CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp
Cải cách đất đai của Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng nông nghiệp. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải cách đất đai.
Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được giao ổn định và lâu dài. Cùng với quá trình cải cách, Luật đất đai ra đời năm 1993 đã đánh dấu một bước thể chế hóa các giao dịch về đất. Sau các lần sửa đổi và bổ sung năm 1998 và 2003, các hộ gia đình đã đư ợc quyền chuyển nhượng, trao đổi và thừa kế, cho thuê và thế chấp đất. Tuy nhiên, toàn bộ đất đai ở Việt Nam vẫn thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý theo Luật đất đai. Quyền sở hữu về đất vẫn chưa được xác lập, đây cũng có thể là điểm trọng tâm trong các bước tiếp theo của quá trình hoàn thiện thể chế liên quan đến đất nếu như muốn phát triển thị trường đất đai và đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến 01/1/2010, cả nước có 26.226,4 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 79,2% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Tổng số hộ ở khu vực nông thôn là 13,77 triệu hộ, trong đó 70,9% là hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dân số nông thôn có 60,7 triệu người, chiếm 69,83% dân
cả nước. Theo bảng này, đất sản xuất nông nghiệp cả nước là 10126,1 nghìn ha, chiếm 30,6% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Đất trồng cây hàng năm là 6,44 triệu ha, trong đó đất lúa là 4,12 triệu ha. Phân bố đất sản xuất nông nghiệp được chia cho các vùng như sau: Đồng bằng sông Cửu Long (27,21%), Tây Nguyên (17,12%), Đông Nam Bộ (17,04%), Đông Bắc (10,43%), Bắc Trung bộ (8,61%), Đồng bằng sông Hồng (8,01%), Duyên hải Nam Trung bộ (6,26%) và thấp nhất là vùng Tây Bắc (5,32%).
Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp tính đến đầu năm 2010[16]
Tổng diện tích (ha)
Đất nông nghiệp 26.226.400
Đất sản xuất nông nghiệp 10.126.100
Đất trồng cây hàng năm 6.437.600
Đất trồng lúa 4.120.200
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 44.400
Đất trồng cây hàng năm khác 2.273.000
Đất trồng cây lâu năm 3.688.500
Đất lâm nghiệp 15.366.500
Rừng sản xuất 7.431.900
Rừng phòng hộ 5.795.500
Rừng đặc dụng 2.139.100
Đất nuôi trồng thuỷ sản 689.800
Đất làm muối 17.900
Đất nông nghiệp khác 26.100
Đất lâm nghiệp là 15366,5 nghìn ha, chiếm 46,43% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước; được phân bố ở các vùng theo thứ tự: Đông Bắc (24,67%), Tây Nguyên (21,02%), Bắc Trung bộ (19,87%), Tây Bắc (12,56%), Duyên hải Nam Trung bộ (10,0%), Đông Nam bộ (8,61%), Đồng bằng sông Cửu Long (2,4%) và thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (0,87%). Trong 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, diện tích đã được giao cho các đối tượng sử dụng là 12,1 triệu ha, chiếm tỷ lệ 78,64%, đất lâm nghiệp chưa giao là 3,3 triệu ha (21,36%). Cơ cấu diện tích giao cho các đối tượng sử dụng như sau: hộ gia đình (23,66%), nông lâm trường quốc doanh (31%), Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và các tổ chức sự nghiệp (34%), cộng đồng (2%), các tổ chức khác như liên doanh (9,34%).
Về đất nuôi trồng thuỷ sản: cả nước có 689,8 nghìn ha, chiếm 2,1% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước; được phân bố ở các vùng theo thứ tự: Đồng bằng sông Cửu Long (71,72%), Đồng bằng sông Hồng (10,45%), Đông Bắc (5,64%), Đông Nam bộ (4,35%), Bắc Trung bộ (4,28%), Duyên hải Nam Trung bộ (2,2%), Tây Nguyên (0,7%), và thấp nhất là vùng Tây Bắc (0,65%).
Bảng 3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 (ha)
TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2005-2010 2000-2010
I Đất nông nghiệp 20.948.979 24.822.559 26.100.160 1.277.601 5.151.181 1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.868.642 9.415.568 10.117.893 702.325 1.249.251 1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.220.895 6.370.029 6.437.293 67.264 216.398 (Đất trồng lúa) 4.472.773 4.165.277 4.127.731 -37.546 -345.042 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.647.747 3.045.539 3.680.600 635.061 1.032.853 2 Đất lâm nghiệp 11.688.091 14.677.409 15.249.025 571.616 3.560.934 2.1 Đất rừng sản xuất 4.843.337 5.434.856 7.389.462 1.954.606 2.546.125 2.2 Đất rừng phòng hộ 5.408.887 7.173.689 5.719.339 -1.454.350 310.452 2.3 Đất rừng đặc dụng 1.435.866 2.068.864 2.140.225 71.361 704.359 3 Đất nuôi trồng thủy sản 368.402 700.061 690.218 -9.843 321.816
4 Đất làm muối 18.658 14.075 17.562 3.487 -1.096
II Đất phi nông nghiệp 2.912.966 3.225.740 3.670.186 444.446 757.220
1 Đất ở 523.693 598.428 680.477 82.049 156.784
2 Đất chuyên dùng 1.147.819 1.383.766 1.794.479 410.713 646.660 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 9.506 12.804 14.620 1.816 5.114 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.922 97.052 100.939 3.887 7.017 5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 1.095.644 1.130.470 1.075.736 -54.734 -19.908 III Đất chưa sử dụng 9.282.718 5.021.048 3.323.512 -1.697.536 -5.959.206
Với sự tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Bảng 3.2 cho thấy hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2010. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 5.151.181 trong đó chủ yếu là đất cây hàng năm tại các vùng đồng bằng. Sụt giảm mạnh nhất là diện tích đất trồng lúa, năm 2000 có 4,47 triệu ha thì đến hết năm 2010 chỉ còn 4,13 triệu ha, giảm 345 nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 34.000ha. Do đất canh tác lúa giảm nhanh, khả năng tăng vụ là không nhiều nên diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm.
Mặc dù một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chuyển sang đất ở, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất xây dựng các công trình công cộng, nhưng tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 26,1 triệu ha, tăng 5,15 triệu ha so với năm 2000, chủ yếu do chuyển sang từ đất chưa sử dụng. Trong giai đoạn 2000-2010, mỗi năm có khoảng trên 120.000 ha đất chưa sử dụng được chuyển sang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và trên 350.000 ha đất chưa sử dụng được chuyển sang sử dụng vào mục đích phát triển rừng. Số liệu thống kê chính thức từ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra sự gia tăng về diện tích đất nông nghiệp và sự sụt giảm diện tích đất trồng lúa. Mặc dù có các con số khác nhau liên quan đến sụt giảm diện tích đất lúa, nhưng tất cả đều chỉ ra thách thức rất lớn cho ngành nông nghiệp trong quá trình đảm bảo sự phát triển bền vững cũng như đảm bảo an ninh lương thực.
3.2.2. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ở khu vực nông thôn
Trong năm 2010, diện tích đất trung bình của hộ là 6752 m2, tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng. Khu vực đồng bằng sông Hồng có diện tích chỉ bằng 1/3 so với đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên có diện tích đất nông nghiệp trung bình của hộ gia đình cao nhất cả nước với 1,5ha.
Theobảng 3.3, tỷ trọng các loại đất trong cơ cấu đất của hộ gia đình thì đầt trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, tiếp đó là đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp.
Đất trồng cây lâu năm tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,
chiếm đến hơn 40% tổng diện tích đất nông nghiệp ở hai khu vực này. Trong khi đó đất lâm nghiệp lại tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 3.3. Tỷ trọng các loại đất trong cơ cấu đất của hộ gia đình[21]
Đất cây
hàng năm Đất cây lâu năm
Đất cây lâm nghiệp
Đất mặt
nước Đất khác
Cả nước 57,05 16,81 16,01 5,15 4,99
Đồng bằng sông Hồng 82,58 3,61 1,69 6,50 5,62
Đông Bắc 35,37 8,97 48,19 3,14 4,33
Tây Bắc 55,28 6,35 34,89 0,46 3,02
Bắc Trung Bộ 59,84 7,63 23,63 1,29 7,62
Duyên hải Nam Trung
Bộ 68,82 11,93 13,19 1,93 4,12
Tây Nguyên 43,21 46,66 3,54 0,72 5,87
Đông Nam Bộ 45,45 46,19 1,04 0,78 6,53
Đồng bằng sông Cửu
Long 68,38 11,54 2,38 13,60 4,09
Nhóm thu nhập
Nghèo nhất 53,21 10,30 25,56 3,77 7,16
Nghèo 57,15 13,31 20,72 3,19 5,64
Trung bình 54,82 14,72 20,57 4,72 5,18
Giàu 55,98 18,15 15,22 5,40 5,26
Giàu nhất 59,52 21,28 8,22 7,31 3,67
Thành phần dân tộc
Kinh và Hoa 61,26 19,55 6,49 7,08 5,62
Dân tộc thiểu số 59,50 9,63 19,15 1,07 7,35
Những hộ gia đình khá giả có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn hơn so với các hộ nghèo. Các hộ này thường tập trung đầu tư vào các cây trồng công nghiệp như chè, cà phê, cao su và điều. Ngược lại, các hộ trong nhóm thu nhập nghèo và trung bình có nhiều diện tích đất lâm nghiệp. Các hộ nghèo thường tập trung ở vùng sâu vùng xa nơi nguồn sinh kế chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng, thực trạng này cũng không có sự khác biệt nhiều nếu xem xét đến yếu tố về thành phần dân tộc. Đáng chú ý là khi xem xét về thành phần dân tộc thì tỷ lệ hộ sử dụng đất lâm nghiệp cao hơn hẳn so với nhóm dân tộc đa số, điều này chứng tỏ nhiều dân tộc thiểu số đã dựa vào nguồn lợi của rừng như là nguồn sinh kế chủ yếu của hộ gia đình. Chính vì vậy,
chiến lược xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số cần gắn kết với việc khai thác tài nguyên rừng một cách bền vững.
3.3. Thực trạng quá trình tích tụ và tập trung đất tại Việt Nam