Lịch sử nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cổ địa lý thời kỳ miocen khu vực thái bình trên cơ sở nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và bào tử phấn hoa (Trang 27)

CHƢƠNG II : CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về trầm tích Kainozoi đã đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhằm mục đích khơi phục cổ địa lý, tiến hóa địa chất và thăm dị tìm kiếm khống sản, đặc biệt là các khống sản cung cấp năng lƣợng nhƣ dầu khí và than. Ở Việt Nam, nghiên cứu địa chất nói chung cũng nhƣ địa chất Kainozoi nói riêng đã đƣợc ngƣời Pháp tiến hành vào đầu thế kỷ XX. Các cơng trình nghiên cứu này mặc dù cịn sơ lƣợc, nhƣng chúng mang tính khái qt cao, đặt nền móng cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo. Sau năm 1954, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu địa chất đƣợc tiến hành với quy mô lớn và đồng bộ, đáng kể nhất phải kể đến bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (Dovjikov.A.E và nnk, 1965), tiếp sau là hàng loạt tờ bản đồ tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000 đƣợc thành lập phủ kín vùng nghiên cứu.

Khu vực đồng bằng Sơng Hồng, ngồi các cơng trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chất, có nhiều cơng trình nghiên cứu chuyên sâu khác về địa chất Kainozoi của Golovenoc V.K và Lê Văn Chân (1967), Nguyễn Địch Dỹ (1987), Phạm Hồng Quế và

nnk (1981), Đỗ Bạt và nnk (1983, 2007), Phạm Quang Trung et al. (1999), Trần Nghi và nnk (1986, 2000), Lê Thị Nghinh và nnk (1991), Nguyễn Xuân Huyên và nnk

(2004),… Trong các cơng trình nghiên cứu này, phần lớn các tác giả đều thống nhất các thành tạo trầm tích Kainozoi vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng bao gồm vùng nghiên cứu có tuổi từ Eocen đến Holocen muộn.

Ngồi các cơng trình nghiên cứu về trầm tích Kainozoi trên phạm vi cả nƣớc và khu vực đồng bằng Sơng Hồng nêu trên, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập tới điều kiện cổ địa lý trong Kainozoi. Tiêu biểu nhƣ: “Các phức hệ bào tử phấn hoa trong trầm tích Paleogen bắc bể Sơng Hồng và vùng ven rìa, mối quan hệ của chúng với mơi trƣờng trầm tích” do Phạm Quang Trung chủ biên, 1998; hay nhƣ “Địa tầng và cổ địa lý trầm tích Kainozoi Việt Nam” do Nguyễn Địch Dỹ thực hiện, 1987. Trong Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học kỹ thuật Địa chất Việt Nam lần 2 năm 1985, Hà Nội, tr.81-85, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận đã báo cáo cơng trình nghiên cứu “Những phức hệ bào tử phấn hoa của trầm tích Paleogen ở Việt Nam”. Trong đó, nhóm tác giả đã xác định đƣợc các đá trầm tích có tuổi Eocen đƣợc thành tạo trong mơi trƣờng lục địa, cịn các đá trầm tích có tuổi Oligocen đƣợc thành tạo chủ yếu trong môi trƣờng đồng bằng châu thổ, nơi có sự ảnh hƣởng trực tiếp từ các hoạt động của biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cổ địa lý thời kỳ miocen khu vực thái bình trên cơ sở nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và bào tử phấn hoa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)