Hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 53 - 60)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.3. Hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Kiên Giang

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006- 2010 là tăng trưởng kinh tế giai đoạn này phấn đấu đạt bình quân 13-14% năm. Trong đó GDP ngành nông lâm thủy sản tăng bình quân hàng năm 9,4-9,5%, công nghiệp xây dựng 15-17.5%, dịch vụ 17-18%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Kết quả GDP năm 2006 đạt tỷ trọng nông lâm thủy sản đạt 43.74%, công nghiệp xây dựng 25.83%, dịch vụ 30.43%. Năm 2010 đạt tỷ trọng nông lâm thủy sản đạt 42.64% , công nghiệp xây dựng 24.33%, dịch vụ 30.03% (Nguồn: NGTK tỉnh Kiên Giang 2010).

Khai thác thủy sản: đã tập trung vào chương trình đánh bắt xa bờ, đổi mới và tăng cường năng lực khai thác. Đến nay, toàn tỉnh có 11.650 tàu cá với công suất 1.321.049 CV; trong đó tàu đánh bắt xa bờ 3.347 chiếc với công suất 1.138.627CV, bình quân 340.19 CV/tàu; chiếm 28.72% về số lượng tàu cá hiện có của tỉnh và 86.19% về công suất. So năm 1998 số lượng tàu cá tăng gấp 3.8 lần, thu hút và giải quyết trên 60.000 lao động trực tiếp trên biển.

Với năng lực khai thác được tăng cường, nên sản lượng thủy sản khai thác hàng năm đều tăng; năm 2009 đạt 353.147 tấn và ước thực hiện năm 2010 đạt 360.000 tấn; so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2010 thì sản lượng khai thác vượt 70.000 tấn, tăng 24.13%. So năm 1998 sản lượng khai thác tăng 1.71 lần và So với Chương trình số 12-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đến năm 2010 sản lượng khai thác tăng 1.12%. Đi đôi với hoạt động khai thác, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn được tăng cường: Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010 theo Quyết định 131/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thành lập Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc; triển khai quyết định số 30 của UBND tỉnh về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn

lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác thủy sản bị cấm như cào bờ, xiệp mé, cào bay tuyến bờ, tuyến lộng; xử dụng xung điện, chất độc, chất nổ để khai thác thủy sản,...chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư vùng ven biển, hải đảo; gắn khai thác với bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo đảm phát triển khai thác ổn định, bền vững và hiệu qủa.

Tuy nhiên, trong hoạt động khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều bất cập như: Số lượng tàu cá hoạt động ven bờ còn qúa lớn, chiếm 51% (tàu có công suất từ 20CV trở xuống); chủ yếu là do lượng tàu không đăng ký, đăng kiểm (hơn 4.000 tàu), khi triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì ngư dân mới đăng ký, đăng kiểm tàu để được hưởng chính sách hỗ trợ. Sản lượng khai thác hàng năm vượt chỉ tiêu đề ra, nhưng trong cơ cấu sản phẩm khai thác thì sản phẩm có giá trị kinh tế thấp chiếm tỷ trọng lớn, làm giảm giá trị gia tăng của ngành khai thác biển. Tổ chức sản xuất trên biển theo mô hình tổ, đội, tập đoàn chưa được nhiều, nên việc hình thành các dịch vụ trên biển; hỗ trợ, giúp đở nhau khi gặp thiên tai, phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển còn hạn chế; mặt khác nghề khai thác còn phải chịu tác động lớn của thiên tai, giá nhiên liệu tăng, làm giảm hiệu quả trong sản xuất. Tình trạng đánh bắt vi phạm vùng biển các nước trong khu vực; vi phạm nguồn lợi thủy sản chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là nạn cào bờ, xiệp mé, cào điện, khai thác vùng cấm,...Việc chuyển đổi nghề khai thác ven bờ còn chậm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản

(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang).

Nuôi trồng thủy sản: phát triển khá nhanh, cơ cấu sản phẩm nuôi, các hình thức và phương pháp nuôi đa dạng hơn như: Nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh; cá lồng bè trên biển; nuôi nghêu, sò vùng bãi triều; nuôi cá nước ngọt, nuớc lợ vùng ven biển, rừng ngập mặn,...giá trị nuôi trồng chiếm 64.12% trong khu vực sản xuất nguyên liệu thủy sản và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 11.80%; từng bước phát triển trở thành ngành sản xuất chính theo tinh thần Nghị quyết đề ra.

kiến năm 2010 nâng diện tích lên 122.400 ha, với sản lượng 123.895 tấn; (Riêng diện tích nuôi tôm năm 2010 ước thực hiện đạt 80.000 ha, sản lượng 33.600 tấn; trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp trên 1.400 ha, sản lượng 11.700 tấn, năng suất đạt bình quân 9-9.5 tấn/ha, tập trung nuôi chủ yếu trên địa bàn Kiên Lương, Giang Thành, Hà Tiên). So với năm 1998 diện tích tăng 4.3 lần và sản lượng tăng 13.7 lần; so với năm 2005 diện tích tăng 1.4 lần và sản lượng tăng 2.58 lần. Theo chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2010 thì sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng gấp 3 lần. Riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp đạt thấp, chỉ mới thực hiện 1.400 ha (14%), so Chương trình số 12 CTr/TU đề ra đến năm 2010 (10.000 ha).

Trong nuôi trồng thủy sản diện tích và sản lượng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp quyết định việc gia tăng giá trị sản xuất, tăng trưởng kinh tế ngành mặc dù qua các năm đều tăng nhưng so với mục tiêu đề ra chưa đạt; việc đầu tư, chuyển đổi hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp tại các vùng quy hoạch còn chậm, nhất là nuôi tôm. Sản lượng và năng suất nuôi trồng chưa ổn định, còn rủi ro lớn; một số vùng, khu vực nuôi vẫn còn mang tính tự phát; hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cơ sở dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu, làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển nghề nuôi trên các vùng sinh thái; nhất là tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản trên biển, quanh các đảo còn lớn nhưng chưa tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả (Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang).

Cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản: phát triển chậm, ngân sách tỉnh đã đầu tư thành lập 3 cơ sở kiểm dịch giống và tư nhân đầu tư 126 cơ sở sản xuất, ương vèo giống thủy sản. Trong đó sản xuất tôm giống có 23 cơ sở với công suất 2.4 tỷ post/năm, tập trung chủ yếu ở huyện Kiên Lương, Phú Quốc và thị xã Hà Tiên, mới cung cấp từ 25-30% nhu cầu giống nuôi trên địa bàn. Sản xuất giống, thức ăn chưa cung ứng đủ cho người nuôi; chủng loại chưa nhiều, chất lượng giống tốt, giống sạch còn thấp.

Chế biến thủy sản: tăng nhanh, năng lực chế biến thủy sản đông lạnh được nâng lên đáng kể từ 22.500 tấn năm 1998, nâng lên 63.064 tấn vào năm 2005, đến nay là 120.624 tấn/năm, tăng 5.3 lần so với năm 1998 (với 23 nhà máy); ngoài ra còn có 6 nhà máy chế biến bột cá, công suất khoảng 123.000 tấn/năm và 1 nhà máy chế biến đồ

hộp 10 triệu lon/năm. Năm 2010 ước thực hiện sản lượng chế biến đông lạnh 28.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu 134.5 triệu USD, tăng 6.6 lần so với năm 1998; so chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2010 tăng 1.68 lần. Tuy nhiên, chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu so với Chương trình số 12 CTr/TU đề ra đến năm 2010 (300 triệu USD) thì chỉ mới đạt 44.83%. Mặt dù năng lực chế biến thủy sản có bước phát triển khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, việc thu mua (tôm) chế biến xuất khẩu của các nhà máy chỉ chiếm 17%, còn lại tiêu thụ ra ngoài tỉnh; chế biến đa phần còn ở dạng thô, sản phẩm tinh chế có giá trị gia tăng cao chưa được nhiều; nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt thấp so với tiềm năng. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy chế biến khá phổ biến, chậm được khắc phục, công nghệ chế biến so với một số tỉnh chậm được đổi mới, làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; lao động có tay nghề cao chưa đáp ứng đủ cho ngành thủy sản

(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang).

Hệ thống cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá được tập trung đầu tư xây dựng như: Cảng An Thới, Dương Đông, Thổ Châu (Phú Quốc), Nam Du (Kiên Hải), Tô Châu (Hà Tiên), Tắc Cậu (Châu Thành) đã đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Thu hút được các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu mở ra triển vọng mới cho ngành thủy sản của tỉnh phát triển trong giai đoạn tiếp theo, đồng thời tiếp tục xây dựng cảng Xẻo Nhàu (An Minh), Ba Hòn (Kiên Lương); Tắc Cậu (mở rộng giai đoạn 2), Khu trú bảo Hòn Tre, Cầu Sấu,...Nhìn chung, hệ thống cảng cá được đầu tư xây dựng tại tuyến đảo và trong đất liền cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đủ cho việc lưu thông hàng thủy sản; neo đậu trú, tránh bảo, củng như quy mô xây dựng không còn đáp ứng kịp với việc phát triển nhanh lực lượng khai thác.

Năng lực, quy mô đóng mới và sửa chữa tàu thuyền so với năm 1998 ổn định, với 43 cơ sở, hàng năm có khả năng đóng mới từ 200-250 tàu cá có công suất 600CV và sửa chữa trên 4.000 tàu thuyền các loại, đủ sức đáp ứng nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu cá cho ngư dân trong tỉnh; trên 100 cơ sở cơ khí sửa chữa, lắp đặt máy móc, trang thiết bị tàu cá, đáp ứng ngày một tốt hơn cho hoạt động nghề cá. Tuy nhiên, năng lực đóng tàu chỉ mới phát triển về chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, quy mô còn nhỏ,

lẻ, công nghệ còn lạc hậu, chủ yếu là đóng theo phương pháp thủ công và bán thủ công, phần lớn dựa vào kinh nghiệm là chính.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã góp phần quan trọng vào việc gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 35 triệu USD, đến năm 2006 kim ngạch tăng lên 81 triệu USD, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 105 triệu USD, tăng 29.6% so với năm 2006, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD tăng 14.2% so với năm 2007, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD, giảm 17% so voi năm 2008, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 123.5 triệu USD tăng 23.5% so với năm 2009. Mặc dù trong giai đoạn 2006-2010 thị trường xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn như ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa, vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và bị ảnh hưởng các rào cản thương mại của các nước EU, Nhật,…Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu vẫn có tốc độ tăng khá.

Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị xuất khẩu 81 105 120 100 123.5

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang )

Biểu đồ 3.4: Giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 -2010

So với các tỉnh khác trong vùng thì Kiên Giang có nhiều lợi thế về nguyên liệu nhưng giá trị xuất khẩu đem lại chưa tương xứng. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản từ nuôi trồng và khai thác của tỉnh đạt 378 ngàn tấn, đứng thứ nhất trong vùng nhưng

0 20 40 60 80 100 120 140 2006 2007 2008 2009 2010 Tr iệ u U S D

giá trị xuất khẩu chỉ đạt 81 triệu USD, đứng thứ 9 trong vùng sau (Cà Mau: 576 triệu USD, Cần Thơ: 338 triệu USD, Sóc Trăng: 318 triệu USD, An Giang: 254 triệu USD, Hậu Giang: 130 triệu USD, Tiền Giang: 113 triệu USD, Bạc Liêu: 111 triệu USD, Đồng Tháp: 88 triệu USD). (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2007, Niên giám thống kê 2006).

Bảng 3.5: Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 –2010 Năm Sản lượng Đvt 2006 2007 2008 2009 2010 Tôm đông Tấn 1.156 3.600 3.500 3.500 4.652 Mực đông Tấn 12.500 12.215 13.000 11.500 12.308 Cá đông Tấn 3.275 3.150 4.575 4.575 4.257 Hải sản khác Tấn 16.885 4.105 6.010 9.500 7.509 Khô các loại Tấn 620 730 600 700 544 Nước mắm 1000 lít 480 215 140 85 217 Đồ hộp 1000lon 7.000 8.200 10.500 9.884 15.653

(Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang)

Biểu đồ 3.5: Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính tỉnh Kiên

Giang giai đoạn 2006 – 2010

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 2006 2007 2008 2009 2010

Tôm đông Mực đông Cá đông Hải Sản khác

T

Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang năm 2008 Thị trường EU Mỹ Nhật Hàn Quốc Úc Đài Loan Malay _sia Các thị trường khác Cơ cấu (%) 10.03% 2.62% 33.05% 12.29% 2.39% 5.06% 1.92% 32.64%

(Nguồn: Báo cáo thống kê 2008 – Sở NN và PTNT)

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Kiên Giang năm 2008

EU 10.03%Mỹ 2.62% Mỹ 2.62% Nhật 33.05% Hàn Quốc 12.29% Úc 2.39% Đài Loan 5.06% Malaysia 1.92% Các thị trường khác 32.64%

EU Mỹ Nhật Hàn Quốc Úc Đài Loan Malaysia Các thị trường khác

Các thị trường Nhật, Hàn Quốc, EU vẫn tiếp tục ổn định và có bước phát triển khá, do các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu ngày càng tăng, có sự chuyển đổi thị trường phù hợp khi thị trường Mỹ gặp khó khăn, tăng cường tiếp thị tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, Đông Âu... như mặt hàng chả cá ngoài thị trường truyền thống là Hàn Quốc, các doanh nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường Nhật, Nga, EU, Đài Loan, Singapore với số lượng lớn và thường xuyên. Mặt hàng đồ hộp đã xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và EU, bạch tuộc, mực xuất sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Tây ban Nha. Tiến bộ rõ nét nhất là mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu đã chiếm tỷ lệ cao về số lượng và kim ngạch trong cơ cấu các

mặt hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh và đã xuất khẩu vào thị trường Nhật, EU, Đài Loan, Hàn Quốc. Đạt được kết quả trên là do toàn ngành tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu trong đó chú trọng mặt hàng tôm đông lạnh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 53 - 60)