Giá trị sản xuất nông lâm và thủy sản huyện Lý Sơn năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 75)

Triệu đồng Ngành Năm 2009 2010 Tổng số 415.551 512.538 I. Ngành nông nghiệp 64.535 130.821 1. Ngành trồng trọt 57.117 121.161 2. Chăn nuôi 7.418 9.660

II. Ngành lâm nghiệp

III. Ngành thủy sản (khai thác) 351.016 381.717

(Nguồn: Niên giám thống kê Lý Sơn, 2010)

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của năm 2009 đạt 20.327 triệu đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 95,9% kế hoạch năm.

+ Tình hình triển khai xây dựng Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn: Dự án đã tổ chức lễ khởi công trong tháng 7/2009. Tuy nhiên, do mặt bằng nhà máy ảnh hưởng đến hành lang an tồn của Trạm khí tượng thủy văn Lý Sơn nên tạm ngừng thi công chờ ý kiến của UBND tỉnh.

với tổng vốn đầu tư 9.533 triệu đồng, thời gian thực hiện năm 2009-2010. Nguồn vốn do SIDA tài trợ 80% khơng hồn lại và vốn đối chứng ngân sách tỉnh 20%. Nhưng đến nay, dự án mới chỉ dừng lại ở khâu khảo sát địa hình, chưa triển khai xây dựng.

- Phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ

+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 143.951 triệu đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 103,2% kế hoạch năm.

+ Giao thông vận tải biển: Doanh thu vận tải biển đạt 8.141 triệu đồng. Riêng tàu cao tốc Lý Sơn chạy được 338 lượt (trong đó có 24 lượt chạy hợp đồng), vận chuyển được 36.206 lượt hành khách và 2.230 xe mơ tơ, bình qn 115,9 hành khách/lượt và 7,1 xe/lượt. Doanh thu đạt 2.744.670.000 đồng, chi 2.508.964.500

đồng, chiếm 33,7% tổng doanh thu của ngành vận tải. (Niên giám thống kê Quảng

Ngãi, 2009. Tuy nhiên, đảo Lý Sơn hiện chưa có tàu có cơng suất lớn (từ 800-1.000

CV), các tàu cao tốc mới đưa vào sử dụng năm 2012 dù tốc độ có nhanh nhưng chỉ đưa đón khách trong điều kiện thời tiết đẹp (khơng có sóng lớn). Bên cạnh đó, việc ra đảo vẫn cịn nhiều khó khăn (mỗi ngày một chuyến ra và một chuyến vào). Để phát triển ngành dịch vụ vận tải biển, điều cần thiết là phải đầu tư phương tiện vận chuyển có cơng suất lớn, tạo điều kiện ra đảo thuận lợi ra đảo

+ Dịch vụ bưu chính, viễn thơng đáp ứng nhu cầu thơng tin, báo chí liên tục trong ngày cho cán bộ và nhân dân, tồn huyện có 2.150 máy điện thoại cố định, bình quân 9,5 người dân/01 máy.

- Du lịch

Nhìn chung, ngành du lịch của huyện có chiều hướng phát triển, hiện nay trên địa bàn đã xây dựng 2 khách sạn, và nhiều nhà hàng, khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ cho du khách đến tham quan du lịch. Trong năm 2009 số du khách đến Lý Sơn đạt 4.515 lượt người, trong đó có 42 khách quốc tế. Doanh thu đạt 2.278,5 triệu đồng [6].

đảo chưa có một hình thức tổ chức du lịch nào cho khách tham quan. Khách du lịch đến với đảo Lý Sơn chủ yếu là tự phát, do tò mò, muốn khám phá và rất nhiều người khơng trở lại với đảo vì dịch vụ trên đảo không phát triển, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của du khách như dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, tiêu chuẩn phòng, điện, nước,... Để phát triển ngành du lịch cần phải có những đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển. Vì chỉ bảo vệ và phát triển ngành du lịch biển mới mang lại nguồn lợi cho phát triển du lịch và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Tài nguyên, môi trường

Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn trong thời gian qua đã cấp phép cho các tổ chức, cá nhân khai thác Đá chẻ tại núi Hòn tai, xã An Vĩnh; cát biển tại khu vực Vũng neo đậu tàu thuyền xã An Hải và đất đồi tại Thôn Đông, xã An Hải làm vật liệu san lấp. Như vậy, việc làm này đã gián tiếp dẫn đến tình trạng khai thác quá mức cát biển và đất nâu đỏ trên đá bazan, gây tổn hại ngày càng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái biển đảo.

Đội vệ sinh môi trường của huyện đã từng được hoạt động, nhưng sau cơn bão số 9, bãi rác và đường vào bãi rác đã bị sóng biển xâm thực làm hư hỏng nặng xe không thể qua được, do vậy hiện nay đội vệ sinh môi trường phải tạm ngừng hoạt động. Huyện đã bố trí kinh phí khắc phục bão lụt để đầu tư lại bãi rác và đường vào bãi rác nhưng nhân dân khu vực thôn Đồng Hộ - xã An Hải ngăn chặn không cho thực hiện dự án với lý do là bãi rác gần khu vực dân cư gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hiện nay tại đảo Lý Sơn hoàn toàn bị bỏ mặc.

- Xây dựng cơ bản

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 là: 12.655 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách Trung ương 3.188 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh 4.414 triệu đồng; vốn ngân sách huyện 2.653 triệu đồng; vốn chương trình mục tiêu 2.400 triệu đồng.

tiền 8.054 triệu đồng [6].

Trong những năm gần đây, Lý Sơn được nhà nước và tỉnh đầu tư nhiều các cơng trình xây dựng cơ bản nhằm thay đổi bộ mặt của huyện đảo và chuyển từ thị trấn Lý Sơn thành thị xã Lý Sơn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Phát triển chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá

Về chế biến: Hiện nay, trên đảo Lý Sơn chưa có một nhà máy chế biến thủy sản nào. Các loại thủy hải sản được người dân chế biến (phơi nắng) ngay ven đường, gây hôi thối môi trường xung quanh.

Cảng và khu neo đậu tàu: Việc hàng năm tàu thuyền vào neo đậu trong cầu Cảng và khu vực ven bờ (từ 300 đến trên 1000 tàu) đã gây ô nhiễm nặng cho khu vực. Do chưa quản lý tốt và chưa có cơ chế đủ mạnh, tàu thuyền thường xả rác và nước thải trực tiếp xuống lịng âu và ven bờ đảo ngày nắng, gió tây nam, triều kiệt trong âu cảng có mùi hơi thối). Ven bờ đảo thường xuất hiện váng dầu.

Khu vực neo trú tàu thuyền tránh bão được xây dựng tại xã An Hải, với hàng trăm tàu thuyền neo đậu, dầu loang trên biển rất nhiều đã hủy hại một lượng lớn thủy sinh vật nơi đây.

- Giao thông vận tải huyện Lý Sơn + Giao thơng đường bộ

Nhìn chung, hệ thống giao thơng của huyện chỉ tập trung tại khu vực trung tâm huyện lỵ nằm trên đảo Lớn. Mặt đường rộng từ 3,5m đến 5m, láng nhựa hoặc bằng bê tông, một số tuyến đường dân sinh vẫn còn là đường đất. Trong những năm gần đây, đảo Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi và TW quan tâm cho đầu tư các tuyến đường chính trong huyện như: Đường trung tâm, đường cơ động phía Đơng Nam đảo Lớn kết hợp với kè chống sạt lở bờ biển, vừa phục vụ dân sinh vừa phục vụ cho quốc phòng.

- Đường huyện: 4,9km, chiếm 21,87%;

- Đường xã: 8,0km, chiếm 35,7%;

- Đường thơn xóm: 9,51km, chiếm 42,43%.

Các tuyến đường giao thơng cịn lại trên đảo phục vụ đi lại của người dân là các tuyến đường đất có lịng đường đi từ 1m đến 2m chưa được nâng cấp mở rộng. Hiện nay, tuyến đường Huyện đã và đang được nâng cấp, mở rộng và một số tuyến đường như tuyến kè kết hợp đường giao thông đang được xây dựng bao quanh đảo.

+ Giao thông đường thủy

Giao thơng đường thủy đóng vai trị hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển KT - XH huyện Lý Sơn, gắn liền với sự phát triển của đảo với đất liền. Hiện nay có 03 tuyến giao thơng đường thủy chính đó là:

Tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ dài 18 hải lý; Tuyến Lý Sơn - Phú Thọ dài 25 hải lý; Tuyến Lý Sơn - Sa Cần dài 25 hải lý.

Cảng Lý Sơn được đầu tư xây dựng trên đảo Lý Sơn từ năm 1997, đây là cảng phục vụ dân sinh trên đảo với chức năng chính là cảng cá và cũng là nơi duy nhất được sử dụng để đón tàu khách và tàu hàng từ đất liền ra đảo và ngược lại, là đầu mối thông thương giữa đất liền và đảo

Tuy nhiên, cơn bão số 9 (tháng 9/2009) đã đổ bộ trực tiếp vào huyện đảo Lý Sơn, đã làm hỏng cảng. Cảng có dạng hình chữ T, hai đầu chữ T đã bị sập bề mặt. Bề rộng của cảng dài 60m, nhưng sau cơn bão số 9 chỉ còn khoảng 10m. Bởi vậy, việc neo đậu và cập cảng của các phương tiện giao thông, vận tải thủy tại đây đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tuyến du lịch biển Lý Sơn đã được đưa vào khai thác từ năm 2007, cảng Lý Sơn cũng là nơi duy nhất cập tàu cho khách du lịch lên đảo. Hiện tại, một ngày chỉ

đảo. Tháng 5 năm 2011, Cảng Sa Kỳ đã đưa vào khai thác tàu cao tốc với sức chứa 250 người. Như vậy, hiện tại phương tiện hành khách đi lại giữa đảo và đất liền có 4 tàu cao tốc và 1 tàu gỗ.

Trên phần cầu dẫn còn lại sau cơn bão, tàu cá của bà con vẫn thường cập và chuyển thủy sản khai thác lên đảo, đồng thời vận chuyển vật liệu lên đảo để xây dựng và tàu khách cập bến làm mất mỹ quan và môi trường đối với khách du lịch khi lên tham quan đảo.

Hiện tại, cảng Lý Sơn không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân và khơng đảm bảo an tồn. Nếu tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là chuẩn bị vào mùa mưa bão năm nay, tàu thuyền sẽ không tiếp cận được và đảo Lý Sơn sẽ bị cô lập hồn tồn, rất khó khăn trong cơng tác cứu trợ, cứu nạn.

3.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đảo Lý Sơn

3.3.1. Khai thác nƣớc ngầm và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước ngầm được khai thác phục vụ chủ yếu cho nhu cầu tưới tiêu của

huyện đảo. Đối tượng sử dụng nước nhiều nhất là hành (200m3/ha/năm), tỏi

(600m3/ha/năm), các cây hoa màu khác (750m3/ha/năm). Mặt khác hành được trồng

khoảng 3-4 vụ/năm, tỏi trồng 1 vụ/năm (khoảng 5 tháng). Trong khi đó, nhu cầu nước ngọt dùng cho sinh hoạt là 80l/ngày/người, cho gia súc là 30l/ngày/con.

Như vậy, có thể thấy, nơng nghiệp là đối tượng sử dụng nhiều nước ngọt nhất trên đảo. Dự báo xu thế này còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, vượt quá khả năng cung cấp của đảo. Số lượng giếng khoan ngoài cánh đồng phục vụ cho việc bơm tưới là khá nhiều, điều này dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm tầng nông và gây ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước ngầm.

Hình 3.7. Tƣới nƣớc cho cánh đồng hành của ngƣời nơng dân

Hình 3.8: Giếng khoan và máy bơm là điều hay bắt gặp trên những cánh đồng ở Lý Sơn ở Lý Sơn

Thời gian gần đây, 100 hộ dân ở khu dân cư số 9, thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng vì tất cả các giếng nước khoan đều bị nhiễm mặn. Tồn huyện có 500/613 (hơn 80%) giếng nước sinh hoạt cùng chung tình trạng này. Nước ngầm ở đảo có biểu hiện của sự nhiễm bẩn các hợp chất hữu cơ (Nitrat). Nguyên nhân chính là do các hoạt động tưới –bón phân, chăn ni, trồng trọt và chất thải sinh hoạt

3.3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất

Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai vào mục đích phát triển kinh tế xã hội của đảo năm 2010 được thể hiện trên bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và bảng 3-16.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tồn huyện là 997ha. Trong đó đất sử dụng được cho nông nghiệp là 579,6ha, chiếm 54% bình quân đất nông nghiệp là

490m2/nguời.

Lý Sơn không trồng được lúa (là huyện duy nhất của cả tỉnh không trồng lúa), chỉ trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm khác. Có nhiều cây trồng rất phổ biến ở đất liền Quảng Ngãi nhưng có rất ít ở Lý Sơn như cây dâu, cây mía, vì đất đai trồng trọt ở đảo rất hạn hẹp, lại thiếu nguồn nước tưới. Người dân Lý Sơn từ xưa chủ yếu trồng cây ngô, đậu, gai (đay), rau và khoai lang, khoai mì, mè, dưa hấu và một số cây ăn quả khác như đu đủ, na, chuối,… nhưng với quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầu nhân dân trên đảo khó có khả năng phát triển thành nơng sản hàng hóa. Từ khoảng năm 1960, cây hành, cây tỏi được trồng phổ biến và trở thành cây trồng đặc chủng của Lý Sơn và tỏ ra khá thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết ở đảo. Tuy nhiên, quy trình canh tác theo phương thức truyền thống đang làm cho môi trường đất bị suy thối.

- Quy trình canh tác nơng nghiệp trên đảo

Phương pháp làm đất truyền thống trên đảo rất đặc biệt:

- Thay đất: chân đất cao mỗi năm thay đất một lần, chân đất thấp thường từ 2-3 năm thay đất/lần.

- Cách làm: Lớp cát san hô trên mặt được cào lại một bên sau đó bồi một lớp đất đỏ Bazan dày khoảng 1-2cm (được lấy từ trên núi hoặc đào dưới hầm) đầm chặt đất rồi bón phân lót (phân chuồng + NPK).

Hình 3.9: Làm đất

Sau khi làm đất xong là giai đoạn phủ cát san hô trên mặt đất: sau khi bón phân lót xong, người dân phủ lớp cát san hô dày từ 2-3 cm (tận dụng 50% cát cũ đã cào phủ bên dưới và cát mới lấy từ biển phủ lên); 50% cát cũ còn lại thường được tận dụng tân nền nhà.

- Bón phân:

Lượng phân bón tính cho 1ha: Phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật): 10 tấn/ha +500 kg Ure + 200 kg super lân + 400 kg Kali + 300 kg NPK

Cách bón: bón lót và bón thúc

Bón lót: Tồn bộ phân hữu cơ và phân lân + 60 kg Ure + 100 kg Kali 4 Bón thúc: 6 lần (trong khoảng thời gian từ khi trồng đến sau khi trồng 75 ngày)

Một điều đáng lưu ý là bón phân khi đất đủ ẩm, chính vì vậy cần phải tưới nước để luôn giữ ẩm cho đất.

- Phương thức tưới tiêu:

Áp dụng phương pháp tưới phun bằng nguồn nước giếng. Trong đó, giai đoạn phát triển than lá cần đảm bảo độ ẩm là 70-80%

Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi để trừ sâu hại và bệnh hại Như vậy, quy trình canh tác lạc hậu, sử dụng nhiều phân bón làm cho HST nơng nghiệp ngày càng kém bền vững, dẫn đến nguy cơ suy thối mơi trường đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế sinh thái tại đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)