Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá được thực trạng, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, các yếu tố và xu thế tập trung ruộng đất và hiệu quả sử dụng đất, báo cáo sẽ sử dụng hệ

thống cơ sở dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với thông tin thứ cấp từ Tổng cục thống kê, luận văn sẽ tiếp cận hai nguồn chính là: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam qua và Tổng điều tra về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam năm 2008 và 2010. Về hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, luận văn chủ yếu tiếp cận đến thực trang phân bổ sử dụng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp để có sự so sánh giữa các số liệu của nhà quản lý cũng như kết quá điều tra của Tổng cục Thống kê.

* Thu thập số liệu

Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu do Danida tài trợ, luận văn sử dụng kết quả là bộ số liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên địa bàn 12 tỉnh của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 7 – 9/2008 đến 6-8/2010. Cuộc điều tra này điều tra lại những hộ đã được chọn trong phiếu điều tra thu nhập và chi tiêu trong 2 năm 2004 và 2006 trong điều tra Mức sống hộ gia đình (VHLSS). Các tỉnh được chọn dựa để đánh giá tác động của các chương trình hỗ trợ của Danida tại Việt Nam, 12 tỉnh được lựa chọn đều nằm trong diện BSPS (chương trình hỗ trợ thương mại), 5 tỉnh nằm trong chương trình ARD (Phát triển nông thôn) của Danida.

Điều tra hộ thu thập thông tin chi tiết về diện tích đất nông nghiệp, số mảnh đất, các đặc điểm của đất, đầu vào và đầu ra của nông nghiệp, hoạt động mua bán đất và các thông tin chung của hộ. Bảng hỏi xã thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng đất, các chương trình tích tụ ruộng đất và các biến khác.

Bên cạnh đó, để có thêm những minh chứng, luận văn cũng đã s ử dụng bộ số liệu điều tra VHLSS và số liệu trong cuộc Tổng điều tra Nông nghiệp Nông thôn năm 2008 và năm 210 của Tổng cục thống kê. Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đất đai trong các bộ số liệu này làm dẫn chứng cho những nhận định được đưa ra.

*Hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý trực tiếp nguồn tài nguyên đất, luận văn đã tiếp cận chủ yếu đến thông tin thứ cấp về quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, các thông tin kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2005 và năm 2010, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2020 của Việt Nam. Các thông tin thu thập được tập trung chủ yếu vào tình hình thay đổi quỹ đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước, theo vùng và từng tỉnh.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin về quản lý tài nguyên đất của Bộ cũng được tiếp cận để phục vụ cho hoạt động phân tích định tính trong quá trình đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

* Các báo cáo và văn bản liên quan đến chính sách đất đai của Nhà nước Khi tiến hành nghiên cứu, tác giả luận văn đã thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đất đai, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, các thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp nông thôn.

Một số mô hình thành công trong dồn điền đổi thửa cũng được lựa chọn để làm đối tượng tham khảo trong quá trình phân tích. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đề cập đến các vấn đề xoay quanh tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp nông thôn hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc đang được dư luận quan tâm.

Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu điển hình (case studies) để có thể cho thấy những tác động chính sách đất đai tới hoạt động sản xuất và đời sống của các thành phần kinh tế nông thôn.

Các văn bản liên quan đến đất đai là nguồn thông tin tham khảo phục vụ cho phân tích các chính sách đất đai. Trong các văn bản này, Luật đất đai năm 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành luật sẽ được sử dụng để đánh giá tác động liên quan đến thực trạng sử dụng đất hiện nay như tình hình chuyển đổi mục đích sử

dụng đất và những vấn đề xoay quanh thể chế để phát triển thị trường đất và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nông thôn.

* Các báo cáo nghiên cứu trong và ngoài nước

Thu thập các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan nhằm tìm ra những thông tin hữu ích, minh chứng cho những lập luận được đưa ra trong luận văn. Các tài liệu nghiên cứu này có thể là của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, tổ chức Nông lương thế giới... hoặc là các tài liệu nghiên cứu của các cá nhân đã được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam. Những nghiên cứu được thu thập chủ yếu tập trung vào phân tích xu hướng, quá trình cũng như hiệu quả của quá trình tích tụ tập trung đất đai. Bên cạnh đó, tác giả cũng thu thập những nghiên cứu trong nước của các tổ chức và cá nhân về vấn mình quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)