Rác thải tại cầu cảng trên đảo Lý Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 86)

- Hàm lượng các hợp chất chứa N

Nồng độ N-NO2-

, N-NO3- trong nước vùng Lý Sơn qua 2 đợt thu mẫu mùa

khơ và mưa ở các vị trí khác nhau khơng có sự sai khác và ở mức an tồn với tất cả

các điểm đều ở dưới mức 0,01mg/l. Silicat (SiO32-) nghèo, trung bình 0,007 mg/l.

Tuy nhiên, nồng độ N-NH4+ vượt giới hạn cho phép của QCVN 10:2008 từ

1,5 – 6 lần trong khi nồng độ N-NO2- và N-NO3- lại thấp, cho thấy thủy vực có dấu

hiệu bắt đầu bị ơ nhiễm dinh dưỡng hợp chất chứa nitrogen.

Tóm lại, hiện trạng mơi trường nước xung quanh đảo Lý Sơn nhìn chung có

dấu hiệu ơ nhiễm đối với các chỉ tiêu về DO tại một số vị trí lấy mẫu từ ngọn hải

đăng đến cầu cảng, BOD5 và COD tại khu vực tập trung các hoạt động cảng và nhà

nghỉ, khách sạn, các chỉ tiêu còn lại đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, chất lượng ven bờ đảo Lý Sơn đang bị ảnh hưởng bởi các chất thải sinh hoạt (nước thải và chất thải rắn hữu cơ), chất thải từ tàu thuyền (dầu mỡ, nước la canh). Đều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của các thủy sinh vật ven bờ, gây mất mỹ quan.

3.4.2. Hiện trạng chất thải rắn

Trước 9/2009, Lý Sơn đã xây dựng Bãi rác tập trung cách khu dân cư thôn Đồng Hộ khoảng 500m về phía đơng. Cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cịn gặp nhiều khó khăn. Rác thải của huyện thu gom chủ yếu là rác sinh hoạt, nhưng Lý Sơn là vùng nông thôn, nên lượng rác không những là rác sinh hoạt mà cịn rác thải (từ phụ phế phẩm nơng nghiệp, lá cây dọn vườn…) đều phải thu gom vận chuyển chung với rác sinh hoạt, chuyển đến bãi để xử lý, lượng rác trong ngày quá nhiều không thể vận chuyển hết rác. Do chưa có hệ thống xử lý, chỉ dùng biện pháp đốt , phun thuốc khử mùi, chôn lấp chưa hiệu quả mùa mưa không thể phơi khô, chỉ phun thuốc khử mùi, bón voi và đào hố chơn lấp.

Diện tích của bãi rác thải nhỏ, trong thời gian ngắn xử lý theo phương pháp đốt và chôn lấp sẽ đầy, không đáp ứng lượng rác sinh hoạt thải ra hằng ngày.

Về phương tiện thu gom: Cả huyện có 2 xe cuốn ép rác, 62 thùng và 9 xe đẩy cải tiến

Đội thu gom rác thải gồm 12 người được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008 đến tháng 09/2009 hoạt động đi vào nềp nếp được nhân dân đồng tình ủng hộ thì ngừng hoạt động, bước đầu đem lại một số kết quả khả quan về môi trường khơng cịn tình trạng vức rác thải bừa bãi ở ven bờ biển và khu vực xung quanh khu dân cư. Sau đó do cơn bão số 9 đã san bằng bãi rác. Đến nay Đội thu gom rác thải vẫn chưa đi vào hoạt động, tình trạng vức rác thải bừa bãi lại tiếp diễn cho đến nay.

Với hơn 21 nghìn dân, lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày khoảng khoảng 8-10 tấn rác thải từ các khu dân cư thải ra, trong đó chủ yếu được đổ ra biển đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường. Đây là một vấn đề nhức nhối cần sớm được giải quyết.

Hình 3.20: Ngƣời dân vơ tƣ xả rác ra biển

Ngồi rác thải sinh hoạt, chất thải rắn trên đảo cịn từ nguồn thải chăn ni và từ các cơng trình khơng đạt tiêu chuẩn của các hộ gia đình trên đảo. Hầu hết các hộ gia đình có hoạt động chăn ni đều chưa xây dựng hầm biogas, nhà vệ sinh tự hoại.

Ngoài nguyên nhân khách quan, ý thức của người dân chưa cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác thải trơi nổi gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường ven bờ biển vẫn tiếp tục diễn ra. Đây thực sự là nguồn dịch bệnh, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển và cuộc sống của những lồi thủy sinh

3.4.3. Hiện trạng mơi trƣờng đất

Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về hiện trạng môi trường đất trong quá trình sử dụng ở đảo Lý Sơn (cụ thể về những yếu tố lý học, hóa học). Tuy nhiên, ta có thể phân tích những tác động mà q trình sử dụng đất mang lại, từ đó thấy được nguy cơ đối với môi trường đất của đảo Lý Sơn. Tác động đến mơi trường trong q trình sử dụng đất được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Diện tích đất chưa sử dụng (mặt bằng và đất đồi núi chưa sử dụng) còn nhiều, gây nguy cơ xói mịn cao

- Diện tích phủ xanh của rừng rất thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự rửa trôi

- Trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, phương thức làm đất truyền thống vẫn được áp dụng rộng rãi, mơ hình trồng tỏi khơng dùng cát san hơ được thực hiện nhưng sau đó khơng đưa vào nhân rộng.

- Tình trạng thải rác thải bừa bãi khơng những ra biển mà cịn cả trên đảo làm ảnh hưởng đến mơi trường đất, nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học tràn lan trong sản xuất nông nghiệp là một nguy cơ gây ô nhiễm mơi trường đất và làm thối hóa đất.

Quỹ đất nâu đỏ đã thu hút khoảng 62% lao động và nuôi sống khoảng gần 50% số dân huyện đảo. Tuy nhiên, do việc khai thác chưa hợp lý (khai thác đất để canh tác hành tỏi, khơng hồn ngun, diện tích đất dành cho nghĩa trang khá lớn và phân tán quanh đảo, diện tích vườn tạp nhiều,…) ảnh hưởng đến môi trường. Tập quán trồng hành tỏi theo phương pháp truyền thống đã làm cho các loại đất trên đảo bị biến đổi, xáo trộn về mặt phẫu diện, thành phần cơ giới, và tính chất đất, hình thành nên những loại đất nhân sinh đặc biệt, khác xa so với đất liền:

- Tầng đất mỏng chứa nhiều đá lẫn (gồm bom và tro núi lửa)

- Đất nâu đỏ, nâu vàng, biến đổi do canh tác hành, tỏi - Đát cát san hô biến đổi do canh tác hành tỏi

Cho đến nay, hầu như toàn bộ cát san hô trên các bãi cát bồi tụ ở các thềm biển đã bị khai thác để làm nền đất cho các ruộng trồng tỏi, bãi biển chỉ còn trơ đá gốc lởm chởm, sắc cạnh, làm mất giá trị bãi tắm.

Cát san hô phủ lên đất thịt làm cho đất ngày càng kiềm hóa mạnh, do cát san

hơ ở Lý Sơn có tỷ lệ CaO cao (40%), song tỷ lệ Kali rất thấp, SiO2 thấp. Hậu quả là

đất hình thành trên nền bazan ở Lý Sơn có phản ứng kiềm hoặc kiềm yếu, nên các vi lượng nằm dưới dạng cây khó tiêu khiến cho việc bón urê đạt hiệu quả thấp, do đó phải bón nhiều phân đạm.

Trong q trình canh tác hàng năm, do đổ cát san hơ, q trình canh tác dẫm đạp nhiều làm cho cấu trúc đất trở nên chặt, nước không thể ngấm xuống được dưới sâu, gây ảnh hưởng đến việc phục hồi nước ngầm tầng nơng.

3.4.4. Hiện trạng mơi trƣờng khơng khí

Thường xuyên có hàng trăm tàu cá cùng nổ máy quanh đảo, hàng chục máy phát điện và các trạm rađa hoạt động, những ảnh hưởng này chưa được các cơ quan chức năng xác định rõ. Ngoài ra, xe cộ trên đảo rất nhiều, khói bụi từ các phương tiện phát ra cũng đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm tại Lý Sơn.

Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm mơi trường khơng khí trên huyện đảo Lý Sơn chưa gây ra những tác động đến HST cũng như đa dạng sinh học khu vực biển ven bờ của huyện. Tuy nhiên, sau khi các cơng trình hồn thành đi vào hoạt động cần phải có những nghiên cứu và đánh giá về tác động của chúng đến tài nguyên và môi trường biển nhằm hạn chế những tác động của chúng đến môi trường biển.

3.5. Hiện trạng các hệ sinh thái đặc trƣng 3.5.1. Hiện trạng HST san hô 3.5.1. Hiện trạng HST san hô

Hiện nay, HST rạn san hô đảo Lý Sơn đang bị suy giảm nghiêm trọng trong nhiều năm qua bởi các hoạt động khai thác thủy hải sản của các ngư dân địa phương. Tình trạng sử dụng thuốc nổ và chất gây mê để đánh bắt cá trong khu vực rạn san hô đã làm mất đi vĩnh viễn khu hệ san hô. Cùng với các ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu tồn cầu, đặc biệt mực nước biển dâng và sự tăng của nhiệt độ nước biển cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến san hô.

3.5.2. Hiện trạng HST thảm cỏ biển

Diện tích cỏ biển và rong biển tại Lý Sơn là khá cao, tuy nhiên với tốc độ ảnh hưởng và phát triển như hiện nay, diện tích sẽ bị suy giảm đáng kể trong tương lai. Các thảm cỏ biển đang phải đối mặt với nguy cơ khai thác cát để trồng tỏi, phá hủy nơi sinh cư của cỏ biển. Để có thể thu hoạch 400 đến 500 tấn tỏi mỗi năm, nhân

dân đảo Lý Sơn phải khai thác 70.000m3 cát làm nền khi trồng tỏi. Tình trạng khai

thác cát để trồng tỏi khiến Lý Sơn hàng năm phải mất 5 đến 7 ha do nạn xâm thực của thuỷ triều [8].

Hoạt động của tàu thuyền, xây dựng cảng và đô thị: Hoạt động của con người ngày càng gia tăng ở vùng ven biển đang trở thành nguyên nhân chính làm thay đổi HST cỏ biển (như: thuyền bè neo đậu, sử dụng phương thức đánh bắt huỷ diệt, khai thác bừa bãi, các cơng trình xây dựng ở các khu vực ven biển) thơng qua đó con người tác động lên chất lượng nước và trầm tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự sống của cỏ biển đồng thời làm thay đổi lưới thức ăn trong môi trường biển mà cỏ biển là một mắt xích quan trọng [8]. Khu vực Bến Đình, nơi có diện tích cỏ biển lớn nhất đảo, đang được nạo vét để xây dựng thành nơi trú bão cho tàu thuyền. Việc nạo vét lòng kênh vào đổ thải bùn đất lên khu vực vùng triều để lấn biển đã làm tiêu diệt một phần cỏ biển. Ước tính sau khi hồn thành cảng, hơn một nửa diện tích thảm cỏ biển sẽ bị mất.

Phương tiện khai thác mang tính hủy diệt: đảo Lý Sơn có số lượng tàu giã cào và cào bay (cào đôi) rất lớn, khai thác cá bằng mìn và chất độc. Tuy những phương tiện này bị cấm hoạt động khai thác ở vùng nước nông ven bờ nhưng chúng cũng thỉnh thoảng lén lút hoạt động trong vùng phân bố của thảm cỏ biển ở phía đơng và phía bắc đảo. Hoạt động của tàu thuyền giã cào hoặc cào bay làm trốc hết gốc rễ cỏ biển và làm gia tăng trầm tích trong cột nước khiến cho thảm cỏ biển bị hủy hoại, nguồn giống và nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt.

Bão và các thiên tai khác đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến các bãi cỏ biển của khu vực. Hàng chục hố cát trong các thảm cỏ biển do bão tạo thành, có hố sâu đến 2 mét [20]. Bão và sóng lớn đã đánh bật rễ của cỏ biển và làm cho cỏ biển bị chết. Biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nước biển ấm lên, cũng là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm diện tích cỏ biển.

3.6. Thuận lợi và thách thức

Từ việc đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, việc khai thác và sử dụng tài nguyên và hiện trạng mơi trường đảo Lý Sơn, ta có thể rút ra những kết luận về những điều kiện thuận lợi và những thách thức mà Lý Sơn đang phải đối mặt để từ đó tìm ra định hướng phù hợp cho sự phát triển bền vững đảo biển Lý Sơn như sau:

3.6.1. Thuận lợi

- Vị trí địa lý: Lý Sơn có một vị trí chiến lược, cách đất liền khơng xa, nằm án ngữ về phía Đơng miền Trung Trung Bộ, nằm trên con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa ngõ Dung Quất, bao quát toàn bộ tuyến đường giao thông trên biển Đông từ Bắc vào Nam và ngược lại, có thể là cầu nối và đóng một vai trị quan trọng trong dịch vụ dầu khí đối với q trình khai thác dầu khí ở hai bồn trũng Phú Khánh và Hoàng Sa trong tương lai

- Địa hình, địa mạo: đặc điểm của địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển. Cùng

với đó là địa hình bờ biển có các hạng động đẹp và địa hình núi lửa tạo nên các góc nhìn hùng vĩ có giá trị về tham quan khám phá thiên nhiên trong phát triển du lịch.

- Thổ nhưỡng: đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm phần lớn diện tích đất của đảo 845ha, khoảng trên 80% diện tích đất tự nhiên toàn huyện đảo, đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo, vì đa số diện tích (khoảng 558ha) đất nâu đỏ trên

đá bazan có tầng dày trên 1m và độ dốc dưới 8o, khá màu mỡ, hàm lượng các chất

dinh dưỡng từ trung bình trở lên, thích hợp cho nhiều loại cây cơng nghiệp.

- Khí tượng thủy văn: nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm khơng khí cao, lượng mưa ẩm cao, gió quanh năm từ 3m/s đến 6,5m/s tạo điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật phát triển, tích tục nước ngầm đáp ứng nhu cầu dân sinh. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch quanh năm.

- Hải văn: Đảo Lý Sơn là nơi chuyển tiếp hệ thống hoàn lưu bề mặt biển thời kỳ gió mùa Tây Nam và gió mùa Đơng Bắc tạo ra thời gian dừng khi chuyển tiếp từ gió Đơng Bắc sang gió Tây Nam tạo nên sự ”dừng” của vật chất. Thành phần vật chất, các chất dinh dưỡng, các chất lơ lửng ”dừng” lại xung quanh đảo tạo ra điều kiện cho các HST phát triển. Một lý do khác, khi dịng chảy Đơng Bắc theo gió mùa Đơng Bắc dịch chuyển xuống phía Nam, nước ấm đưa dần xuống phía Nam, sinh

vật sẽ chạy theo dòng chảy 25oC, và mùa cá ở miền Trung sẽ lùi dần về phía Nam

vào mùa đơng tạo ra sự phong phú các giống lồi tại đây.

- Tài nguyên nước: Lượng mưa trung bình năm trên đảo Lý Sơn là trên 2000mm, đó là một lượng mưa khá lớn, những tháng trong năm có lượng mưa lớn là tháng 8 đến tháng 12, tạo điều kiện tích nước trên cơng trình hồ chứa nước núi

Thới Lới với tổng dung tích sử dụng 2700m3. Dân cư trên đảo Lý Sơn phân bố trên

một diện tích nhỏ nên Lý Sơn hồn tồn có khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho toàn huyện bằng nguồn nước mưa dự trữ

- Tài nguyên đất: đất chưa sử dụng còn khoảng 239ha, chiếm 24% tổng diện tích đất tự nhiên của tồn huyện, chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng phát triển

rừng, xây dựng một số cơng trình thủy lợi và mở rộng các cơng trình cơng cộng, phúc lợi

- Đa dạng sinh học: bao gồm đa dạng về loài, đa dạng về gen và đa dạng về các HST. Vùng biển Lý Sơn là khu vực có điều kiện tự nhiên rất đặc thù và có độ đa dạng sinh học cao với trên 700 lồi động thực vật biển có giá trị nguồn lợi là rất lớn nếu khai thác phù hợp.

- Tài nguyên nhân văn: Lý Sơn có nhiều di chỉ văn hóa, di tích lịch sử có một khơng hai gắn với bề dày lịch sử của huyện đảo.

- Nguồn nhân lực: Với số dân trên 21.000 người, trong đó, lực lượng lao động của huyện là 10.448 nguời, chiếm khoảng 50% tổng dân số toàn huyện. Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện bởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được giải quyết.

3.6.2. Thách thức

Có bốn thách thức mà Lý Sơn phải đối mặt hiện nay, đó là:

- Nước ngọt trên đảo vốn dĩ khan hiếm đang ngày càng bị nhiễm mặn và cạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 86)