4.1.3 .Cơ sở về hóa lý
4.3. Đặc điểm cổ địa lý thời kỳ Miocen giữa khu vực Thái Bình
Cơ sở dữ liệu để khôi phục điều kiện cổ địa lý thời kỳ Miocen giữa khu vực nghiên cứu là kết quả phân tích hóa thạch bào tử phấn hoa của lỗ khoan 104.
Sang thời kỳ Miocen giữa, mơi trƣờng trầm tích vùng nghiên cứu có sự thay đổi và phức tạp hơn. Các thành tạo trầm tích hình thành vào giai đoạn này có đặc trƣng bởi tính chu kỳ rõ rệt bao gồm các lớp cát kết hạt trung, cát bột kết phân lớp mỏng, bột kết, sét kết cấu tạo khối. Theo kết quả phân tích mẫu tại lỗ khoan 104 (phức hệ 3), phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa với tỷ lệ thực vật ngập mặn tƣơng đối cao và phong phú, đa dạng hơn so với thời kỳ trƣớc, đồng thời với đó là sự xuất hiện của hóa thạch thực vật sống trong mơi trƣờng đầm lầy mà trƣớc đó trong các thành tạo trầm tích Miocen sớm khơng phát hiện thấy chúng. Một điều đặc biệt là trong các lớp đá trầm tích đƣợc thành tạo vào thời gian này cịn bắt gặp các lớp than, sét than với độ dày, mỏng khác nhau. Than ở đây đƣợc hình thành theo từng nhịp, từng chu kỳ tạo thành các vỉa than có độ dày dao động rất lớn, có vỉa chỉ dày chƣa đến một mét nhƣng cũng có vỉa dày 5 – 6m thậm chí là 7m xen vào các lớp đá trầm tích chứ khơng phân bố liên tục. Với kết quả phân tích mẫu bào tử phấn hoa tại lỗ khoan 104 (phức hệ 3), và tham khảo kết quả phân tích hóa thạch trùng lỗ tại giếng khoan 103 với các loài
thuộc giống Elphidium, Ammonia, Cibicides, Globorotalia, Orbulina (Đỗ Bạt, 2001),
kết quả phân tích hóa thạch trùng lỗ tại lỗ khoan 200 với các loài thuộc giống
Ammonia, Elphidium, Globorotalia có thể nhận định, trong suốt thời kỳ Miocen giữa
có thể đã diễn ra các chu kỳ dao động mực nƣớc biển lên, xuống đan xen nhau diễn ra trong thời gian rất ngắn, chúng chỉ mang tính cục bộ, q trình lắng đọng vật liệu hình thành các lớp đá trầm tích vẫn diễn ra mà khơng có sự phong hóa bào mịn. Dựa vào đặc điểm của các thành tạo trầm tích, đặc điểm của phức hệ bào tử phấn hoa tại lỗ khoan 104, đặc điểm của hóa thạch trùng lỗ tham khảo đƣợc tại các lỗ khoan khác có thể khẳng định vào thời kỳ Miocen giữa, vùng nghiên cứu là vùng tích tụ có mơi trƣờng lắng đọng trầm tích chủ đạo là bãi triều, đầm lầy ven biển.