Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu sinh địa tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cổ địa lý thời kỳ miocen khu vực thái bình trên cơ sở nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và bào tử phấn hoa (Trang 32 - 33)

CHƢƠNG II : CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu sinh địa tầng

Nghiên cứu sinh địa tầng gồm một số nội dung chính nhƣ xác định tuổi địa chất tƣơng đối của trầm tích, phân chia địa tầng, liên hệ địa tầng địa phƣơng và khu vực, xây dựng các thang sinh địa tầng,…(Zubkovits, M.E, 1978). Để thực hiện các nội dung này, phƣơng pháp chính của nghiên cứu sinh địa tầng là các dạng hóa thạch, tập hợp (hay phức hệ) hóa thạch đặc trƣng và chỉ đạo địa tầng.

Các dạng hóa thạch và tập hợp hóa thạch đặc trƣng và chỉ đạo địa tầng là các hóa thạch riêng lẻ và tập hợp hóa thạch gồm một số dạng đặc trƣng hay chỉ thị cho các

khoảng địa tầng nhất định. Đặc trƣng vì chúng có thể gặp cả ở các mức địa tầng khác (ở trên hoặc dƣới), nhƣng vì một lý do nào đó nhƣ số lƣợng ít, tần số gặp thấp, cấu tạo vỏ khơng đặc trƣng do có tính biến dị lồi mạnh,…nên khơng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với các mức địa tầng ấy. Chỉ thị vì chúng chỉ gặp, hay chỉ có mặt ở một mức địa tầng nhất định, do đó nếu gặp hóa thạch này là có thể khẳng định đƣợc ngay tuổi trầm tích hay vạch đƣợc ngay ranh giới giữa các phân vị địa tầng. Những hóa thạch này là hệ quả của q trình phát triển tiến hóa của sinh vật.

Ngoài ra, một số sự kiện sinh học nhƣ sự xuất hiện lần đầu, sự xuất hiện lần cuối trong q trình phát triển tiến hóa của một số giống lồi cũng đƣợc coi là hóa thạch chỉ thị địa tầng quan trọng. Ví dụ nhƣ đối với trùng lỗ sự xuất hiện lần cuối của loài

Catapsydrax dissimilis (Cushman and Benmudez) là chỉ thị của Miocen dƣới, sự xuất

hiện lần đầu của giống Orbulina và lồi điển hình của nó là Orbulina universa

d‟Orbigny là chỉ thị của ranh giới dƣới của Miocen giữa, sự xuất hiện lần đầu của loài

Neogloboquadrina acostaensis (Blow) là chỉ thị ranh giới dƣới của Miocen trên, sự xuất hiện lần đầu của giống Sphaeroidinella dehiscens (Parker et Jones) là chỉ thị của ranh giới giữa Miocen trên và Pliocen,…

Phƣơng pháp các dạng hóa thạch, tập hợp (phức hệ) hóa thạch đặc trƣng và chỉ đạo địa tầng dựa trên cơ sở lý thuyết phát triển tiến hóa khơng lặp lại của sinh vật, các dạng hóa thạch và tập hợp hóa thạch này là hệ quả của quá trình phát triển tiến hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cổ địa lý thời kỳ miocen khu vực thái bình trên cơ sở nghiên cứu hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và bào tử phấn hoa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)