Rào cản về phân phố

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT

1.1.5.Rào cản về phân phố

Sự tham gia của các thành viên trong kênh phân phối của doanh nghiệp mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhờ vào sự chuyên môn hóa và quy mô hoạt động của các nhà phân phối trung gian. Những thành viên trong kênh phân phối (nhà sản xuất, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, người tiêu dùng) giải quyết những vấn đề không thống nhất giữa các phân loại hàng hóa và dịch vụ người tiêu thụ, hàng hóa công nghiệp và hàng hóa tiêu dùng cá nhân (Nguồn: Marketing Đương Đại, tác giả: Ngô Bình và Nguyễn Khánh Trung ).

Rào cản về phân phối có liên quan tới các kênh phân phối nước ngoài phức tạp, tiếp cận các kênh phân phối quốc tế, tìm đại diện ở nước ngoài đáng tin cậy, duy trì kiểm soát đối với các đại diện nước ngoài và khó khăn trong việc trữ hàng ở nước ngoài (Leonidou, 2004). Hầu hết các thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam được các nước phát triển kênh phân phối bao gồm nhiều lớp, hệ thống phân phối trực tiếp phổ biến, phạm vi và chất lượng của các dịch vụ được cung cấp bởi các thành viên phân phối khác nhau giữa các quốc gia (Terpstra và Sarathy, 2000). Phức tạp của hệ thống phân phối tạo ra những khó khăn nghiêm trọng cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp phải đối mặt với các khó khăn để có được đại diện đáng tin cậy ở nước ngoài bởi vì rất khó để tìm đại diện nước ngoài người có thể đáp ứng những yêu cầu (cơ sở vật chất), hoạt động (cơ sở kho bãi), và thị trường uy tín, (Leonidou, 2004). Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề tiếp cận các kênh phân phối ở các thị trường ở nước ngoài. Điều này là rất phổ biến bởi vì một số kênh phân phối đã bị chiếm lĩnh bởi các đối thủ cạnh tranh, hoặc hoạt động của kênh phân phối là quá tốn kém để quản lý, hoặc quyền lực thuộc về một nhà phân phối nào đó, người kiểm soát nhập khẩu ở các mức độ khác nhau của hệ thống ( Czinkota và Ronkainen 2001 ).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến kết QUẢ XUẤT KHẨU của các DOANH NGHIỆP THỦY sản tại TỈNH KIÊN GIANG (Trang 32 - 33)