Glin-ka “Chim sơn ca“

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc - đại học huế (Trang 140 - 142)

Đừng nhầm lê-ga-tô với dấu nối để tăng tr−ờng độ của âm thanh (xem mục 12).

Thủ pháp Xtác-ca-tô là cách biểu diễn ngắn gọn âm thanh của giai điệu hoặc của hợp âm. Thủ pháp xtác-ca-tô kí hiệu bằng dấu chấm, đặt trên đầu nốt nhạc hoặc d−ới nốt nhạc.

Thủ pháp poóc-ta-men-tô hoặc gli-xan-đô là cách l−ớt theo gam crô-ma-tích (ở đàn pi-a- nô thì theo gam đi-a-tô-ních) lên hoặc xuống, do đó lấp đi khoảng trống giữa hai âm thanh cách nhau một quãng rộng.

Thuật ngữ poóc-ta-men-tô phù hợp với biểu diễn thanh nhạc hơn, còn gli-xan-đô với biểu diễn khí nhạc.

Dấu poóc-ta-men-tô là một hình làn sóng nối hai điểm ngoài cùng của nét l−ớt đó. Thí dụ :

Ngoài ra, thuật ngữ poóc-ta-men-tô còn có một ý nghĩa khác và đ−ợc dùng trong âm nhạc pi-a-nô. ở đây nó có nghĩa là một thủ pháp “không lê-ga-tô” sâu, diễn tấu những âm thanh cũng nh− các hợp âm gần nh− dính với nhau (nhất là khi các âm và hợp âm đ−ợc lặp lại). Trong tr−ờng hợp này, dấu poóc-ta-men-tô là sự kết hợp các dấu lê-ga-tô và xtác-ca-tô, viết nh− sau:

Thí dụ :

R.Gli-e - Khúc dạo op.31

Thủ pháp ac-pê-gi-a-tô là cách biểu diễn các nốt trong hợp âm rời ra, nghĩa là đàn các âm trong hợp âm từ d−ới lên nối tiếp nhau với tốc độ nhanh.

Dấu hiệu ac-pê-gi-a-tô là một đ−ờng thẳng dọc xuống theo lối làn sóng, đặt tr−ớc hợp âm cần đ−ợc biểu diễn bằng thủ pháp ấy.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc - đại học huế (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)