III. Đặc trưng doanh nghiệp (DTDN)
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
4.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu này khẳng định rằng, đa phần các rào cản marketing tác động âm (-) đến kết quả xuất khẩu và các đặc trưng doanh nghiệp tác động (+) đến kết quả xuất khẩu. Nghiên cứu cho thấy, kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp bị cản trở bởi các rào cản marketing (sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phối và dịch vụ hậu cần). Thực tế, ngoài rào cản marketing còn rất nhiều trở ngại khác ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu (thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ, rào cản về kinh tế chính trị, thiếu thông tin thị trường xuất khẩu, khác biệt về văn hóa của mỗi quốc gia,…).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cường độ, tần suất hay tầm quan trọng của các rào cản marketing có thể thay đổi theo thời gian, không gian và từng bối cảnh khác nhau. Điều này làm nổi bật thực tế rằng tác động mạnh mẽ của các rào cản marketing đến kết quả xuất khẩu là cụ thể và chúng phụ thuộc chủ yếu vào cách quản lý, môi trường và đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp.
Nghiên cứu này mở rộng nghiên cứu trước đây (Leonidou, 1995; 2000) bằng cách kết hợp và đánh giá đồng thời tác động của các rào cản cản marketing (sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và dịch vụ hậu cần) và các đặc trưng doanh nghiệp đến kết quả xuất khẩu trong ngành thủy sản Việt Nam. Các yếu tố phân tích và mô hình đã được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy và hiệu ứng của các mô hình và giả thuyết. Nghiên cứu này tạo ra một số đóng góp quan trọng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các rào cản sản phẩm đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Leonidou năm 1995; 2000). Trong số các rào cản marketing, rào cản sản phẩm cũng được tìm thấy là yếu tố dự báo mạnh giải thích cho việc giảm kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam. Một thực tế rõ ràng là hầu hết các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam chỉ xuất khẩu một số dòng sản phẩm như tôm, mực, cá, chả cá, cua, ghẹ, nghêu,…như là các sản phẩm đông lạnh sơ chế. Đặc biệt, hầu hết các sản phẩm được bán thông qua trung gian nước ngoài, không phải là người tiêu dùng cuối cùng. Điều này giới hạn khả năng trong việc phát triển sản phẩm mới cho thị trường nước
ngoài của doanh nghiệp, mặc dù nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng rất đa dạng ở các quốc gia. Hơn nữa, chỉ có một vài doanh nghiệp bán sản phẩm của doanh nghiệp với nhãn mác và thương hiệu của họ, điều này phản ánh các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng còn yếu kém trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy một tác động tiêu cực của rào cản về giá đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Leonidou, 2000). Các rào cản về giá cũng được tìm thấy là quan trọng thứ hai dự đoán kết quả xuất khẩu trong ngành thủy sản.Trong những năm gần đây, cạnh tranh nguyên liệu đầu vào càng trở nên gay gắt bởi vì các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng tăng giá để thu gôm nguyên liệu. Ngoài ra, do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu khả năng cạnh tranh về giá, do các thủ tục pháp lý và chính sách của chính phủ nước sở tại để trợ cấp cho ngành công nghiệp địa phương. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với chi phí phát sinh trong việc thay đổi sản phẩm, chi phí hành chính cao hơn, giao thông vận tải kết nối với xuất khẩu, tăng thuế quan, và lệ phí áp dụng khi thông quan hàng vào nước sở tại (Tersptra và Sarathy 2000).
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các rào cản về phân phối đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Leonidou, 1995). Mặc dù sự tác động của rào cản về phân phối đến kết quả xuất khẩu yếu hơn so với rào cản về sản phẩm và rào cản về giá. Trong thực tế, hầu hết các thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam được các nước phát triển kênh phân phối nhiều lớp, hệ thống phân phối trực tiếp phổ biến, phạm vi và chất lượng của các dịch vụ được cung cấp bởi các thành viên phân phối khác nhau đáng kể giữa các quốc gia (Terpstra và Sarathy, 2000). Điều phức tạp của các hệ thống phân phối tạo ra những khó khăn nghiêm trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, chúng tôi chỉ biết một vài doanh nghiệp Việt Nam có đại lý ở nước ngoài chịu trách nhiệm giới thiệu và quảng bá sản phẩm của họ ở nước ngoài như: Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú ở Tp.Cà Mau, Công ty cổ phần thủy sản Bình An ở Tp.Cần Thơ,…Trong khi, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu được phân phối trực tiếp bởi các trung gian ở các thị trường nước ngoài, người mà các doanh nghiệp rất khó kiểm soát
do khoảng cách địa lý và văn hóa (Leonidou, 2004).
Kết quả nghiên cứu không hỗ trợ một mối quan hệ tiêu cực giữa các rào cản về xúc tiến đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là không phù hợp với nghiên cứu trước đây (Cheong và Chong, 1988). Tuy nhiên, nó xứng đáng nhận thấy rằng mặc dù ảnh hưởng của các rào cản về xúc tiến đến kết quả xuất khẩu là không đáng kể. Như vậy, ảnh hưởng của kết quả xuất khẩu có thể là gián tiếp thông qua các rào cản khác, chẳng hạn như rào cản về sản phẩm, rào cản về giá hoặc rào cản về phân phối. Vì vậy, sẽ là một sai lầm khi bỏ qua vai trò của các rào về xúc tiến đến kết quả xuất khẩu. Trong thực tế, không nhiều doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam có thể thực hiện chiến lược xúc tiến của họ ở nước ngoài có hiệu quả. Những gì chúng ta có thể quan sát là chỉ có một vài doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của họ tại hội trợ triển lãm quốc tế, trên trang website của doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm và cung cấp thông tin hạn chế cho các khách hàng tiềm năng của họ, trong khi hầu hết các doanh nghiệp không có hoạt động quảng bá tại các thị trường ở nước ngoài do chi phí cao. Những thiếu sót này đặt các doanh nghiệp với nhiều rủi ro trong kinh doanh.
Nghiên cứu cho thấy một hiệu ứng tiêu cực của rào cản về dịch vụ hậu cần đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Leonidou,1995; 2000). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã liên tục tăng trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp là các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Nga,.. do khoảng cách địa lý giữa các quốc gia xa làm tăng chi phí vận chuyển cũng như giới hạn khả năng cung cấp sản phẩm của các doanh nghiệp. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp không có cơ sở kho bãi ở nước ngoài, do đó nhiều trường hợp cung cấp không đủ số lượng sản phẩm cho thị trường nước ngoài và việc giao hàng thường xuyên bị trễ, không đúng thời hạn đã được giao ước trên hợp đồng. Điều này đã là ảnh hưởng đến uy tín và giảm kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy một hiệu ứng tích cực của các đặc trưng doanh nghiệp (quy mô lao động của doanh nghiệp và số năm doanh nghiệp hoạt động) đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Baldauf; Cravens và Wangner, 2000). Thực tế các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, doanh nghiệp nào có quy mô lao động càng lớn thì doanh nghiệp đó sẽ tăng năng suất sản xuất, tạo ra nhiều
sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các yếu tố này làm tăng kết quả xuất khẩu. Bên cạnh đó doanh nghiệp có số năm hoạt động càng lâu, thì doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu, nhiều khách hàng và thị trường xuất khẩu, điều này góp phần làm tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp.