Tốc độ gió trung bình và mạnh nhất tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 40)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Vtb (m/s) 5,1 4,8 4,8 4,3 3,4 2,8 2,7 2,8 3,6 5,2 6,6 6,5

Vmax (m/s) 19 16 20 20 26 20 18 24 32 34 34 24

(Nguồn: Tài liệu khí tƣợng Quảng Ngãi, 2010)

Với tính chất đặc trưng của đảo, Lý Sơn ln có gió quanh năm từ 3m/s đến 6,5m/s

Tốc độ gió mạnh nhất đo được: 34m/s hướng NW xảy ra ngày 15/10/1985, thời gian có cơn bão CECILL - 8521 và hướng N xảy ra ngày 12/11/2001, do ảnh hưởng cơn bão LINGGING - 0123 đổ bộ vùng này.

Bảng 3-6: Bảng tần suất gió theo các hƣớng

Hƣớng L ặn g N NNE NE EN E E E S E SE SSE S SSW SW WS W W WNW NW NNW Tần suất (%) 7,65 5,96 13,04 1,56 3,34 1,85 18,79 6,09 5,34 1,59 2,94 0,71 1,88 2,72 15,77 3,86 7,65

(Nguồn: Tài liệu khí tƣợng Quảng Ngãi, 2010)

hành hướng Tây Bắc (NW); tháng 10, 11, 12 và tháng I thịnh hành hướng Đơng Bắc; riêng tháng 2 gió xuất hiện chủ yếu theo 2 hướng là Đông Nam (SE) và Tây Bắc (NW).

3.1.4.5. Bão

Quảng Ngãi là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của giơng bão, có những năm có tới 4 ÷ 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi như các năm 1984 và 1990. Số lượng các cơn bão đổ bộ vào Miền Trung trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên.

3.1.5. Điều kiện hải văn

3.1.5.1. Chế độ mực nước

Theo số liệu quan trắc mực nước triều tại huyện đảo Lý Sơn trong vòng 1 tháng (theo cao độ Hải đồ) của Trung tâm tư liệu thủy văn Quốc Gia, cho thấy chế độ triều ở đây chủ yếu là chế độ nhật triều không đều (mỗi ngày một lần nước lên và một lần nước xuống); số ngày nhật triều chiếm khoảng 18-22 ngày.

Bảng 3-7: Tần suất mực nƣớc giờ tại Lý Sơn

Đơn vị: Cm; Hệ cao độ Hải đồ

P(%) 1 3 5 10 30 50 70 90 95 98 99

Htriều 231 227 222 214 197 187 178 164 156 148 144

Hgiờ 214 203 197 187 162 144 123 97 85 73 64

Ht.bình 179 172 168 161 149 142 135 127 124 121 117

Hc.triều 148 139 133 125 108 97 85 68 60 53 47

(Nguồn: Trạm khí tƣợng Hải văn Lý Sơn, 2011)

Chế độ thủy triều ở đảo ảnh hưởng đến tàu thuyền ra vào cầu cảng. Khi triều lên, tàu thuyền vào cầu cảng thuận lợi, khi triều xuống thì tàu thuyền vào khó khăn hơn. Nếu cầu cảng thấp thì việc phụ thuộc vào chế độ thủy triều là rất lớn. Cụ thể, nhìn vào bảng 3-8 ta có thể thấy để tàu có thể ra vào cầu càng bất kỳ lúc nào (tần suất đạt mực nước đạt 99%) thì tàu đó phải chịu được mức nước 144cm. Những con tàu chịu được mực nước 144cm là những tàu bé. Tương tự như vậy, mực nước triều

đạt trên 200cm chỉ chiếm tần suất 30% và do vậy, tàu có trọng tải lớn rất khó vào được, đặc biệt là trong điều kiện nhật triều (mỗi ngày chỉ vào được một lần). Trong phát triển du lịch, chế độ thủy triều có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa đón khách bằng tàu du lịch nếu phát triển du lịch trên đảo.

3.1.5.2. Sóng

Theo tài liệu thu thập được cho thấy, sóng mạnh chủ yếu xuất hiện trong mùa đông (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), có hướng Đơng Bắc do có gió mùa Đơng Bắc với chiều cao sóng từ 1m đến 4m (sóng nước sâu). Vào mùa hè, sóng ngồi khơi có hướng chủ đạo từ phía Nam (từ tháng 4 đến tháng 9), với chiều cao trung bình đạt 0,6m đến 1,0m tại khu vực nước sâu.

3.1.5.3. Hệ thống dòng chảy biển

Dịng chảy trong biển Đơng đóng một vai trị quan trọng trong hệ thống các quá trình động lực biển và có ảnh hưởng quyết định đến các quá trình thủy văn khác của khu vực. Dịng chảy trong biển Đơng được hình thành và phụ thuộc lớn vào chế độ gió mùa. Sự phụ thuộc đó được thể hiện bởi hệ thống dịng chảy trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc và thời kỳ gió mùa Tây Nam.

+ Dịng chảy trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc:

Trong thời kỳ này trên tồn biển Đơng dịng chảy gần như có hướng Đơng Bắc - Tây Nam. Riêng khu vực phía Tây sát bờ biển Trung Trung bộ dịng chảy gần như có hướng Bắc Nam. Trong vùng gần bờ hướng chảy gần như song song với đường đẳng sâu. Nước có nhiệt độ thấp, độ muối cao từ phía Bắc xuống chiếm ưu thế ở tầng sâu. Sự hoạt động của hệ thống dịng chảy trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc đã gây nên các hiện tượng dao động mực nước của dãy ven bờ. Do tính chất của mơi trường liên tục nên trong thời kỳ này dọc bờ phía Tây biển Đơng thường xuất hiện các khu vực nước chìm (nước từ tầng mặt chìm xuống tầng sâu), hiện tượng nước chìm dẫn đến sự nghèo chất dinh dưỡng cho các loại sinh vật.

+ Dịng chảy trong thời kỳ gió mùa Tây Nam:

Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam hướng dịng chảy hầu như ngược lại trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc. Trên tồn biển Đơng dịng chảy hầu như có hướng Tây Nam - Đơng Bắc. Sự hoạt động của dịng chảy trong thời kỳ gió mùa Tây Nam đã dẫn đến sự ảnh hưởng dao động mực nước của dãy ven bờ ngược lại trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc. Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, vạch bờ miền Trung nằm bên trái hướng gió. Dưới tác dụng của gió mùa Tây Nam, dịng tồn phần của hải lưu gió dịch chuyển vng góc về bên phải hướng gió ra xa bờ. Kết quả dẫn đến phát sinh hiện tượng nước rút ở ven bờ và làm hạ thấp mực nước trong mùa này.

Tháng 2 Tháng 8

Hình 3.2: Hệ thống dịng chảy biển tháng 2 và tháng 8

Do tính chất của mơi trường liên tục, khi nước tầng mặt dịch chuyển từ bờ ra khơi, kết quả ở ven bờ nước ở tầng sâu chuyển động lên bù vào nước ở tầng mặt bị

mất, dẫn đến sự hình thành các vùng nước trồi3 khu vực ven bờ miền Trung. Dưới tác dụng các vùng nước trồi, vật chất hữu cơ được dịch chuyển từ tầng đáy lên tầng mặt sản sinh các vùng giàu thức ăn cho các loại rong tảo nảy nở và làm thức ăn cho các loài sinh vật. Các khu vực nước trồi có giá trị kinh tế cao, ở đó thường hình thành các ngư trường. Đồng thời nước ở tầng sâu có nhiệt độ thấp chuyển động lên tầng mặt góp phần làm cho khí hậu quanh vùng mát dịu hơn. Chính vì vậy, khi hai dòng chảy gặp nhau tại đảo Lý Sơn, chúng có thời gian ngừng và tích tụ vật chất. Do đó, HST ở đảo Lý Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Như vậy, đảo Lý Sơn là nơi chuyển tiếp hệ thống hoàn lưu bề mặt biển thời kỳ gió mùa Tây Nam và gió mùa Đơng Bắc tạo ra thời gian dừng khi chuyển tiếp từ gió Đơng Bắc sang gió Tây Nam tạo nên sự ”dừng” của vật chất. Thành phần vật chất, các chất dinh dưỡng, các chất lơ lửng ”dừng” lại xung quanh đảo tạo ra điều kiện cho các HST phát triển. Một lý do khác, khi dịng chảy Đơng Bắc theo gió mùa Đơng Bắc dịch chuyển xuống phía Nam, nước ấm đưa dần xuống phía Nam, sinh

vật sẽ chạy theo dòng chảy 250C, và mùa cá ở miền Trung sẽ lùi dần về phía Nam

vào mùa đơng tạo ra sự phong phú các giống loài tại đây.

3.1.5.4. Các đặc trưng nhiệt độ nước biển

+ Sự phân bố theo mùa đông và mùa hè của nhiệt độ nước biển: * Mùa Đông:

Vào mùa đông, nhiệt độ nước biển ở tầng mặt gần như đồng nhất (25 ÷

25,5oC). Khu vực Đơng Nam tỉnh Quảng Ngãi có nhiệt độ nhỏ hơn 25oC và tăng

dần lên Tây Bắc có nhiệt độ lớn hơn 25,5oC. Đường đẳng trị nhiệt độ phân bố thưa

thớt chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Xuống đến tầng 50m đường đẳng trị

nhiệt độ quay dần theo hướng song song với vạch bờ. Nhiệt độ gần bờ là là 24oC và

ngoài khơi là 25oC. Đến tầng sâu 200m nhiệt độ hạ thấp nhanh chóng xuống cịn

trong khoảng từ 14,5 ÷ 16oC. Khi này bắt đầu xuất hiện lưỡi nước nhiệt độ thấp hơn

14,5oC theo hướng Đông Bắc -Tây Nam đi vào bờ.

* Mùa hè:

Sự phân bố nhiệt độ nước tầng mặt trong mùa hè, trừ khu vực nhỏ từ Lý Sơn xuống phía Nam và đến Quy Nhơn, hình thành vùng nhiệt độ thấp có giá trị nhỏ

hơn 28oC, phần lớn khu vực cịn lại của miền biển có giá trị lớn hơn 28,5oC. Xuống

tầng 20m khu vực nhiệt độ thấp ở Quy Nhơn vẫn cịn tồn tại và có nhiệt độ nhỏ hơn

26oC, nhiệt độ có xu thế tăng từ bờ ra khơi. Tại tầng này trung tâm nước có nhiệt độ

thấp được dịch chuyển ra giữa miền biển với nhiệt độ nhỏ hơn 22oC.

Điều đáng chú ý trong mùa hè là sự hình thành một vùng nhiệt độ thấp ở

tầng mặt sát bờ biển Quảng Ngãi. Sự hình thành trung tâm này có thể có nguyên nhân là hiện tượng nước trồi (nước chuyển động từ tầng sâu lên tầng mặt) trong thời kỳ gió mùa Tây Nam. Như vậy, dù mùa đông hay mùa hè, nhiệt độ nước biển tầng

mặt có sự ổn định (từ 25-28oC), tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển của các loài

sinh vật và du lịch.

3.1.6. Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên

3.1.6.1. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên huyện đảo Lý Sơn chưa được tổ chức điều tra đánh giá một cách cơ bản. Song, sơ bộ cho thấy các loại tài nguyên khác trên địa bàn huyện rất hạn chế, nghèo nàn, chủ yếu là vật liệu xây dựng và phụ gia xi măng như đá xây dựng, cát nén, vật liệu không nung. Quan trọng hơn cả là đá bazan, mặc dù chưa được xác định một cách chính xác, song có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu xây dựng các cơng trình dân dụng trên đảo. Đá phân bố tập trung chủ yếu tại Gù đá (thông Tây Lý Vĩnh), một số khu vực ngọn hải đăng (xã An Hải)

3.1.6.2. Tài nguyên nước a. Nước mặt

Lượng mưa trung bình năm trên đảo Lý Sơn là trên 2000mm, đó là một lượng mưa khá lớn, những tháng trong năm có lượng mưa lớn là tháng 8 đến tháng 12. Tuy nhiên, do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt, cộng với việc diện tích đảo nhỏ nên mạng suối trên đảo kém phát triển, chỉ có một số con suối nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng rất thấp. Mặt khác, do lớp phủ thực vật trên đảo rất mỏng, khơng có gì che chắn nên việc tích trữ nước mặt là khơng nhiều. Trước đây, đảo Lý Sơn chưa có biện pháp trữ nước để phân phối cho dân cư trong mùa khô hạn, nước mưa được thoát ra biển theo các cống thải, do đó tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra thường xuyên. Đầu năm 2012, để phục vụ cho nhu cầu nước ngọt của người dân trên đảo vào mùa khô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lý Sơn - chủ đầu tư xây dựng đã xây đập để ngăn giữ nước ngọt trên họng núi lửa của đỉnh Thới Lới. Cơng trình hồ chứa nước núi Thới Lới

với tổng dung tích sử dụng 2700m3 có khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho toàn

Theo đánh giá khảo sát thì 85,2% dân số cho rằng việc cấp nước trên đảo Lớn dồi dào, chất lượng nước tốt, bởi trên đảo có các núi lửa hình phễu dự trữ nước mưa rất tốt. Hiện nay bà con vẫn lấy nước ngọt để tưới hành tỏi, gây lãng phí nước ngọt rất lớn. Trên đảo Bé nước sinh hoạt phải chở từ đảo Lớn qua với giá

140.000VNĐ/m3.

b. Nước ngầm

Trong huyện đảo Lý Sơn tồn tại 3 tầng chứa nước trong đó có 2 tầng chứa nước lỗ hổng (Holocen và Pleistocen) với tổng trữ lượng tĩnh tự nhiên là

97m3/ngày, trữ lượng động tự nhiên là 1.602m3/ngày và 1 tầng chứa nước khe nứt

các thành tạo bazan với trữ lượng tĩnh tự nhiên là 1.898m3/ngày và trữ lượng động

tự nhiên là 7.942m3/ngày, trữ lượng khai thác là 1.299,38m3/ngày [9] (hình 3.4)

Trên đảo Lớn, nước ngầm được hình thành do các cánh rừng và miệng núi lửa giữ lại. Tuy nhiên, qua hàng chục năm khai hoang, diện tích rừng trên đảo Lớn hầu như khơng cịn nữa. Nước ngầm chủ yếu được người dân dùng vào việc tưới tiêu hoa màu.

Đảo Bé (xã An Bình), khơng có nguồn nước ngầm, nên nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước mưa được bà con dự trữ trong các hồ chứa. Thời tiết nắng hạn dài ngày trong những mùa khơ nên lượng nước tích trong các hồ chứa của hầu hết các hộ dân trên đảo đã khô cạn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của trên 400 nhân khẩu trên đảo. Thiếu nước sinh hoạt cuộc sống của hàng trăm hộ dân đảo Bé gặp khơng ít khó khăn, nhiều hộ gia đình đã phải bỏ tiền triệu để mua nước được vận chuyển từ đảo Lớn sang, nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, thu nhập của người dân.

Do ảnh hưởng của biển và thủy triều nên 2 tầng chứa nước lỗ hổng nằm gần biển có diện tích bị nhiễm mặn khá lớn (13,5ha) và con số này đang ngày một gia tăng. Tầng chứa nước khe nứt cũng bị nhiễm mặn ở những nơi tiếp giáp với các tàng chứa nước lỗ hổng với diện tích nhiễm mặn là 39,0ha. Đây là một khó khăn nghiêm trọng đối với sự phát triển của huyện đảo Lý Sơn.

3.1.6.3. Tài nguyên đất

Đất cát vàng ven biển có diện tích 42ha, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên, phân bố viền quanh đảo và tiếp giáp với mép nước biển. Loại đất này thích hợp với phát triển lâm nghiệp (rừng phịng hộ chắn sóng)

Đất cát biển có diện tích 110ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên, tập trung phần lớn ở xã An Vĩnh. Diện tích đất này đã được sử dụng chủ yếu để xây dựng khu dân cư và cải tạo để sản xuất nông nghiệp

Đất nâu đỏ trên đá bazan có diện tích 845ha, chiếm 84,76%. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo, vì đa số diện tích (khoảng 558 ha) đất nâu đỏ

trên đá bazan có tầng dầy trên 1m và có độ dốc dưới 8o, khá màu mỡ, hàm lượng

các chất từ trung bình trở lên, thích hợp cho nhiều loại cây cơng nghiệp.

Trong đó, nhóm đất chưa sử dụng cịn khoảng 239ha, chiếm 24% tổng diện tích đất tự nhiên của tồn huyện, chủ yếu là đất đồi núi trọc, có khả năng phát triển

rừng, xây dựng một số cơng trình thủy lợi và mở rộng các cơng trình cơng cộng, phúc lợi

3.1.6.4. Tài nguyên rừng

Diện tích phủ xanh của rừng trên đảo dưới 10ha trên tổng diện tích đất tự nhiên là 988,97ha. Như vậy, độ phủ xanh là quá thấp. Trên đảo có 180ha đất đồi núi và 75ha đất núi đá khơng có rừng cây có thể phục vụ việc trồng cây gây rừng. Một điều dễ nhận thấy ngay từ khi nhìn thấy đảo là những ngọn đồi trọc, khơng có cây xanh, hệ thực vật trên núi nghèo nàn, chủ yếu là những trảng cỏ, cây bụi. Theo các tài liệu nghiên cứu, cách đây khoảng trên dưới 100 năm diện tích rừng trên huyện đảo khá lớn, chiếm trên 70% diện tích huyện đảo với hệ thực vật khá phong phú, đa dạng, song do quá trình khai thác của con nguời đến nay diện tích rừng của huyện hầu như khơng cịn.

Các cây lâm nghiệp ở đảo chủ yếu bao gồm: dương liễu (phi lao), bạch đàn, thơng, keo.

Diện tích rừng đã ít, cơng tác phịng hộ cháy rừng cũng chưa được đề cao. Chỉ tính riêng trong năm 2011, theo số liệu thống kê của Phòng Kinh tế và hạ tầng nơng thơn, trên huyện đảo đã có tới 4 vụ cháy rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dân chưa cao khi đốt bờ sơ ý bỏ ra về.

3.1.6.5. Tài nguyên biển

Do đặc thù là đảo biển, không chịu ảnh hưởng của đất liền, nước biển Lý Sơn mang đặc trưng của vùng nước biển sâu, màu mặt nước xanh thẳm, độ trong suốt lớn, biển thống, hồn lưu nước trao đổi trực tiếp với biển Đông. Nhiệt độ nước biển biến động lớn nhất xảy ra ở lớp nước mặt và giảm dần đến độ sâu 200m. Nhiệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)