Thực trạng quá trình tích tụ và tập trung đất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quá trình tích tụ và tập trung đất tại Việt Nam

Dồn điền đổi thửa là quá trình sắp xếp lại các mảnh đất để khắc phục tình trạng manh mún và phân tán đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình này mang nặng tính kỹ thuật khi thửa đất phải được xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phù hợp với yêu cầu sản xuất, quản lý đất đai ở mỗi vùng. Thực hiện dồn điền đổi thửa thường khắc phục được tình trạng manh mún thông qua giảm số mảnh nhưng diện tích và lao động thường ít thay đổi. Bên cạnh đó, dồn điền đổi thửa còn vấp phải nhiều vấn đề xã hội nếu không đạt được sự đồng thuận cao giữa các hộ gia đình tham gia. Trong khi đó, tích tụ và tập trung ruộng đất cũng là quá trình đóng góp vào giảm thiểu sự manh mún và tăng quy mô diện tích đất canh tác nhưng tính chất phức tạp hơn so với dồn điền đổi thửa do liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân hóa kinh tế hộ nông thôn. Quá trình tích tụ tập trung ruộng đất thường gắn liền với thị trường đất đai.

Với chủ trương chia nhỏ để đảm bảo công bằng xã hội, luật đất đai năm 1993 và 1998 chú trọng nhiều đến vấn đề phân bổ đất. Việc phân bổ đất đến hộ gia đình được thực hiện vào ngày 31 tháng 10 năm 1993 dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tức là có xấu, có tốt, có gần và có xa. Mỗi loại đất được phân bổ cho hộ gia đình dựa trên quy mô hộ. Chính vì vậy, tình trạng manh mún xảy ra khi hạn chế đến khả năng cơ giới hóa cũng như thủy lợi hóa trong nông nghiệp. Trước tình trạng như vậy, chủ trương dồn điền đổi thửa đã ra đời để khắc phục manh mún đất nông nghiệp.

Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi thực hiện mạnh nhất chính sách dồn điền đổi thửa. Mục tiêu của nhiều địa phương là giảm số mảnh từ 10 xuống còn 3 đến 4 mảnh/hộ gia đình. Kết quả là diện tích trung bình của mảnh đạt ở mức 500-700m2. Việc giảm số mảnh của hộ gia đình đã giúp cho quá trình canh tác của hộ gặp nhiều thuận lợi như giảm thời gian di chuyển, chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật

vào trong sản xuất. Mặc dù, dồn điền đổi thửa có tác dụng trong việc giảm tình trạng manh mún đất đai, nhưng trên bình diện quốc gia, chưa có chính sách chính thức liên quan đến hoạt động này. Lý do chủ yếu là do nhu cầu dồn điền đổi thửa chỉ thực sự cấp thiết ở một số vùng, chủ yếu là đồng bằng sông Hồng, nơi mà đất nông nghiệp bị phân tán rất lớn. Ở đồng bằng sông Hồng, phong trào dồn điền đổi thửa bắt đầu từ năm 1996 theo như sáng kiến của một số huyện của tỉnh Hà Tây cũ, sau đó phong trào này đã lan rộng ra khắp các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo thống kê năm 2003, cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6 đến 8 thửa đất với khoảng 0,3-0,5 ha/hộ, trong đó đất lúa từ 200-400 m2/thửa, đất rau và các loại cây màu khác thường dưới 100 m2/thửa, đất trồng cây lâu năm, cây cho thu nhập cao còn manh mún hơn. Sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa đất bình quân giảm 50-60%, có nơi giảm tới 80%, diện tích mỗi thửa tăng bình quân gấp 3 lần. Việc đó đã tạo điều kiện cho người nông dân cải tạo đồng ruộng, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đạt mức thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/ha. Mặt khác, dồn điền đổi thửa đã làm tăng diện tích đất canh tác do giảm được phần đất dùng làm bờ ruộng vốn chiếm từ 2-4% tổng diện tích đất canh tác.

Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên, sau khi dồn điền đổi thửa, diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh đã tăng từ 89.000ha lên 92.000 ha.

Dồn điền đổi thửa đã giúp nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nội đồng là cơ sở để tăng năng suất và sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi. Kết quả điều tra tại 6 xã thuộc 4 tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Thái Bình cho thấy diện tích đất giao thông, thuỷ lợi tăng 2-20%, tỷ lệ đất chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang làm trang trại kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản đạt 32-63%. Đáng chú ý là diện tích đất canh tác sau dồn điền đổi thửa của các loại hộ có sự biến động lớn do nhóm hộ khá đấu thầu, thuê thêm đất công để mở rộng sản xuất. Từ đó, thu nhập của các loại hộ đều tăng nhanh, đặc biệt tại những vùng chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản có thể tăng thu nhập 2-3 lần so với trước khi dồn điền đổi thửa. Tại Bắc Ninh, trong những năm qua, do

việc dồn điền đổi thửa đã chuyển đổi 2.991 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản đã tăng thu nhập cho nông dân từ 3-4 lần.

Trong khảo sát của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tại 563 hộ nông dân cho thấy 100% số hộ đều cho rằng ruộng đất manh mún đã gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp. Đối với chính quyền địa phương, việc dồn điền đổi thửa cũng giúp quản lý tốt hơn diện tích đất ở địa phương đồng thời tăng nguồn thu ngân sách xã do việc đấu thầu đất mang lại. Mặc dù lợi ích kinh tế, xã hội của công tác dồn điền đổi thửa đó rừ ràng nhưng t ại hầu hết cỏc tỉnh, số lượng thửa đất/hộ dõn vẫn còn tương đối cao. Đến nay mới chỉ có 2/9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng hoàn thành việc dồn điền đổi thửa. Một trong những khó khăn lớn nhất chính là kinh phí đo đạc, cấp sổ đỏ cho người dân (khoảng 4-11 triệu đồng/ha). Vì vậy, thực tế tại nhiều địa phương đã phải bán một số diện tích đất công ích để lấy chi phí phục vụ cho dồn điền đổi thửa.

Theo tính toán của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thì tổng kinh phí dồn điền đổi thửa tại 2.011 xã ở vùng Đồng bằng sông Hồng lên tới 100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng cần phải nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc dồn điền đổi thửa, bởi đến nay hoạt động này chủ yếu do các địa phương tự chủ động triển khai mà chưa có văn bản của Trung ương. Đồng thời, cần gắn việc dồn điền đổi thửa với quy hoạch lại đồng ruộng, tổ chức lại sản xuất để tăng hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp.

3.3.2. Xu hướng tích tụ và tập trung đất

Ở Việt Nam hiện nay xu hướng tập trung đất đai đang diễn ra. Cùng với phong trào dồn điền đổi thửa, sự tích tụ và tập trung dưới tác động của thị trường đất đai đang hình thành. Chung (2000) cho rằng thị trường đất đai đang hoạt động ở tất cả các vùng của Việt Nam với các hoạt động như đi thuê và cho thuê đất đai, chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trao đổi đất và đấu thầu đất. Ngoài ra, Kerkvliet (2000) còn chỉ ra rằng các hộ gia đình ở nông thôn còn trao đổi, bán hay cho thuê và thực hiện các giao dịch về đất khác mà không có chứng nhận của đại

diện chính quyền địa phương. Mặc dù việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không phổ biến nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng việc tích tụ đất thông qua thị trường đất đai chủ yếu là do các hộ có thu nhập khá trở lên thực hiện, nhiều nông dân nhỏ không có khả năng để huy động vốn trong việc thực hiện các giao dịch về đất [28].

Bất chấp các quy định về hạn điền trong Luật đất đai năm 2003, tích tụ đất đai vẫn diễn ra thông qua các hoạt động cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng đất [50]. Ở khu vực miền núi, tích tụ đất diễn ra khi nông dân mở rộng khai hoang diện tích đất chưa sử dụng, các diện tích đất này sau đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần lớn đất tích tụ là đất lâm nghiệp. Trong khi đó, ở các vùng đồng bằng, quá trình tích tụ đất dường như diễn ra chậm hơn, các hộ gia đình chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu như hộ có việc làm phi nông nghiệp và nhận thấy một cơ hội kinh tế bền vững hơn từ các hoạt động phi nông nghiệp, hoặc hộ buộc phải chuyển nhượng do phải đối mặt với những khó khăn như nợ nần hay nghèo đói. Bên cạnh đó, trong báo cáo khảo sát 200 hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng năm 1993, Chung (1994) thấy rằng, phần lớn hộ gia đình tham gia vào thị trường thuê đất, lý do đi thuê đất của hộ bao gồm: phân bổ đất ban đầu quá nhỏ và cần thêm đất để cải thiện thu nhập, dôi dư lao động. Lý do của việc thuê đất là thiếu vốn đầu tư, có nhiều mảnh và phân tán, không đủ lao động hoặc chuyển sang lĩnh vực hoạt động khác. Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động tích tụ đã làm cho quy mô đất đai của hộ gia đình tăng lên.

Bảng 3.4cung cấp thông tin cơ bản về sự thay đổi tình trạng manh mún đất nông nghiệp qua các năm theo từng vùng trong cả nước. Chỉ số Simson được sử dụng để đo lường mức độ manh mún đất đai trong giai đoạn 2008-2010. Giá trị của chỉ số Simson nằm trong khoảng từ 0 đến 1, càng tiến đến 1 thì mức độ manh mún càng lớn và ngược lại.

Tỡnh trạng manh mỳn đất đai đang cú xu hướng giảm rừ rệt bất chấp việc đo lường chỉ số này trong giai đoạn ngắn. Từ năm 2008 đến năm 2010, chỉ số Simson

hướng giảm. Khu vực Đồng bằng sông Hồng có mức độ manh mún cao trong cả nước, với 0,55 nếu so với Đồng bằng sông Cửu Long là 0,16. Số mảnh trung bình một hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng cao hơn gấp 3 lần so với đồng bằng sông Cửu Long. Có đến hơn 30% số hộ rơi vào khoảng từ 0-0,2 và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2010. Như vậy, qua bảng số liệu này có thể cho thấy, hoạt động tích tụ đất đai diễn ra phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tại đó cũng là nơi mà thị trường đất đai được vận hành tốt hơn và tỷ lệ hộ không có đất cũng cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.

Bảng 3.4. Sự thay đổi của chỉ số Simson trong giai đoạn 2008-2010[21]

2008 2010

Cả nước 0,4921 0,4112

Đồng bằng sông Hồng 0,6598 0,5527

Đông Bắc 0,6190 0,5648

Tây Bắc 0,5935 0,5627

Bắc Trung Bộ 0,6382 0,5306

Duyên hải Nam Trung Bộ 0,5425 0,4262

Tây Nguyên 0,4873 0,3515

Đông Nam Bộ 0,2567 0,1567

Đồng bằng sông Cửu Long 0,2254 0,1645

Cơ cấu chỉ số Simson % theo số hộ gia đình

0-0,2 31,31 33,23

0,2-0,4 8,30 8,51

0,4-0,6 17,94 20,87

0,6-0,8 28,02 28,22

0,8-1,0 14,43 9,17

Tương tự như vậy, số liệu từ Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2010 cũng cho một bức tranh chung về xu hướng tăng lên của quy mô diện tích đất canh tác của hộ gia đình. Bảng 3.5 cung cấp thông tin về sự thay đổi cơ cấu hộ nông nghiệp theo quy mô đất sản xuất qua các năm từ năm 1994 đến năm 2010. Quabảng 3.5cho thấy, hộ có diện tích đất từ 1ha trở lên đang có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ hộ có dưới 0,5ha đang giảm. Tính đến năm 2010, 17,8% hộ gia đình có diện tích đất trên 1ha, tăng 5,2% so với năm 1994. Trong khi đó, số hộ có quy mô diện tích dưới 0,5

ha đã giảm gần 10% trong giai đoạn 1994-2010. Sự thay đổi về quy mô diện tích của hộ gia đình đã ch ứng tỏ xu hướng giảm của tình trạng manh mún đất đai, mặc dù quy mô vẫn còn chậm. Tuy nhiên, cũng theo bảng 3.5, tỷ lệ hộ không sử dụng đất tăng 2,9%, điều này cho thấy sự dịch chuyển đất đai đang có xu hướng gia tăng, kèm theo đó có thể là sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác.

Bảng 3.5. Cơ cấu hộ nông nghiệp theo quy mô đất sản xuất (%)[20]

1994 2001 2010

Hộ không sử dụng đất 1,15 4,16 4,05

Hộ có dưới 0,5 ha 70,91 64,34 61,02

Hộ có từ 0,5 ha đến dưới 1 ha 16,23 16,42 17,14

Hộ có từ 1 ha trở lên 11,71 15,08 17,80

Hiện nay, nhiều vùng trong cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình tích tụ đất đai thành công. Các mô hình này đã "xé rào" về cơ chế hạn điền đất đai để tạo ra đột phá trong nông nghiệp. Nhiều gia đình đã tích cực tích lũy để gom đất khi mà diện tích đất canh tác của hộ chỉ có vài mảnh và phân tán với quy mô nhỏ. Nhiều địa phương đó rất thành cụng trong mụ hỡnh tớch tụ đất đai như ở Quế Vừ (Bắc Ninh), một huyện có đến 87% lao động nông nghiệp nhưng nhờ tích tụ ruộng đất mà nhiều nông dân nơi đây đã trở thành ông chủ, bà chủ sở hữu những trang trại rộng lớn tới 4-7ha với tổng thu nhập mỗi năm từ 3 tỷ đến 4 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, tích tụ ruộng đất đang diễn ra với xu hướng phát triển của hình thức kinh tế trang trại ngày một phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)