Xác định chỉ số khả năng thích ứng (AC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI

2.3. Cơ sở đề xuất bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong sản xuất lúa

2.3.3. Xác định chỉ số khả năng thích ứng (AC)

Định nghĩa khả năng thích ứng là khả năng (hoặc khả năng tiềm tàng) của một hệ thống để điều chỉnh thích ứng với biến đổi khí hậu (bao gồm cả các biến thời tiết cũng nhƣ các hiện tƣợng thời tiết cực đoan) nhằm làm giảm các tác động tiềm tàng, nắm bắt đƣợc các cơ hội, các tác động có lợi; và/hoặc phù hợp với các tác động (IPCC, 2007).

Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể xảy ra đối với một hệ thống đƣợc thể hiện qua mức độ nhạy cảm và mức độ phơi lộ của hệ thống đó. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng mặc dù một hệ thống đƣợc xem nhƣ chịu tác động rất lớn và có mức độ nhạy cảm cao đối với biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thƣơng của hệ thống đó do biến đổi khí hậu có thể khơng cao. Điều này là do nếu hệ thống có khả năng thích ứng hay khả năng chống chịu cao thì sẽ làm cho tính dễ bị tổn thƣơng giảm đi và điều này không bị ảnh hƣởng bởi độ nhạy cảm cũng nhƣ mức độ tiếp xúc.

Khả năng thích ứng bao gồm sự điều chỉnh trong cả hoạt động lẫn tài nguyên và công nghệ (Adger, N.W, Brooks, N.Bentham, G.Agnew, M and Eriksen, S, 2004). Theo đó, khả năng thích ứng của một hệ thống có thể đƣợc hình thành cơ bản dựa trên các hoạt động của con ngƣời và ảnh hƣởng đến các yếu tố xã hội và sinh lý của một hệ thống. Ngoài ra, mức độ thích ứng cịn liên quan mật thiết đến đói nghèo, địi nghèo càng cao thì mức độ thích ứng càng thấp (IPCC, 2012). Khả năng thích ứng đƣợc quyết định bởi các yếu tố kinh tế - xã hội, các yếu tố chung, khái quát nhƣ là giáo dục, thu nhập, sức khỏe; các yếu tố khác cụ thể hơn xem xét đến từng tác động của biến đổi khí hậu nhƣ thể chế, kiến thức và cơng nghệ (Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2015).

Nghiên cứu xây dựng cho chỉ số mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng cho các quốc gia phát triển nông nghiệp (Downing và các cộng sự, 2001, trong Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2015) yếu tố liên quan đến khả năng thích ứng cần xem xét gồm có: khả năng ứng phó của nền kinh tế với các chỉ thị GDP/ngƣời, chỉ số Gini (chỉ số thể hiện sự bất bình đẳng trong thu nhập); khả năng ứng phó của con ngƣời với các chỉ thị tỷ lệ ngƣời thất nghiệp (%), tỷ lệ sinh (%),tỷ lệ mù chữ (%), tuổi thọ trung bình (%). Trong nghiên cứu của Nicholls (1995) về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH cho các quốc gia ven biển có đƣa chỉ thị để đánh giá khả năng thích ứng (AC) là chi phí dành cho việc bảo vệ, thích ứng với nƣớc biển dâng.

Tại nghiên cứu của Trần Thục và cộng sự (2013) đã đƣa ra các chỉ số cấu thành nên khả năng thích ứng của nơng nghiệp gồm: sự phổ biến của kiến thức và công nghệ sử dụng trong nông nghiệp; việc triển khai và thực hiện các chƣơng trình phát triển nơng nghiệp; ngân sách và chƣơng trình khơi phục cơ sở hạ tầng khi thiên tai xảy ra; việc thành lập và hiệu quả hoạt động của các viện nghiên cứu nông nghiệp và tƣới

tiêu; sự có mặt của các hệ thống bảo hiểm cho nông nghiệp và các cơ chế hỗ trợ tài chính hỗ trợ nơng dân những lúc mất mùa và tăng cƣờng khả năng tái sản xuất cho ngƣời nơng dân; chƣơng trình vay lãi suất thấp cho ngƣời nơng dân và đầu tƣ cho vùng nơng thơn; mức sống và trình độ học vấn của ngƣời nông dân; mật độ và cấu trúc dân số; sự sẵn có và khả năng tiếp cận lƣơng thực; việc quản lý nguồn nƣớc; sức khỏe ngƣời dân càng tốt thì càng tăng khả năng chống chịu trƣớc BĐKH.

Căn cứ theo định nghĩa về khả năng thích ứng và kết quả của các nghiên cứu nêu trên có thể thấy rằng với từng mục đích, từng vùng, từng lĩnh vực khác nhau mà các chỉ thị cho khả năng thích ứng là khác nhau. Một số chỉ thị trên khía cạnh nào đó có thể đƣợc phân loại sang mức độ nhạy cảm ví dụ nhƣ giá trị sản xuất nơng nghiệp. Điều này xảy ra khi xét đến giá trị của cây trồng càng lớn khi chịu ảnh hƣởng bất lợi từ biến đổi khí hậu thì mức độ thiệt hại càng lớn về mặt này tƣơng tự nhƣ chỉ số sản lƣợng của cây trồng, tuy nhiên nếu xét về khía cạnh tiềm lực thực hiện các biện pháp thích ứng thì khi giá trị sản xuất nơng nghiệp càng cao thì khả năng thực hiện các giải pháp thích ứng càng lớn.

Để áp dụng cho lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng và cụ thể đối với khu vực nghiên cứu là tỉnh Quảng Ngãi luận văn đề xuất các chỉ thị chính đại diện gồm có: cơ sở vật chất và kinh tế - xã hội.

- Đối với chỉ thị về cơ sở vật chất: đại diện chính gồm hai chỉ số đƣờng giao thơng nơng thơn đƣợc cứng hóa và số lƣợng các cơng trình thủy lợi..

- Đối với chỉ thị về kinh tế - xã hội: đại diện là các chỉ số thể hiện tiềm lực, khả năng về mặt kinh tế - xã hội để có thể thích ứng với biến đổi khí hậu của địa phƣơng trong lĩnh vực sản xuất lúa, gồm ba chỉ số chính kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; tổng vốn đầu tƣ trong sản xuất nông nghiệp và giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.8. Bảng chỉ số khả năng thích ứng

TT Chỉ số cấp II Chỉ số cấp III Đơn vị

1

Cơ sở vật chất

Đƣờng giao thông nông thôn đƣợc

cứng hóa (AC11) km

TT Chỉ số cấp II Chỉ số cấp III Đơn vị

3

Kinh tế - xã hội

Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí

hậu (AC21) Kế hoạch

4 Tổng vốn đầu tƣ trong sản xuất

nông nghiệp (AC23) Triệu đồng

5 Giá trị sản xuất nông

nghiệp(AC24) Triệu đồng

Từ các phân tích nêu trên, luận văn đề xuất các chỉ số đại diện cho độ nhạy cảm đối với sản xuất lúa gồm 05 chỉ số con, tƣơng ứng với 02 chỉ số phụ nhƣ tại Bảng 2.8.

Kết luận Chương 2:

- Về các tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thương: Luận văn đã tổng hợp nhiều phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, cho thấy các phƣơng pháp chủ yếu dựa vào khái niệm của IPCC về tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm mức độ phơi lộ, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Thơng thƣờng các nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc phân loại theo hai cách tiếp cận đó là: tiếp cận “thế hệ thứ nhất” hay từ “từ trên xuống” đƣợc xây dựng để giúp chúng ta hiểu những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong dài hạn; tiếp cập “thế hệ thứ hai” hay “từ dƣới lên” thì tập trung vào giải pháp thích ứng và sự tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên việc phân chia truyền thống hai cách tiếp cận này hiện nay khơng cịn hợp lý nữa, do đó các nhà nghiên cứu đã kết hợp 02 cách tiếp cận nêu trên tạo thành cách tiếp cận tổng hợp nhằm lồng ghép các dự đốn khí hậu và quyết định thích ứng vào đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.

- Về phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương: Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy hiện nay tính dễ bị tổn thƣơng thƣờng đƣợc tính tốn thơng qua phƣơng pháp xây dựng bộ chỉ số, phƣơng pháp này đã kết hợp đƣợc cả hai cách tiếp cận “từ dƣới lên” và “từ trên xuống” nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng một cách tổng hợp và hoàn chỉnh. Luận văn đã lựa chọn phƣơng pháp này và tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan đề xuất bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đối với sản xuất lúa và lựa chọn phƣơng pháp tính khả thi trong việc áp dụng, trong đó việc xác định trọng số đƣợc xác định theo phƣơng pháp không cân bằng tỷ lệ nghịch với phƣơng sai của các chỉ số do Lyengar và Sudarshan đề xuất.

CHƢƠNG 3. ÁP DỤNG TÍNH TỐN CHỈ SỐ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA SẢN XUẤT LÚA TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)