VII VI IV III
61. các sắc thái c−ờng độ và mối quan hệ của chúng với sự phát triển giai điệu ph−ơng pháp kí hiệu sắc thái c−ờng độ
Chuyển động của giai điệu gắn liền mật thiết với sự thay đổi mạnh nhẹ của âm thanh. Mức độ mạnh nhẹ khác nhau của c−ờng độ âm thanh trong âm nhạc gọi là sắc thái c−ờng độ. Chúng có ý nghĩa diễn cảm lớn lao. Chẳng hạn, chuyển động đi lên trong giai điệu tất nhiên kéo theo sự tăng thêm độ mạnh của âm thanh, còn sự giảm bớt độ vang là thuộc tính của chuyển động đi xuống.
Nội dung các tác phẩm âm nhạc quyết định mức độ chung của c−ờng độ trong tác phẩm. Chẳng hạn bài hát ru th−ờng biểu diễn piano (nhỏ), nội dung loại âm nhạc này mâu thuẫn với âm nhạc vang lớn; một bản hành khúc trang trọng, với màu sắc chiến thắng huy hoàng nhất thiết có âm vang forte (mạnh), âm thanh nhỏ nhẹ không phù hợp với nội dung của loại âm nhạc này.
Với những kí hiệu đã đ−ợc sử dụng hiện nay thì không thể phản ánh đ−ợc chính xác toàn bộ sự đa dạng về sắc thái c−ờng độ và sự đối chiếu các c−ờng độ đó.
Các loại nhạc cụ (pi-a-nô, vi-ô-lông-xen và những nhạc cụ khác) cũng nh− giọng con ng−ời cho phép một cá nhân diễn viên thể hiện những sắc thái tinh tế nhất và do đó tạo nên
những hình t−ợng âm thanh phong phú. Dàn nhạc và dàn hợp x−ớng cũng có những khả năng ấy.
Thông th−ờng, trong âm nhạc ng−ời ta dùng các kí hiệu sắc thái c−ờng độ sau đây: a) Độ mạnh nhẹ cố định :
Fortissimo - ff, rất to
Forte - f, to
Mezzo forte - mf, to vừa pianissimo - pp, rất nhỏ
piano - p, nhỏ
mezzo piano - mp, nhỏ vừa b) Độ mạnh nhẹ thay đổi dần dần :
crescendo hoặc dấu – to lên
poco a poco crescendo – to dần lên
diminuendo hoặc dấu – nhỏ đi
poco a poco diminuendo – nhỏ dần đi
amorzando – lặng đi
morendo – lịm dần
c) Thay đổi độ mạnh nhẹ :
piu forte – to hơn
mone forte – bớt to
Sforzando sf – nhấn mạnh đột ngột