Trọng âm, tiết nhịp, loại nhịp, ô nhịp, vạch nhịp, nhịp lấy đà

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc - đại học huế (Trang 30 - 31)

Các âm thanh trong âm nhạc đ−ợc tổ chức về thời gian. Sự nối tiếp các âm thanh với những phách bằng nhau về thời gian tạo nên trong âm nhạc sự chuyển động nhịp nhàng (ng−ời ta gọi là nhịp đập). Trong sự chuyển động đó, các âm thanh của một số phách nổi lên mạnh hơn. Những nốt mạnh hơn ấy gọi là trọng âm.

Những phách có trọng âm gọi là phách mạnh. Những phách không có trọng âm gọi là phách yếu.

Sự nối tiếp đều đặn các phách mạnh và nhẹ gọi là tiết nhịp.

Phách của tiết nhịp có thể đ−ợc thể hiện bằng các tr−ờng độ khác nhau.

Sự thể hiện các phách của tiết nhịp bằng một tr−ờng độ nhất định gọi là loại nhịp.

Trong cách ghi âm bằng nốt, loại nhịp đ−ợc ghi bằng hai chữ số, Các chữ số này đặt cạnh khoá, sau các dấu hoá, số nọ đặt d−ới số kia.

Thí dụ :

Chữ số trên chỉ số phách của tiết nhịp, còn chữ số d−ới chỉ mỗi phách của tiết nhịp trong loại nhịp đó đ−ợc thể hiện bằng tr−ờng độ nào.

Đoạn nhạc tính từ phách mạnh này đến phách mạnh tiếp theo đ−ợc gọi là ô nhịp.

Trong cách ghi âm bằng nốt, các ô nhịp cách nhau bằng những vạch thẳng đứng, cắt ngang khuông nhạc. Vạch ấy gọi là vạch nhịp. Vạch nhịp đặt tr−ớc phách mạnh để làm cho nó nổi rõ lên.

Nếu bản nhạc bắt đầu từ phách nhẹ, thì thoạt đầu có một ô nhịp không đầy đủ gọi là nhịp lấy đà. Trong đa số tr−ờng hợp, nhịp lấy đà không chiếm quá nửa ô nhịp.

Nhịp lấy đà có thể đ−ợc tạo nên ngay giữa tác phẩm, tr−ớc bất cứ đoạn nào của nó. Cuối tác phẩm, có khi cuối mỗi đoạn của tác phẩm, có đặt hai vạch nhịp.

Trong đa số tr−ờng hợp, những tác phẩm hoặc những đoạn của tác phẩm mở đầu bằng nhịp lấy đà thì kết thúc bằng một ô nhịp không đấy đủ, bổ sung cho nhịp lấy đà.

Doãn Mẫn - “Biệt ly“

18. Tiết nhịp và loại nhịp đơn - cách phân nhóm tr−ờng độ trong ô nhịp của các loại nhịp đơn

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc - đại học huế (Trang 30 - 31)