Điệu thứ hoà thanh và điệu thứ giai điệ u các giọng thứ, các giọng song song, vòng qu∙ng năm của các giọng thứ

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc - đại học huế (Trang 72 - 79)

I V V V V ()

38. điệu thứ hoà thanh và điệu thứ giai điệ u các giọng thứ, các giọng song song, vòng qu∙ng năm của các giọng thứ

các giọng song song, vòng qu∙ng năm của các giọng thứ

Trong quá trình phát triển âm nhạc, điệu thứ đã thay hình đổi dạng. Sự thay hình đổi dạng này thể hiện ở sự hoá của một số bậc cơ bản của nó. Điều này ảnh h−ởng đến mức độ chịu sức hút của các âm không ổn định.

Ngoài dạng tự nhiên, các dạng thứ hoà thanh và thứ giai điệu đ−ợc sử dụng rộng rãi.

Điệu thứ hoà thanh khác điệu thứ tự nhiên ở chỗ có bậc VII nâng cao. Bậc VII đ−ợc nâng cao do sự cần thiết tăng mức bị hút của âm dẫn lên.

Thứ tự các quãng hai trong gam thứ hoà thanh nh− sau : hai tr−ởng, hai thứ, hai tr−ởng, hai thứ, hai tăng, hai thứ :

La thứ (a moll) hoà thanh

Cung : 1 1/2 1 1 1/2 1 1 Bậc : I II III IV V VI VII (I)

Đặc điểm tiêu biểu của điệu thứ hoà thanh là quãng hai tăng giữa các bậc VI và VII. Những thí dụ âm nhạc ở điệu thứ hoà thanh.

Dân ca U-cren - Trăng ơi, đừng chiếu sáng

M.GLin-ca - Khúc hát trên đ−ờng“ Presto (Nhanh)

poco meno mosso

Điệu thứ giai điệu khác điệu thứ tự nhiên ở chỗ bậc VI và bậc VII đ−ợc nâng cao. Bậc VI nâng cao (ở h−ớng chuyển động đi lên của gam thứ giai điệu) làm cho các bậc thuộc phần trên của gam đ−ợc sắp xếp đều đặn, mà vẫn giữ đ−ợc âm dẫn đi lên bị hút về bậc I cách một nửa cung. Các bậc nâng cao không đ−ợc duy trì trong chuyển động đi xuống của gam thứ tự nhiên. Nguyên nhân là vì trong chuyển động đi xuống cần phục hồi lại đặc tính của bậc VI của điệu thứ tự nhiên-sự hút của nó về bậc V. Ngoài ra, trong chuyển động đi xuống, không cần nâng cao bậc VII nữa.

Nh−ng đồng thời cũng cần biết là trong âm nhạc cũng có những tr−ờng hợp chuyển động đi xuống theo các bậc của điệu thứ giai điệu (với các bậc VI và VII nâng cao).

Thứ tự của các quãng hai ở gam thứ giai điệu trong chuyển động đi lên, nh− sau : Hai tr−ởng, hai thứ, hai tr−ởng, hai tr−ởng, hai tr−ởng, hai tr−ởng,hai thứ.

La thứ (a moll) giai điệu

Cung : 1 1/2 1 1 1 1 1/2 Bậc : I II III IV V VI VII (I)

Những ví dụ âm nhạc ở điệu thứ giai điệu :

Đ. Ka-ba-lép-xki – “Những biến tấu dễ” op.40 số 2

E.Grích - Vanx op.12 số 12

Allegro moderato (Nhanh vừa phải)

Bảng so sánh gam thứ tự nhiên, hoà thanh và giai điệu. Tự nhiên -1, 1/2, 1, 1, 1/2, 1, 1.

Hoà thanh -1, 1/2, 1, 1, 1/2, 11 2, 1/2. Giai điệu -1, 1/2, 1, 1, 1, 1, 1/2.

Các loại giọng thứ cũng vẫn bao gồm những bậc cơ bản và chuyển hoá của hàng âm nh−

trong các giọng tr−ởng.

Các loại giọng thứ cũng có quan hệ họ hàng với nhau nh− các giọng tr−ởng. Và cũng do đó, chúng đ−ợc sắp xếp theo trình tự tăng dần dấu hoá giống nh− các điệu tr−ởng, có nghĩa là theo các quãng năm đi lên đối với các giọng có dấu thăng và theo các quãng năm đi xuống với các giọng có dấu giáng.

Các giọng tr−ởng và thứ có thành phần âm thanh giống nhau, hay nói khác, các giọng tr−ởng và thứ có số dấu hoá theo khoá giống nhau, gọi là các giọng song song.

Đô tr−ởng La thứ

Mi giáng tr−ởng Đô thứ

Từ thí dụ nêu trên ta thấy âm chủ của giọng thứ song song thấp hơn âm chủ của giọng tr−ởng một quãng ba thứ. Nói một cách khác, âm chủ của giọng thứ song song là bậc VI của giọng tr−ởng song song với nó. Nh− vậy, khi nắm chắc các giọng tr−ởng, có thể dễ dàng tìm thấy giọng thứ bất cứ số l−ợng dấu hoá nào.

Các dấu thăng tuần tự xuất hiện ở bậc II của mỗi gam trong các gam thứ, các dấu giáng - ở bậc VI.

Dấu hoá của các giọng thứ viết cạnh khoá. Các dấu hoá bất th−ờng chỉ rõ sự thay đổi crô- ma-tích các bậc VI và VII thì viết tr−ớc các nốt.

Số l−ợng các giọng thứ t−ơng đ−ơng với số l−ợng các giọng tr−ởng, nghĩa là có 15 giọng. Tên gọi của chúng cũng hình thành nh− tên gọi của các giọng tr−ởng. Theo hệ thống chữ cái, điệu thức thứ kí hiệu bằng chữ moll1.

Thí dụ La thứ hay a-moll, Đô thứ hay c-moll.

Sắp xếp các giọng thứ theo trình tự họ hàng, ta có hệ thống giọng sau đây : Các giọng thứ có dấu thăng.

Tự nhiên Hoà thanh

Mi thứ e-moll Xi thứ h-moll Pha # thứ fis-moll Đô # thứ cis-moll Xon # thứ gis-moll Rê # thứ dis-moll La # thứ cis-moll 1

Giai điệu âm ổn định âm không ổn định ở điệu thứ hoà thanh Mi thứ e-moll Xi thứ h-moll Pha # thứ fis-moll Đô # thứ cis-moll Xon # thứ gis-moll Rê # thứ dis-moll La # thứ cis-moll

Các giọng thứ có dấu giáng .

Tự nhiên Hoà thanh

Rê thứ d-moll

Xon thứ g-moll

Đô thứ c-moll Pha thứ f-moll Xi β thứ b-moll Mi β thứ es-moll La β thứ as-moll Rê thứ d-moll Xon thứ g-moll Đô thứ c-moll Pha thứ f-moll ơXiβthứ b-moll

Giai điệu âm

ổn định

âm không ổn định ở điệu thứ hoà thanh

Miβthứ e-moll

Laβ thứ as-moll

Vì lẽ các giọng có họ hàng của điệu thứ đ−ợc sắp xếp cách nhau một quãng năm đúng, tất cả các giọng của điệu thứ hợp thành một vòng quãng năm độc lập :

Trong tổng số các giọng thứ cũng nh− trong tổng số các giọng tr−ởng, có sáu giọng trùng âm : ba giọng thăng trùng âm với ba giọng giáng và ng−ợc lại. Đó là :

Xon thăng thứ trùng âm với La giáng thứ. Rê thăng thứ trùng âm với Mi giáng thứ. La thăng thứ trùng âm với Xi giáng thứ.

Một phần của tài liệu giáo trình cơ sở lý thuyết âm nhạc - đại học huế (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)