3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên
3.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình của Lý Sơn có nhiều các núi lửa cổ và có nhiều các vùng đất đá mấp mơ, khơng có sơng ngịi lớn (chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độ cao trung bình từ 20 ÷ 30m so với mực nước biển. Đồng bằng tích tụ - mài mịn nghiêng thoải, bị chia cắt bởi các máng trũng với độ sâu khác nhau. Điểm sâu nhất trong lãnh thổ huyện là 120m, ở phía Đơng.
Hình 3.1: Bản đồ đẳng sâu khu vực biển ven bờ Lý Sơn
Trên địa bàn huyện có 5 hịn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169m). Xung quanh các chân núi, địa
hình có dạng bậc thềm, độ dốc từ 8 đến 15o. Dạng địa hình nguồn gốc núi lửa chiếm
tới 70% diện tích đảo. Theo địa hình thái nguồn gốc được chia thành: sườn vòm núi
30.0 5.0 50.0 20 .0 10. 0 5.0 10.0 20.0 20.0 5.0 20.0 2 0.0 5.0 50.0 10.0 10. 0 Đảo Bé Đảo Lớn 15 ° 22 '3 0" 15° 22 '30 " 15 ° 24 '4 5" 15° 24 '45 " 109°2'15" 109°2'15" 109°4'30" 109°4'30" 109°6'45" 109°6'45" 109°9'00" 109°9'00" Đường đẳng sâu 10.0m Đường đẳng sâu 20.0m Đường đẳng sâu 30.0m Đường đẳng sâu 50.0m Đường đẳng sâu 5.0m
BẢN ĐỒ ĐẲNG SÂU KHU VỰC BIỂN VEN BỜ LÝ SƠN
TỶ LỆ: 1/60.000
lửa, sườn họng núi lửa, đáy họng núi lửa và bề mặt lớp phủ bazan. Đây là những đối tượng quan trọng để bố trí các cơng trình xây dựng, đồng thời là những điểm tham quan thiên nhiên rấn ngoạn mục của các tuyến du lịch biển – đảo Lý Sơn. Ngồi Thới Lới cịn có 4 ngọn núi lửa đã tắt khác nằm rải rác trên Đảo Lớn và đảo Bé bao gồm Hòn Vung, núi lửa Giếng Tiền, Hòn Sỏi và Hịn Tai.
Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển gồm các dạng: vách mái vịm - bóc mịn, vách mái mịn, bãi biển mài mịn, bãi biển mài mịn - tích tụ. Bãi biển mài mịn tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiêng thoải, hơi lượn sóng, độ dốc dưới 8°, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bố trí dân cư. Đây chính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện.
Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạo nên các hốc hang khá đẹp (Hang Câu, Chùa Hang…). Chính những địa hình vách dốc này đã tạo cho đảo những nét hùng vĩ có giá trị về tham quan, du lịch.
Địa hình đảo Bé có hình dạng đồi thấp, độ cao 20m và bị chia cắt bởi các máng trũng ở độ cao 10m [20]. Điểm nổi bật của địa hình đảo Bé là sự phát triển các dạng địa hình đụn cát sạn sỏi.
Như vậy, với đặc điểm của địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển. Cùng với đó là địa hình bờ biển có các hang động đẹp và địa hình núi lửa tạo nên các góc nhìn hùng vĩ giữa biển, đảo và bầu trời, có giá trị về tham quan khám phá thiên nhiên trong phát triển du lịch.
3.1.2. Đặc điểm thổ nhƣỡng
Lớp thổ nhưỡng trên đảo rất đặc thù. Có 3 loại đất chính.
Ở khu vực ven biển là đất cát vàng. Vào sâu trong đảo, phần lớn xã An Vĩnh có lớp thổ nhưỡng là đất cát, đây là khu vực tập trung đông dân cư, đất ở đây được cải tạo làm đất sản xuất nông nghiệp. Đặc trưng đất ở đây là đất cát, độ phì trong
đất thấp và không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây hành, tỏi và ngơ. Chính vì vậy lượng phân bón cần thiết để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại huyện đảo cần rất lớn. Đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm phần lớn diện tích đất của đảo 845ha, khoảng trên 80% diện tích đất tự nhiên tồn huyện đảo, đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo, vì đa số diện tích (khoảng 558ha) đất nâu đỏ trên
đá bazan có tầng dày trên 1m và độ dốc dưới 8o, khá màu mỡ, hàm lượng các chất
dinh dưỡng từ trung bình trở lên. Đây là nguồn tài nguyên đất rất thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng đặc biệt là cây ăn quả, cây lương thực và cây công nghiệp.
Quỹ đất nâu đỏ đã thu hút phần lớn lao động và nuôi sống gần 50% số dân trên đảo. Tuy nhiên, việc khai thác không hợp lý bằng việc bóc những lớp đất trên đá bazan, di rời từ trên núi xuống những cánh đồng làm giá đỡ để phát triển nơng nghiệp trồng hành tỏi,…và sau đó khơng hồn ngun làm tàn phá thảm thực vật gây nên hiện tượng đất trống, đồi núi trọc, đất không giữ được nước gây nên hiện tượng rửa trơi, xói mịn.