Khảo sát thực trạng của ngành thủy sản Việt Nam và tỉnh Kiên Giang 1 Đặc điểm chung của ngành thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.Khảo sát thực trạng của ngành thủy sản Việt Nam và tỉnh Kiên Giang 1 Đặc điểm chung của ngành thủy sản Việt Nam

3.1.1. Đặc điểm chung của ngành thủy sản Việt Nam

Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1.4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc vì vậy nguồn hải sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4.2 triệu tấn và nguồn tái tạo khoảng 1.73 triệu tấn. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Trong suốt chặng đường hơn 30 năm đổi mới, ngành thuỷ sản Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, gặt hái được nhiều thành quả to lớn, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, lĩnh vực khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng cơ giới hóa, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, đẩy mạnh công tác thăm dò tiềm năng ngư trường, ứng dụng công nghệ khai thác tiên tiến nhằm vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu, cải tiến công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác. Cùng với việc phát triển khai thác hải sản xa bờ là ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, bảo tồn bền vững môi trường sinh thái. Số tàu thuyền có công suất lớn tăng khá nhanh với hơn 14.000 tàu công suất đủ lớn hoạt động khai thác xa bờ. Nhờ đó, tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ đã tăng nhanh chóng, chiếm hơn 40% tổng sản lượng thủy sản khai thác. Hệ thống các cảng cá trong ngành đưa vào sử dụng đã phát huy vai trò, trong đó không ít cảng đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong ngành đã bước đầu hình thành được hệ thống dịch vụ hậu cần tuyến khơi xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ gắn với các trung tâm nghề cá. Các mô hình tổ chức sản xuất trên biển đã phát huy hiệu quả sản xuất ở nhiều nơi. Sự hiện diện dân sự của lực lượng tàu thuyền và ngư dân trên biển đã góp phần vào việc giữ vững chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Nuôi trồng thuỷ sản, từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp, tự túc, đã nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật được đổi mới không ngừng phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị kinh tế gắn với phát triển, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống nhân dân. Khi tỷ trọng diện tích nuôi mặn, lợ tăng lên, nhất là nuôi tôm, thì sản lượng nuôi, nhất là sản lượng nuôi đưa vào xuất khẩu, đã tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt. Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung, với công nghệ, cách tổ chức và quản lý tiên tiến. Các đối tượng có giá trị cao, có sản lượng lớn và có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân, đồng thời góp phần hết sức quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như cho xoá đói giảm nghèo. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam được xếp thứ 3 trên thế giới.

Tuy nhiên thời gian qua, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, điều kiện thời tiết không được thuận lợi và thiếu nước ngọt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của nước ta. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế biến thời gian qua bị tác động mạnh bởi yếu tố thời tiết cũng như áp lực tăng chi phí đầu vào trong sản xuất như giá điện, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng và đặc biệt là giá xăng dầu tăng rất cao.

Ngành chế biến thủy sản là ngành phát triển rất nhanh. Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý tiên tiến của các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp không ngừng đầu tư, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Đến năm 2008, cả nước có gần 500 doanh nghiệp thuỷ sản. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng lên do các doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, quản lý theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999,

đến nay đã có 245 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, 320 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60.6% kim ngạch xuất khẩu. EU chiếm khoảng 26.0% thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm khoảng 17.8% và 16.9% (Nguồn: Chứng khoán An Bình - Báo cáo ngành thủy sản Việt Nam).

Giá trị xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua phần lớn năm sau đều cao hơn năm trước. Nếu như năm 1995 tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là 621.4 triệu USD, thì đến năm 2008 giá trị xuất khẩu thủy sản là 4.5 tỷ USD, tuy nhiên năm 2009 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 4.25 tỷ USD giảm 5% giá trị so với năm 2008 nguyên nhân do khủng hoảng tài chính năm 2008, lan sang năm 2009 đã tác động đến thị trường các nước nhập khẩu chính mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Khối lượng xuất khẩu giảm, giá bán thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp khác, bị đối tác lợi dụng đưa giá xuống thấp, làm tổn hại đến thương hiệu và uy tín của sản phẩm cá tra của Việt Nam, dẫn đến nguy cơ mất thị trường. Ngoài ra các nguyên nhân khác như nguồn nguyên liệu không ổn định, tình hình nuôi trồng, khai thác, sản xuất không thuận lợi cũng làm tăng trưởng xuất khẩu. Nhưng đến năm 2010 tình hình xuất khẩu khả quan hơn năm 2009 và đạt giá trị xuất khẩu là 4.81 tỷ USD tăng 13% giá trị so với năm 2009. Đến nay, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới dẫn đầu về giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Bảng 3.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

GTXK 621.4 696.5 782.0 858.0 973.6 1.478.5 1.816.4 2.021.7

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

GTXK 2.199.6 2.408.1 2.732.5 3.358.0 3.763.4 4.510.1 4.251.3 4.815.0

Biểu đồ 3.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T ri ệu U S D

Bảng 3.2: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tôm đông 290.9 324.7 367.7 431.7 415.5 631.4 846.2 Cá đông 35.9 76.0 89.9 69.7 112.3 172.4 248.8 Mực đông 68.4 92.5 89.6 60.8 107.3 76.8 139.7 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tôm đông 715.7 943.6 1.084.5 1.265.7 1.262.8 1.387.6 1.315.6 Cá đông 337.5 333.7 491.5 608.8 1.083.4 1.379.1 1.968.7 Mực đông 83.7 136.3 62.5 73.9 92.5 60.8 64.8

Biểu đồ 3.2: Giá trị xuất khẩu ba mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam 0 500 1000 1500 2000 2500 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tôm đông Cá đông Mực đông

Triệu

USD

Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010

Thị trường EU Mỹ Nhật Hàn Quốc Úc Trung Quốc Asean Các thị trường khác Cơ cấu (%) 23.5% 19.3% 17.8% 7.7% 3.0% 4.9% 4.3% 19.5%

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010 EU 23.50% Mỹ 19.30% Nhật 17.80% Hàn Quốc 7.70% Úc 3% Trung Quốc 4.90% Asean 4.30% Các thị trường khác 19.50%

EU Mỹ Nhật Hàn Quốc Úc Trung Quốc Asean Các thị trường khác

Do nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu không ổn định, tình hình sản xuất và khai thác không thuận lợi nên việc nhập khẩu nguyên liệu (tôm, cá, nhuyễn thể,...) để gia công, chế biến hàng xuất khẩu đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Trong những năm gần đây, dưới sức ép cạnh tranh ngày một lớn từ các doanh nghiệp trong nước và từ các đối thủ nước ngoài, các doanh nghiệp không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản về hình thức, mẫu mã, chủng loại. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam luôn đổi mới và cải tiến công nghệ, kỹ thuật từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến, nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu ngày một khắt khe của các thị trường quốc tế.

Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá basa, cá ngừ, chả cá, mực ống, mực nang, bạch tuộc là đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, giá trị mặt hàng thủy sản xuất khẩu đứng đầu là sản phẩm tôm, tiếp theo là cá tra, cá ngừ và mực.

Mặt hàng cá tra, basa luôn chiếm ưu thế. Nếu như năm 2000, thị trường Mỹ chỉ nhập 10.7 triệu USD cá tra, basa từ Việt Nam, đến năm 2008 đã tăng lên 77 triệu USD và đến năm 2010, đạt 130 triệu USD, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Việt Nam. Đến năm 2010, hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra nằm trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đều đã vượt khỏi ngưỡng giá trị 1 tỷ USD, trong đó, mặt hàng tôm lần đầu tiên đạt hơn 2 tỷ USD. Bên cạnh đó, giá tôm xuất khẩu cũng liên tục tăng, bình quân đạt 8.530 USD/tấn; cao gấp 1.7 lần sao với cùng kỳ năm trước. Năm 2010, giá trị xuất khẩu tôm có tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản với 41.7%, xếp thứ hai là cá tra, basa 28.5% và cá ngừ với 6.1% đứng ở vị trí thứ ba, tiếp sau đó là nhuyễn thể, giáp xác và các loại cá khác.

Cùng với những thành tựu về kinh tế, sự tăng trưởng trên các lĩnh vực hoạt động của ngành đã thu hút được lao động đáng kể. Lao động trong ngành từ hơn 1.8 triệu người năm 1990 nay lên khoảng 4 triệu người những năm vừa qua, cơ cấu lao động cũng thay đổi rõ rệt, thu nhập trung bình của lao động ven biển được cải thiện đáng kể và góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nếu như hơn 20 năm trước, lao động trong ngành thủy sản chỉ tập trung chủ yếu ven biển trong khai thác ven bờ, thì đến nay không những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà lao động thủy sản còn tập trung trong nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế về xuất khẩu thủy sản như lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, nguồn lao động,…thì trong giai đoạn hiện nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít những thách thức, rủi ro như: còn chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng thế giới có xu hướng giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm, vấn đề rào cản thương mại ngày một phức tạp, sự cạnh tranh ngày một gay gắt khi mà một số quốc gia trong khu vực Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines đã có nhiều sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, củng cố và xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Nhìn chung năm 2010 ngành thủy sản đã đạt được rất nhiều thành quả đáng ghi nhận. Kỳ vọng vào năm 2011, theo kế hoạch ngành thủy sản phấn đấu mức tăng trưởng chung là 7.0% so với năm 2010. Tổng sản lượng thủy sản năm 2011 phấn đấu đạt khoảng 5.3 triệu tấn, trong đó khai thác là 2.3 triệu tấn và nuôi trồng là 3.0 triệu tấn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 44 - 50)