Đánh giá khái quát những khó khăn và thuận lợi của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Kiên Giang:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.5. Đánh giá khái quát những khó khăn và thuận lợi của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Kiên Giang:

sản xuất khẩu Kiên Giang:

3.1.5.1. Thuận lợi

- Kiên Giang có điều kiện thuận lợi về vị trí, điều kiện tự nhiên nên nuôi trồng và khai thác thủy sản được đẩy mạnh tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho hoạt động chế biến và xuất khẩu.

- Chế biến thủy sản là một trong những ngành có tỷ lệ VA/GO tương đối cao so với các ngành công nghiệp khác. Chế biến thủy sản đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn và còn nhiều hứa hẹn.

- Năng lực chế biến lớn, máy móc thiết bị được đầu tư mới hơn, hiện đại hơn, sản phẩm phong phú và đa dạng, chất lượng được nâng cao và chuyển dần từ dạng thô sang sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Công tác xúc tiến tương mại, mở rộng thị trường được quan tâm mặc dù ngành gặp phải không ít nhiều khó khăn từ những, rào cản marketing, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, rào cản thuế quan, các vụ kiện bán phá giá,…nhưng ngành thủy sản Kiên Giang vẫn đứng vững trên thị trường, hiện sản phẩm thủy sản Kiên Giang đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp chế biến như Tắc Cậu, Ba Hòn, Nam Du, An Thới,…đã được vận hành hiệu quả và tiếp tục có những đầu tư mở rộng hoặc cải tạo để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển.

- Cơ chế chính sách và môi trường đầu tư ngày một hoàn thiện và theo hướng khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Các doanh nghiệp quốc doanh dần được cổ phần hóa khiến hoạt động ngành thủy sản tỉnh hoạt động hiệu quả hơn.

3.1.5.2. Khó khăn

- Nguyên liệu tuy dồi dào nhưng công tác bảo quản sau thu hoạch chưa tốt nên chất lượng không cao, đặc biệt là sản phẩm từ khai thác. Nuôi trồng thủy sản còn phân tán và nhiều khu vực nuôi tự phát nên chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

phẩm thô còn lớn, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do trình độ quản lý còn thấp, hạn chế trong tổ chức, nắm bắt, tiếp cận thị trường, thiếu nguồn lao động được đào tạo nghề bài bản và nguyên nhân quan trọng khác là phần lớn các doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất củ, lạc hậu, hạn chế về kinh phí đầu tư thay thế và cải tiến công nghệ, hệ thống quản lý chưa đồng bộ, nhận thức về công tác tiêu chuẩn chất lượng, phát triển thương hiệu chưa cao. Các sản phẩm truyền thống như nước mắm, hàng khô còn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của hàng giả.

- Hiệu quả xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của ngành thủy sản tỉnh do còn một tỷ trọng nhất định sản phẩm phải qua trung gian. Hạn chế này không chỉ của các doanh nghiệp của tỉnh, mà còn là của tất cả các doanh nghiệp trong ngành.

- Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh. Do sử dụng nguồn vốn vay lớn (63% vốn cơ bản) nên sự ổn định sản xuất chưa cao. Việc tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng những năm gần đây cùng việc tăng giá nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất đã tạo thêm nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

- Công tác tổ chức, quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Các khu vực chế biến tập trung tuy đã hình thành nhưng chưa theo kịp tốc độ đầu tư sản xuất.

- Chất lượng môi trường công nghiệp chế biến thủy sản chưa tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lao động và dân cư xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến các ngành khác như ngành du lịch.

Nhìn chung tỉnh Kiêng Giang có tiềm năng và thế mạnh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản so với các tỉnh và địa bàn khác. Đặc biệt, với hơn 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản Kiên Giang có mặt trên 30 thị trường quốc tế. Kiên Giang đứng thứ 9 trong khu vực ĐBSCL với mức kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 triệu USD. Kinh tế thủy sản tỉnh Kiên Giang có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao và đa dạng, mấy năm gần đây ngành thủy sản đóng góp khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang).

Ngày nay, khi thương mại quốc tế đang phát triển rất nhanh, bên cạnh đó, cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), thì áp

lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản trên thế giới ngày một trở nên gây gắt hơn. Vì vậy, bên cạnh những lợi thế vốn có, hoạt động xuất khẩu thủy sản của cả nước cũng như của tỉnh Kiên Giang sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn nữa trong tương lai. Đáng chú ý và quan tâm nhất là vấn đề các rào cản kỹ thuật, các rào cản thuế quan và các rào cản thương mại khác và đặc biệt là các rào cản marketing,…của các thị trường quốc tế và khu vực. Các thị trường quốc tế ngày càng đưa ra nhiều rào cản hơn, vì thế hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu đang ngày một diễn biến phức tạp, khó nắm bắt và khó vượt qua hơn đối với hàng thủy sản Việt Nam nói chung và ngành thủy sản Kiên Giang nói riêng.

Trước những thách thức về các rào cản thương mại, đặc biệt là các các rào cản marketing đang được áp dụng ngày một nhiều hơn bởi các thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh Kiên Giang đã, đang và sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, khi mà ngành thủy sản nước ta còn nhiều hạn chế về khoa học kỹ thuật và công nghệ so với các quốc gia phát triển và các đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực.

Vì vậy việc “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Kiên Giang” là hết sức cần thiết; để từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả, có thể kiến nghị, đề xuất các giải pháp sáng tạo, nhằm mục tiêu ngày một nâng cao hiệu quả xuất khẩu, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang nói riêng và của cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 67 - 69)