CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp được khảo sát 1 Quy mô lao động của doanh nghiệp
3.2.1. Quy mô lao động của doanh nghiệp
Qua khảo sát 36 doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Kiên Giang (với tổng số mẫu được thu thập là 80 mẫu), mỗi doanh nghiệp được hỏi từ 2 đến 3 người như: Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh và Trưởng hoặc Phó phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Có thể phân cơ cấu quy mô lao động của doanh nghiệp như sau:
- Cơ sở sản xuất nhỏ: < 100 lao động.
- Doanh nghiệp nhỏ: từ 100 đến 500 lao động. - Doanh nghiệp vừa: trên 500 lao động.
ở Bảng 3.7, Phụ lục 2 và Biểu đồ 3.7 cho thấy tần suất (%) của từng loại quy mô lao động của doanh nghiệp chiếm trên tổng số doanh nghiệp được quan sát được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: doanh nghiệp vừa chiếm 63.90%; doanh nghiệp nhỏ chiếm 33.30% và cơ sở sản xuất nhỏ chiếm 2.80%.
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu quy mô lao động của doanh nghiệp
2.80%
33.30%
63.90%
Cơ sở sản xuất nhỏ (dưới 100 l ao động)
Doanh nghiệp nhỏ (từ 100 đến 500 lao động)
Doanh nghiệp vừa (trên 500 l ao động)
Nhìn chung, trên địa bàn nghiên cứu, số lượng doanh nghiệp vừa chiếm đa số, kế tiếp là doanh nghiệp nhỏ. Đây là hai nhóm doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao, điều này cho thấy tiềm lực phát triển ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Kiên Giang là rất thuận lợi như, nguồn nhân công dồi dào, gần nguồn nguyên liệu, cơ sở hậu cần khá tốt (có cảng cá chuyên dùng, có khu công nghiệp tập trung), chi phí nhân công thấp,…