 0,25-0,5 ha 40.173 13.337 625 -1.355 0,01 0,14 0,66 0,19 7,4

0,5-1 ha 27.010 8.736 369 161 0,00 0,21 0,41 0,37 7,7

1-3 ha 10.347 3.178 150 295 0,01 0,12 0,27 0,47 8,1

>3 ha 4.226 1.486 49 170 0,03 0,09 0,07 0,75 8,9

Tổng 38.965 12.560 613 -3.486 0,01 0,09 0,63 0,20 5,8

Số quan sát 1.674 1.664 1.555 1.554 1.777 1.777 1.714 1.762 1.777 Miền núi phía Bắc

< 0,25 ha 36.513 6.837 593 -4.845 0,00 0,00 0,51 0,21 2,6 0,25-0,5 ha 26.372 5.490 447 -1.136 0,00 0,03 0,60 0,14 4,7

0,5-1 ha 18.835 3.336 300 564 0,00 0,08 0,55 0,11 5,6

1-3 ha 11.719 1.892 172 1.527 0,00 0,06 0,48 0,16 6,7

>3 ha 8.276 1.827 94 2.389 0,00 0,11 0,27 0,34 8,0

Tổng 18.925 3.489 294 258 0,00 0,06 0,51 0,15 5,6

Số quan sát 581 579 567 566 587 587 585 586 587

Tây Nguyên

< 0,25 ha 27.582 9.366 604 2.225 0,03 0,00 0,30 0,52 1,4 0,25-0,5 ha 44.458 16.202 579 -104 0,00 0,02 0,19 0,57 2,3 0,5-1 ha 39.712 15.781 339 2.344 0,06 0,04 0,16 0,69 2,9 1-3 ha 38.750 15.303 229 9.307 0,14 0,08 0,13 0,72 3,8

>3 ha 30.546 12.060 130 10.126 0,23 0,07 0,06 0,86 3,8

Tổng 37.691 14.705 288 6.846 0,12 0,06 0,14 0,71 3,3

Số quan sát 544 536 544 519 567 567 560 562 567

Đồng bằng phía Nam

< 0,25 ha 34.111 12.759 441 -507 0,00 0,02 0,48 0,25 2,1 0,25-0,5 ha 29.481 11.990 319 2.369 0,00 0,13 0,58 0,23 4,4 0,5-1 ha 28.598 12.985 239 3.771 0,00 0,11 0,63 0,20 5,3

1-3 ha 30.408 16.237 123 7.200 0,00 0,09 0,67 0,24 4,6

>3 ha 24.989 16.907 59 3.608 0,08 0,20 0,65 0,33 4,9

Tổng 30.586 13.445 283 2.677 0,01 0,09 0,57 0,24 3,8

N 992 945 869 873 1.075 1.075 1.030 1.057 1.075

 Tỷ lệ diện tích trồng lúa trong tất cả các vụ.

 Đơn vị của giá trị '000 VND.VND.

[Thống kê từ số liệu VARHS 2010]

Kết quả cũng cho thấy lợi nhuận tăng lên khi diện tích trang trại tăng lên. Ước tính chung là đối với các trang trại nhỏ hơn 0,5 héc ta thì đều làm ăn thua lỗ. Kết quả này cũng giống với kết quả của một điều tra ở Ấn Độ, khi mà diện tích trang trại có tác động mạnh và ngược chiều lên lợi nhuận trong nông nghiệp [37] nhưng lại trái với suy đoán thông thường của mọi người.

Bảng 3.13 . Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, chia theo số mảnh đất và vùng

Đồng bằng phía Bắc Số mảnh đất đang canh tác

Giá trị sản phẩm đầu ra trên ha

Giá trị đầu vào

phi lao trên 1động héc ta

Ngàycông trên 1 héc ta

nhuậnLợi trên 1 héc ta

Tỷ lệ hộ máycày

Tỷ lệ hộ có máygặt

Tỷ lệ diệntích trồngđất

lúa

Tỷ lệ diệntích trồngđất cây lâu

năm

1 mảnh 31.072 9.651 674 -12.152 0,00 0,00 0,28 0,32

2-3 mảnh 41.927 13.977 624 -4.581 0,00 0,02 0,65 0,18 4-5 mảnh 40.837 13.497 628 -4.428 0,00 0,07 0,69 0,17 6-9 mảnh 38.757 12.335 598 -2.367 0,01 0,15 0,64 0,20

> 9 mảnh 37.677 11.546 590 -154 0,00 0,17 0,68 0,20

Tổng 38.965 12.560 613 -3.486 0,01 0,09 0,63 0,20

Số quan sát 1.674 1.664 1.555 1.554 1.77

7 1.777 1.714 1.762 Miền núi phía Bắc

1 mảnh 25.067 4.861 496 -1.847 0,00 0,00 0,31 0,34

2-3 mảnh 25.240 4.377 418 -2.116 0,00 0,01 0,56 0,16

4-5 mảnh 18.485 3.350 300 41 0,00 0,05 0,55 0,10

6-9 mảnh 16.772 3.079 240 1.121 0,00 0,08 0,50 0,17

> 9 mảnh 17.602 4.067 271 1.486 0,00 0,07 0,49 0,20

Tổng 18.925 3.489 294 258 0,00 0,06 0,51 0,15

Số quan sát 581 579 567 566 587 587 585 586

1 mảnh 38.784 16.451 384 6.470 0,03 0,01 0,15 0,76

2-3 mảnh 40.482 14.570 311 6.834 0,10 0,04 0,10 0,75

4-5 mảnh 33.863 14.292 230 6.686 0,15 0,07 0,16 0,68

6-9 mảnh 34.013 14.486 232 7.564 0,21 0,17 0,24 0,53

> 9 mảnh 39.864 18.561 280 6.933 0,00 0,00 0,67 0,33

Tổng 37.691 14.705 288 6.846 0,12 0,06 0,14 0,71

Số quan sát 544 536 544 519 567 567 560 562

Đồng bằng phía Nam

1 mảnh 24.549 10.999 325 -2.853 0,00 0,01 0,34 0,45

2-3 mảnh 34.120 15.001 309 2.881 0,00 0,04 0,62 0,21

4-5 mảnh 30.798 14.430 251 3.515 0,02 0,16 0,66 0,18

6-9 mảnh 29.702 11.701 268 4.126 0,00 0,15 0,60 0,15

> 9 mảnh 24.074 9.173 225 3.187 0,02 0,24 0,48 0,25

Tổng 30.586 13.445 283 2.677 0,01 0,09 0,57 0,24

Số quan sát 992 945 869 873 1.07

5 1.075 1.030 1.057

 Tỷ lệ diện tích trồng lúa trong tất cả các vụ.

 Đơn vị của giá trị '000 VND.Money values in '000 VND.

[Thống kê từ số liệu VARHS 2010]

3.4.3. Quy mô đất và hiệu quả sử dụng đất theo quy mô

Luật đất đai năm 2003 không hạn chế đối tượng tham gia đầu tư vào đất đai.

Chính vì vậy, nhiều người ở các đô thị đã về khu vực nông thôn mua trang trại và thuê người quản lý mà không trực tiếp sản xuất. Trong khi đó, có nhiều hộ gia đình đã chủ động đi thuê hay mua quyền sử dụng đất và trực tiếp tham gia vào quản lý quá trình sản xuất nông nghiệp. Ở đây, sản xuất nông nghiệp là quá trình gắn liền nhiều với yếu tố sinh học và diễn biến của thời tiết, đòi hỏi cả người quản lý và lao động phải kiểm soát chặt chẽ các quy trình sản xuất. Do đó, mà hình thức tích tụ đất đai theo hướng trực canh là phổ biến và mang lại hiệu quả. Người tham gia ở đây có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hay hợp tác xã, các chủ thể này trực tiếp đầu tư vào sản xuất để thu lợi nhuận từ diện tích đất mà đã được tích tụ. Ngay cả khi một doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư, thì các cổ đông chính là do hộ gia đình trực tiếp tham gia. Nếu người nông dân trực tiếp tham gia vào quá trình tích tụ tập trung ruộng đất thì lợi ích mà tích tụ mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần nếu như để các chủ thể không phải nông dân trực tiếp đầu tư vào đất. Chính vì vậy, bên cạnh vấn đề đảm bảo quy mô ruộng đất thì chính sách đảm bảo tích tụ trực canh cần được

phát huy để cho quá trình tích tụ được hiệu quả và giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá trình này gây ra.

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu bình quân của 1 trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010[20]

Số lao động thường

xuyên (người)

Diện tích

đất (ha)

Vốn đầu tư

(triệu đồng)

Tổng thu (triệu đồng)

Thu từ nông,

lâm nghiệp và thủy sản (triệu

đồng)

Thu nhập trước

thuế (triệu đồng)

Cả nước 3,4 4,5 43,1 170,5 167,7 61,8

Đồng bằng sông Hồng 2,9 1,9 55,6 193,6 189,6 46,8

Đông Bắc, 3,2 7,8 45,3 140,6 137,0 51,8

Tây Bắc 4,3 10,1 45,6 104,2 97,5 46,4

Bắc Trung Bộ 3,4 7,2 42,4 102,1 99,4 38,3

Duyên hải Nam Trung

Bộ 3,1 4,8 28,6 112,6 112,1 38,2

Tây Nguyên 3,1 5,2 37,2 149,9 147,3 61,3

Đông Nam Bộ 3,8 6,5 78,3 241,9 238,0 93,4

Đồng bằng sông Cửu

Long 3,6 3,8 31,9 165,9 163,3 63,2

Bảng 3.14 cung cấp thông tin về một số chỉ tiêu bình quân một trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước và phân theo từng vùng. Diện tích đất bình quân của một trang trại nông nghiệp là 4,5ha, cao hơn rất nhiều so với diện tích bình quân 0,65ha của một hộ gia đình ở khu vực nông thôn theo Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010. Riêng thu nhập trước thuế từ nông nghiệp của các trang trại bình quân đạt 13,7 triệu đồng/ha. Các trang trại ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn và đạt hiệu quả hơn sơ với miền Bắc. Đồng bằng sông Hồng có quy mô nhỏ nhất, phản ánh mật độ dân số đông và tình trạng manh mún đất đai vẫn phổ biến.

Theo Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 2010, các trang trại đã sử dụng 391 nghìn lao động làm việc thường xuyên. Trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn. Nhìn chung, quy mô lao động của các trang trại còn nhỏ. Bình quân 1

trang trại sử dụng 3,4 lao động thường xuyên, 62,4% số trang trại sử dụng dưới 4 lao động và chỉ 1,6% số trang trại sử dụng 10 lao động trở lên. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn lao động thời vụ (vào thời điểm cao nhất, các trang trại thuê trên 1 triệu lao động). Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất. Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 18 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 94,3% lao động làm việc trong trang trại là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, 2,8% lao động có trình độ sơ cấp và chỉ có 2,9%

lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

Sự phát triển của trang trại gia đình mặc dù chưa được phổ biến rộng khắp nhưng đó cũng là dấu hiệu tốt cho loại hình tích tụ trực canh phát triển. Mô hình trang trại một gia đình đang trở thành nhân tố tích cực mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Có thể thấy, do đất đai không phải là một hàng hóa bình thường nên không thể tư bản hóa đất đai như các tài sản khác, điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đất. Ngoài ra, do lao động nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao ở nước ta nên vấn đề lựa chọn quy mô tích tụ hợp lý là rất cần thiết, tránh việc mở rộng ồ ạt các trang trại lớn mà đặt ra áp lực giải quyết vấn đề an sinh xã hội ở khu vực nông thôn. Quy mô hợp lý khi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của khu vực nông thôn và khả năng rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Việc lựa chọn được quy mô hợp lý trong tích tụ sẽ đảm bảo hơn giữa vấn đề công bằng và hiệu quả đất đai. Nếu tiến trình rút lao động nông nghiệp chậm, thì tốc độ của tích tụ cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp, tránh xáo trộn đời sống ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh hình thức tích tụ trực canh, một loại hình tích tụ khác cũng xảy ra là tích tụ lĩnh canh. Đó là hình thức mà người đầu tư không trực tiếp quản lý. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức tích tụ lĩnh canh thường tồn tại dưới dạng đầu cơ đất đai để kinh doanh bất động sản hoặc trục lợi về giá và chênh lệch địa tô. Hình thức này không tạo ra một nền nông nghiệp hiện đại mà còn tạo ra các bất ổn về xã hội và sự phân hóa

ngày một sâu sắc ở khu vực nông thôn. Hình thức này chỉ mang lại sự giàu có cho một số người và tạo thành một tầng lớp "địa chủ" mới. Do giá đất nông nghiệp được Nhà nước quy định và thường được định giá ở mức thấp, nên hiện tượng đầu cơ đất thường xuyên xảy ra. Nhà đầu tư không mua đất để sản xuất nông nghiệp mà chờ đợi chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất đô thị hay đất công nghiệp, điều này càng gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vậy, hình thức tích tụ trực canh do một gia đình quản lý và trực tiếp huy động vốn, áp dụng khoa học công nghệ thì mới đạt hiệu quả, trong khi hình thức tích tụ lĩnh canh cần được kiểm soát và hạn chế, có như vậy bài toán giữa công bằng và hiệu quả mới được giải quyết.

3.5. Tác động của tích tụ tập trung đất đai tới thu nhập của người dân nông thôn

Luận văn đã sử dụng số liệu VHLSS các năm 2008 và 2010 để phân tích mối liên quan giữa tích tụ tập trung đất đai và phân bố giàu nghèo khu vực nông thôn.

Căn cứ vào mức thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn, số hộ sẽ được phân ra làm các nhóm khác nhau, bao gồm có: nhóm thu nhập nghèo nhất, nhóm nghèo, nhóm trung bình, nhóm giàu và nhóm giàu nhất tương ứng với mức thu nhập cao nhất. Qua dữ liệu của các nhóm thu nhập có thể cung cấp thông tin về sự thay đổi phúc lợi của hộ gia đình dưới tác động của quá trình tích tụ đang diễn ra ở khu vực nông thôn của Việt Nam.

Bảng 3.15. Chỉ số Simson theo các nhóm thu nhập[21]

Nhóm thu nhập 2008 2010

Nghèo nhất 0,48 0,28

Nghèo 0,51 0,38

Trung bình 0,52 0,40

Giàu 0,49 0,37

Giàu nhất 0,43 0,26

Bảng 3.15 cung cấp thông tin về chỉ số Simson theo các nhóm thu nhập khác nhau ở khu vưc nông thôn. Mục đích của bảng số liệu này để nhằm trả lời cho câu hỏi liệu tích tụ đất đai có phải chủ yếu do hộ giàu thực hiện hay không như nhiều nhận định đã chỉ ra. Tuy nhiên, khi khảo sát số liệu cho thấy tình trạng manh mún

thấp tập trung chủ yếu vào hai nhóm, đó chính là nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo, đây là hai nhóm có chỉ số simson thấp nhất. Tuy nhiên, kết quả của bảng 3.16 cho thấy rằng tình trạng manh mún của nhóm nghèo nhất và nghèo giảm chủ yếu là do sụt giảm số mảnh trung bình của hộ gia đình với mức giảm tương ứng cho mỗi nhóm là 1,4 và 1,2 lần.

Bảng 3.16. Diện tích và số mảnh đất phân theo các nhóm thu nhập[21]

Nhóm hộ Tổng diện tích (m2) Số mảnh

2008 2010 2008 2010

Nghèo nhất 3939,73 3415,27 4,26 2,99

Nghèo 5996,48 4625,90 4,93 4,01

Trung bình 6476,83 5251,94 5,02 4,41

Giàu 6458,00 6086,59 4,83 4,18

Giàu nhất 10862,42 13456,46 4,36 3,64

Cùng với sự thay đổi của số mảnh đất thì diện tích đất canh tác của hộ gia đình thuộc hai nhóm này cũng giảm đi đáng kể. Khác với nhóm hộ nghèo nhất và hộ nghèo, nhóm hộ giàu và giàu nhất lại có xu hướng ngược lại, đó chính là giảm số mảnh và tăng diện tích đất canh tác trung bình của hộ gia đình, đặc biệt là sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô diện tích của nhóm giàu nhất với mức tăng 1,2 lần.

Như vậy, có thể thấy rằng, nguyên nhân của tích tụ đất tập trung ở hộ giàu có thể dễ giải thích hơn khi nhấn mạnh đến khả năng tiếp cận nguồn lực như tài chính dễ dàng hơn. Với quy mô vốn cho mở trang trại lên tới hàng trăm triệu như hiện nay thì đây lại là thách thức lớn cho các hộ nghèo trong việc phát triển kinh tế trang trại hay mở rộng quy mô diện tích đất canh tác. Phần lớn các hộ nghèo đã chuyển nhượng đất và đối với nhóm hộ nghèo, quy mô diện tích đất canh tác của hộ đang có xu hướng giảm đi đáng kể. Hầu hết các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2000), ADB (2004) và Lan (2001) đều chỉ ra rằng tình trạng không có đất hoặc diện tích đất giảm đi thường đi liền với đói nghèo. Hộ nghèo phải nhường đất do không có khả năng đối phó với các cú sốc xảy ra như thiên tai, dịch bệnh và vòng xoáy của nợ nần. Kết luận này đã chứng tỏ rằng, các hộ nghèo không có khả năng tích tụ đất và người hưởng lợi chủ yếu là từ các hộ giàu. Chính vì vậy, quá trình tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam (Trang 65 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)