Lựa chọn mốc thời gian và kịch bản để đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu (Trang 45 - 46)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Lựa chọn mốc thời gian và kịch bản để đánh giá

Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xây dựng và công bố theo 09 thập kỷ từ năm 2020 đến năm 2100. Tuy nhiên, việc lựa chọn mốc thời gian để thực hiện đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cần căn cứ vào sự sẵn có của nguồn số liệu và khả thi trong phạm vi thực hiện luận văn.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, năm 2015 là năm địa phƣơng đã cơ bản thực hiện điều tra, tổng hợp, cập nhật hệ thống Chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh theo Quyết định số 43/2010/QĐ- TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tại Thông tƣ số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; việc thực hiện cập nhật hệ thống tài khoản quốc gia đã đƣợc thực hiện là nhiệm vụ thƣờng xuyên hàng năm. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi triển khai thực hiện Chƣơng trình nơng thơn mới từ năm 2011, việc tổng hợp kết quả theo các chỉ tiêu của Chƣơng trình đến năm 2015 đã cơ bản số liệu đến cấp xã, trong đó 100% các xã đã xây dựng quy hoạch chung và 35% xã (65 xã) xây dựng quy hoạch chi tiết thực hiện Chƣơng trình đến năm 2020.

Về định hƣớng phát triển trong tƣơng lai, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 - 2020; Kế hoạch, quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy lợi đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng nông thơn mới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch xây dựng khu dân cƣ nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2017 - 2020. Căn cứ kế hoạch, quy hoạch cấp tỉnh các huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện và định hƣớng theo chủ trƣơng, mục tiêu của tỉnh.

Về dự báo các tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đối với tỉnh Quảng Ngãi, nhƣ đã trình bày ở phần tổng quan Luận văn sử dụng kết quả dự báo tác động của Đề tài “Nghiên cứu những tác động biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi; các giải

pháp thích ứng và ứng phó”, trong đó có nhiều dự báo đƣợc đánh giá theo từng 02 thập kỷ từ năm 2020 - 2100.

Căn cứ vào các lý do trên, trong phạm vi thực hiện luận văn đảm bảo khả thi trong việc thực hiện tính tốn đánh giá dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối tỉnh Quảng Ngãi để từ đó phục vụ tính tốn chỉ số tính dễ bị tổn thƣơng, đồng thời qua tham khảo ý kiến một số chuyên gia đối với thời kỳ 2020 - 2039 cụ thể với tỉnh Quảng Ngãi áp dụng kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012 và năm 2016 là có sự khác biệt khơng lớn, do đó tác giả lựa chọn đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đối sản xuất nơng nghiệp đối với tỉnh Quảng Ngãi tại thời điểm năm 2015 và thời kỳ 2020-2039 theo các kịch bản phát thải thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2) đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xây dựng và công bố năm 2012 nhằm tận dụng và phát huy số liệu tính tốn tác động của biến đổi khí hậu hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính dễ bị tổn thương của sản xuất nông nghiệp ở ven biển tỉnh quảng ngãi do biến đổi khí hậu (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)