Ma trận đánh giá TDBTT do BĐKH trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu (Trang 29 - 32)

Các vấn đề Đối tƣợng bị tổn thƣơng Vị trí Mơ tả vấn đề Bão (Mơ tả các tác động nhƣ thế nào) Lũ Hạn hán …

Đánh giá năng lực thích ứng nhằm mục đích xác định năng lực thích ứng trong

hiện tại từ đó đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách nhằm thích ứng với tác động của BĐKH trong tƣơng lai. Đánh giá năng lực bao gồm đánh giá về thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng/thiết bị phịng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH, tổ chức phịng tránh và ứng phó khi xảy ra thảm họa thiên tai và thực tiễn ứng phó với BĐKH, năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH, nội dung thích ứng BĐKH và cơ chế giám sát, đánh giá.

2.1.3.4. Nghiên cứu phương pháp và quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với nơng nghiệp

Nhóm tác giả Trần Thục và cộng sự (2013) đã có nghiên cứu “Phƣơng pháp và quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp”, dựa vào định nghĩa của IPCC về tính dễ bị tổn thƣơng để đề xuất phƣơng

pháp đánh giá TDBTT hiện tại và trong tƣơng lai của ngành nông nghiệp, phối hợp cách tiếp cận “từ trên xuống” và “từ dƣới lên” để đƣa ra một đánh giá TDBTT tổng hợp và hoàn chỉnh bằng cách xây dựng chỉ số tổn thƣơng tổng hợp. Nghiên cứu cũng đề xuất quy trình đánh giá TDBTT của ngành nơng nghiệp trƣớc BĐKH.

2.1.3.5.Nghiên cứu lý luận và thực tiễn đánh giá tính dễ bị tổn thương và ứng dụng đánh giá tĩnh dễ bị tổn thương lũ lụt ở Miền Trung

Tại nghiên cứu “Các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng - Lý luận và thực tiễn. Phần 1. Khả năng ứng dụng trong đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam” của Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn đã đánh giá việc nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng do lũ về các khía cạnh nhƣ: diện lộ (exposure), tính nhạy (suscepcibility), khả năng chống chịu (coping capacity) mang tính tổng quát và ý nghĩa, hai tác giả cũng đề cập có nhiều phƣơng pháp để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, tuy nhiên tác giả đã lựa chọn phƣơng pháp xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thƣơng và đƣa ra nội dung và phƣơng pháp để thực hiện.

Cũng thuộc nội dung liên quan đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, nhóm tác giả trên đã có một loạt các nghiên cứu về các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và phƣơng pháp tính tốn trong đó bao gồm cả nội dung xác định trọng số.

2.1.3.6. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của thành phố Cần Thơ, tỉnh Thừa Thiên -Huế vàđối với sản xuất nông nghiệp tại một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng

Trong các nghiên cứu “Xác định các phƣơng án thích ứng và phịng ngừa tác động của BĐKH đến thành phố Cần Thơ” (2012) của Viện Khoa học Khí tƣợng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu và “Nghiên cứu tích hợp vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế qua đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc” của Tăng Thế Cƣờng (2014) đã đánh giá tính dễ tổn thƣơng do BĐKH cho thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên - Huế trong điều kiện hiện tại dựa vào nghiên cứu của Hahn và nnk (2009) và Yusuk và Francisco (2009). Các nghiên cứu này xây dựng Chỉ số tổn thƣơng tổng hợp (Composite Vulnerability Index) (CVI) để đánh giá TDBTT hiện tại và tƣơng lai của vùng, khu vực; chỉ số tổng hợp này sử dụng nhiều chỉ số để đánh giá mƣ́c đơ ̣ BĐKH trƣ ớc các dao động khí hậu và hiện tƣợng thời tiết cực đoan, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng.

Tại nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nơng nghiệp, áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng Đồng bằng sơng Hồng” của Hà Hải Dƣơng (2014) cũng đã thực hiện xây dựng phƣơng pháp và tính tốn chỉ số tổn thƣơng tổng hợp tại điều kiện hiện tại và một thời điểm trong tƣơng lai theo kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đối với sản xuất nông nghiệp tại 04 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

2.1.3.7. Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đánh giá tính dễ thương phục vụ cơng tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu

Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển bộ chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cơng tác quản lý nhà nƣớc về biến đổi khí hậu” do PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hƣơng làm chủ nhiệm thực hiện từ năm 2013. Trong đó, đã xây dựng, phát triển bộ chỉ số và phƣơng pháp tính tốn đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về biến đổi khí hậu dựa trên nghiên cứu của Hahn và nnk (2009),Yusuk và Francisco (2009), áp dụng phƣơng pháp của Lyengar và Sudarshan (1982). Nghiên cứu đã thực hiện tính tốn thí điểm đối với tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Cần Thơ cho thời điểm hiện tại là năm 2013.

2.2. Phƣơng pháp tính tốn chỉ số tổn thƣơng tổng hợp

Theo nghiên cứu tổng quan ở trên, việc đánh giá định lƣợng tính dễ bị tổn thƣơng hiện nay thƣờng đƣợc tiến hành bằng cách xây dựng “chỉ số tình trạng dễ bị tổn thƣơng”. Bộ chỉ số này xây dựng các tham số tổn thƣơng của một đối tƣợng, tạo ra những giá trị riêng có thể so sánh đƣợc theo khơng gian (Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, 2013) Phƣơng pháp này đã phối hợp cách tiếp cận “từ trên xuống” và “từ dƣới lên” để đƣa ra phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng một cách tổng hợp và hoàn chỉnh (Trân Thục và nnk, 2012). Phƣơng pháp này cho kết quả là một số duy nhất, có thể đƣợc dùng để so sánh các vùng khác nhau. Chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng thu đƣợc có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 dễ dàng so sánh mức độ tổn thƣơng giữa các vùng.

Chỉ số tổn thƣơng (CVI) tổng hợp bao gồm ba chỉ số chính (chỉ số cấp I): - E: Mƣ́ c đô ̣ phơi lộ (Exposure).

- S: Độ nhạy cảm (Sensitivity).

- AC: Khả năng thích ứng(Adaptive Capacity).

Đối với mỗi chỉ số chính nêu trên (chỉ số cấp I), nghiên cứu đƣa ra các chỉ số phụ (chỉ số cấp II) cấu thành, các chỉ số phụ lại đƣợc cấu thành từ nhiều chỉ số con (chỉ số cấp III) khác. Việc xác định các chỉ số cấp III và cấp II cấu thành nên chỉ số chính dựa trên việc tham khảo tài liệu tham khảo, ý kiến chuyên gia, kinh nghiệm thực tế và sự sẵn có của nguồn số liệu. Việc tính tốn xác định các chỉ số chính, chỉ số phụ và chỉ số thành phần đƣợc sơ đồ hóanhƣ sau:

Hình 2.4. Sơ đồ tính tốn chỉ số tình trạng dễ bị tổn thƣơng

Nguồn: Hà Hải Dương, 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)