Xác định chỉ số độ nhạy cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI

2.3. Cơ sở đề xuất bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong sản xuất lúa

2.3.2. Xác định chỉ số độ nhạy cảm

Trong báo cáo xây dựng bản đồ dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực trồng trọt của C. Ringler và G. A. Gbetibouo đã xác định mức độ nhạy cảm là các điều kiện về môi trƣờng và con ngƣời làm trầm trọng các động do thiên tai hoặc gây ra một tác động mới. Cũng trong báo cáo này, mức độ nhạy cảm đƣợc biểu thị bởi: Tỷ lệ đất nơng nghiệp đƣợc tƣới, tình trạng thối hóa đất, đa dạng cây trồng, số hộ làm nông nghiệp nhỏvà mật độ dân số nông thôn (Ringler and G.A.Gbetibouo, 2009).

Nghiên cứu xây dựng cho chỉ số mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng cho các quốc gia phát triển nơng nghiệp cho rằng khi đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của kinh tế - xã hội trƣớc BĐKH cần lƣu ý đến nhiều yếu tố trong đó có: mức độ nhạy cảm của ngành nông nghiệp với các chỉ thị đại diện là sản lƣợng ngũ cốc/ngƣời (kg), mức độ tiêu thụ thịt gia súc-gia cầm/ngƣời (kg); mức độ nhạy cảm của dân số với các chỉ thị số dân sống ở vùng ngập lũ (ngƣời), số ngƣời không đƣợc tiếp cận với nƣớc sạch và vệ sinh (ngƣời) (Downing và các cộng sự, 2001).

Tại nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc của VKHKTTV&BĐKH đã đƣa ra bộ chỉ số đánh giá mức độ nhạy cảm trong đối với nơng nghiệp gồm có: Diện tích đất nơng nghiệp, diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu ngƣời, năng suất cây trồng, sản lƣợng nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp, số lƣợng gia súc gia cầm, dân số nông thôn.

Trong nghiên cứu về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH cho các quốc gia ven biển (Nicholls,1995, trong Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2015) , đã sử dụng bộ chỉ thị để đánh giá mức độ nhạy cảm (S) bao gồm: số ngƣời bị ảnh hƣởng bởi ngập lụt, thiệt hại ƣớc tính do ngập lụt hay xói lở bao gồm thiệt hại về cơ sở hạ tầng, cơng nghiệp, sản lƣợng...; diện tích đất bị mất vĩnh viễn do ngập hay xói lở; diện tích đất ngập nƣớc ven biển bị mất do nƣớc biển dâng.

cho độ nhạy cảm của sản xuất nông nghiệp gồm 08 chỉ số nhƣ sau: mức độ thay đổi lƣợng bốc hơi tiềm năng so với thời kỳ nền, mức độ thay đổi dòng chảy so với thời kỳ nền, mức độ thay đổi khả năng cấp nƣớc so với thời kỳ nền, phần trăm diện tích bị ngập lụt; mức độ thay đổi nhu cầu tƣới cho nông nghiệp so với thời kỳ nền; mức độ thay đổi diện tích đất trồng trọt so với thời kỳ nền; mức độ thay đổi năng suất nông nghiệp so với thời kỳ nền; phần trăm diện tích cơ sở hạ tầng sử dụng cho nông nghiệp bị ngập lụt so với thời kỳ nền.

Cũng tại nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với nhu cầu sử dụng nƣớc trong trồng trọt của Hà Hải Dƣơng (2014) đã đƣa ra bộ chỉ số để độ nhạy cảm gồm 12 chỉ số: diện tích đất sử dụng cho trồng trọt, diện tích đất trồng trọt đƣợc tƣới; nhu cầu nƣớc cho trồng trọt; hiệu quả vận hành cơng trình đầu mối; tỷ lệ dân số làm nông nghiệp; tổng số hộ nghèo; tổng thu nhập từ nông nghiệp; đất trồng trọt bị ảnh hƣởng do bão, đất trồng trọt bị ảnh hƣởng do hạn hán; mực nƣớc đỉnh lũ, khoảng cách xâm nhập mặn tối đa.

Từ các nghiên cứu liên quan nêu trên, căn cứ theo định nghĩa về độ nhạy cảm có thể thấy rằng các yếu tố chỉ thị cho mức độ nhạy cảm hay mức độ bị ảnh hƣởng của sản xuất nông nghiệp và cụ thể đối với sản xuất lúa trƣớc biến đổi khí hậu có thể xét đến các yếu tố đại diện gồm có sử dụng đất; sử dụng nƣớc, năng suất và sản lƣợng; lao động và thu nhập.

- Đối với sử dụng đất: xét đến các yếu tố đại diện gồm tổng diện tích đất trồng lúa và diện tích đất trồng lúa các khả năng bị ngập lụt.

- Đối với sử dụng nƣớc (hay là khả năng đáp ứng nhu cầu nƣớc của sản xuất lúa): đƣợc đại diện bởi các chỉ số: nhu cầu tƣới cho cây lúa, khoảng cách xâm nhập mặn tối đa với nồng độ mặn 1‰ và 4‰. Trong sản xuất lúa trƣớc tác động của biến đổi khí hậu thì xâm nhập mặn là một trong những ảnh hƣởng rõ rệt nhất do các dao động khí hậu (thay đổi giá trị trung bình của nhiệt độ và lƣợng mƣa) và nƣớc biển dâng, do đó luận văn đề xuất đánh giá theo hai mức 1‰ (ngƣỡng độ mặn mà nƣớc có thể dùng để làm nƣớc sinh hoạt) và 4‰ (ngƣỡng độ mặn cây trồng có thể sinh trƣởng và phát triển đƣợc).

- Đối với năng suất và sản lƣợng: đề xuất đại diện gồm hai chỉ số tỷ lệ thay đổi năng suất, do trong điều kiện dao động khí hậu thay đổi nhiệt độ trung bình năm tăng

trong điều kiện đảm bảo nƣớc tƣới sẽ giúp năng suất tăng và ngƣợc lại không đảm bảo nƣớc tƣới sẽ làm giảm năng suất.

- Đối với lao động: đề xuất hai chỉ số đại diện gồm tỷ lệ hộ nghèo và dân số nơng thơn, đây chính là các đối tƣợng dễ bị tác động hay chính là đối tƣợng đầu tiên chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa.

Từ các phân tích nêu trên, luận văn đề xuất các chỉ số đại diện cho độ nhạy cảm đối với sản xuất lúa gồm 09 chỉ số con, tƣơng ứng với 04 chỉ số phụnhƣ Bảng 2.7:

Bảng 2.7. Chỉ số độ nhạy cảm (S) TT Chỉ số cấp II Chỉ số cấp III Đơn vị 1 Sử dụng đất (S1) Tổng diện tích đất trồng lúa (S11) ha 2 Diện tích đất trồng lúa bị ngập lụt (S12) ha 3 Sử dụng nƣớc (S2)

Nhu cầu tƣới cho cây lúa (S21) Triệu m3

4

Khoảng cách xâm nhập mặn tối đa với nồng độ mặn 1‰ (S22)

km

5

Khoảng cách xâm nhập mặn tối đa với nồng độ mặn 4‰ (S23)

km

6

Năng suất và sản lƣợng (S3)

Tỷ lệ thay đổi năng suất lúa

(S31) %

7 Tổng sản lƣợng lúa (S32) Tấn

8

Lao động (S4) Tỷ lệ hộ nghèo (S41) %

9 Dân số nông thôn (S42) Ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)