Bào tử phấn hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cổ địa lý thời kỳ miocen khu vực thái bình trên cơ sở nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và bào tử phấn hoa (Trang 42 - 47)

CHƢƠNG II : CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về hóa thạch trùng lỗ (Foraminifera) và bào tử phấn hoa

3.1.2. Bào tử phấn hoa

Bào tử phấn hoa là tên gọi chung cho bộ phận sinh sản của thực vật. Hạt phấn và bào tử có kích thƣớc, hình dạng khác nhau. Chúng đƣợc cấu tạo bởi các màng lỗ rãnh khác nhau, nên từ đó có thể xác định đƣợc đến giống lồi.

Đặc điểm hình thái của bào tử phấn hoa

Bào tử phấn hoa là đƣợc tạo ra trong quá trình sinh sản ở thực vật có mạch. Bào tử là sản phẩm tạo ra từ các nhóm thực vật có mạch bậc thấp thuộc ngành Dƣơng xỉ trong khi phấn hoa đƣợc tạo ra bởi các nhóm thực vật có mạch bậc cao từ Hạt trần đến Hạt kín. Nhìn chung, kích thƣớc của bào tử phấn hoa thay đổi từ 10m đến 100m hoặc hơn.

Đặc trƣng về hình thái của bào tử phấn hoa là những thể độc lập có dạng giống hình cầu và có thể bị biến đổi do q trình trầm tích. Theo Erdtman (1943), bào tử về cơ bản có hai dạng là dạng hạt đậu (một rãnh - monoletes) hoặc dạng tam giác (ba rãnh hình chữ Y - triletes). Khơng giống nhƣ bào tử, hình dạng của phấn hoa rất đa dạng. Theo Erdtman (1952), dựa trên sự tƣơng quan giữa trục cực (P) và trục xích đạo (E), hình dạng của phấn hoa có thể xác định từ dài đến cầu.

Bên cạnh hình dạng, đặc điểm về lỗ/miệng của bào tử phấn hoa cũng góp phần trong việc xác định chi loài cho bào tử phấn hoa. Số lƣợng, kiểu và vị trí của lỗ trên phấn hoa là cơng cụ hữu ích để xác định taxa của phấn hoa.

Cuối cùng là đặc điểm tô điểm trên bề mặt, cấu trúc của bào tử phấn hoa. Tuỳ thuộc vào đặc điểm này mà những ngƣời nghiên cứu bào tử phấn hoa chia ra các kiểu cấu trúc, tô điểm trên bề mặt bào tử phấn hoa nhƣ psilate, scabrate (granulate), regulate, striate, reticulate, verrucate, perforate, foveolate, echinate, fossulate, papilate, baculate, gammate, clavate, pilate.

Sự phát tán, vận chuyển, lắng đọng bào tử phấn hoa.

Do có kích thƣớc nhỏ (từ vài micron đến vài chục micron) nên bào tử phấn hoa rất dễ bị phát tán trong cả mơi trƣờng khơng khí lẫn mơi trƣờng nƣớc. Có ba nhân tố chính trong việc phát tán bào tử phấn hoa gồm có gió, nƣớc và cơn trùng. Ở những khu vực có đặc điểm khí hậu khơ thì gió là nhân tố quan trọng nhất trong việc phát tán bào tử phấn hoa. Tuy nhiên, ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm nhƣ ở Việt Nam thì nƣớc đóng vai trị quan trọng trong việc phát tán bào tử phấn (Đinh Văn Thuận, 2005; Dai Lu and Weng Cheng Yu, 2011). Ngồi ra, cơn trùng cũng là một nhân tố góp phần trong việc phát tán bào tử phấn hoa nhƣng chúng chỉ đƣợc coi là nhân tố phụ.

Mặc dù, quá trình phát tán bào tử phấn hoa gây ra bởi gió, nƣớc nhƣng nó cũng bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố. Đầu tiên phải kể đến là điều kiện khí hậu. Ở những khu vực khí hậu khơ, hệ thống dịng chảy mặt thƣa thớt và vận tốc gió cao, q trình phát tán chủ yếu trong khơng khí. Ngƣợc lại, ở những khu vực có khí hậu ẩm, lƣợng mƣa lớn, mạng lƣới kênh rạch chằng chịt, nƣớc đóng vai trị chủ đạo trong q trình này. Ngồi khí hậu, đặc điểm địa hình địa mạo cũng là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy, ảnh hƣởng đến quá trình phát tán diễn ra (Đinh Văn Thuận, 2005; Nguyễn Thùy Dƣơng, 2010). Hơn nữa, yếu tổ thuỷ động lực cũng có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể hơn, trong điều kiện thuỷ động lực mạnh, các dạng bào tử phấn hoa có thể đƣợc vận chuyển, phát tán xa trong khi ở những nơi có thuỷ động lực yếu thì nơi tích tụ bào tử phấn hoa thƣờng gần nguồn phát tán.

Bào tử phấn hoa có đặc tính phát tán một chiều. Theo khơng gian, hạt phấn trong q trình di chuyển để lắng đọng đều đƣợc định hƣớng, đặc biệt là phấn hoa của thực vật ngập mặn nghĩa là phấn hoa chỉ phát tán từ vùng cao xuống vùng thấp. Điều đó đồng nghĩa là phấn của thực vật đồng bằng khơng có mặt trong các thềm hoặc các trũng giữa núi của vùng miền núi cũng nhƣ phấn hoa của thực vật ngập mặn chỉ gặp từ vùng cửa sông ven biển cho tới biển ven bờ mà không bao giờ gặp ở vùng đồng bằng hoặc cao hơn (Đinh Văn Thuận, 2005; Nguyễn Thùy Dƣơng, 2010). Tính phát tán một chiều của phấn hoa có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

42

Theo thời gian, trong các phổ phấn của trầm tích Đệ tứ đơi khi có mặt những dạng phấn hoa của những thời kỳ cổ hơn do q trình tái trầm tích. Đây cũng là một dạng phát tán của phấn hoa theo thời gian, dạng phát tán này cũng chỉ theo một chiều từ thời kỳ cổ đến thời kỳ trẻ hơn. Đặc tính phát tán theo thời gian đơi khi gây nhiễu cho tính phát tán một chiều theo khơng gian của phấn hoa. Chính vì thế mà khi phân tích cũng nhƣ xử lý kết quả phải chú ý đến sự phát tán của bào tử phấn hoa từ cổ tới trẻ.

Dựa vào đặc điểm tổ hợp hóa thạch bào tử phấn hoa, có thể xác định đƣợc mơi trƣờng trầm tích nhƣ hình:

Hình 3.8: Mối quan hệ giữa phức hệ bào tử phấn và mơi trƣờng trầm tích

Sinh địa tầng bào tử phấn hoa

Đặc điểm của tổ hợp bào tử phấn hoa đƣợc sử dụng để phân chia địa tầng. Tuy nhiên, dựa trên phƣơng pháp này, ranh giới sinh địa tầng bào tử phấn hoa có thể hoặc khơng trùng với ranh giới của thạch địa tầng. Trong thực tế, dựa trên đặc điểm lần đầu xuất hiện và lần cuối cùng xuất hiện của một hoặc vài dạng hoá thạch bào tử phấn hoa có thể xác định tuổi địa chất của trầm tích chứa chúng cũng nhƣ đối sánh với các khu vực lân cận.

Cơ sở của sinh địa tầng bào tử phấn hoa dựa trên sự thay đổi liên tục của các di tích hố thạch thực vật theo thời gian địa chất. Do đó, bất kỳ một đơn vị sinh địa tầng nào cũng đƣợc xác định và đặc trƣng bởi tổ hợp bào tử phấn trong đó. Hơn nữa, dựa vào đặc điểm phức hệ bào tử phấn hoa, các địa tầng khác nhau có thể đƣợc phân biệt từ các đơn vị địa tầng cổ hơn hoặc trẻ hơn.

Hình 3.9: Sự phân bố địa tầng của một số dạng bào tử phấn hoa ở Đông Nam Á và lân cận.

44

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cổ địa lý thời kỳ miocen khu vực thái bình trên cơ sở nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và bào tử phấn hoa (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)