Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh (Trang 31 - 36)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty

phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh

a) Mơi trường bên ngồi – mơi trường vĩ mô

Một thể chế chính trị và pháp luật rõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, đảm bảo tính bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Nhân tố này có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước, tác động mạnh đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nước ta là nước chỉ có một Đảng lãnh đạo duy nhất nên có sự ổn định và thống nhất cao trong đường lối và chính sách nên rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, Busa nói riêng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với mơi trường kinh doanh lành mạnh và có sự ổn định cao từ đó khuyến khích cơng ty đầu tư và cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua Việt Nam luôn được đánh giá là một quốc gia có mơi trường kinh doanh an tồn, nền chính trị ổn định nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, thu hút được nhiều nguồn vốn ODA, FDI,... Đặc biệt Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đứng đầu về độ hấp dẫn đối với FDI. Hoạt động trong mơi trường đó thì Busa sẽ thu hút ngày càng nhiều hơn các đối tác trong và ngoài nước, mạnh dạn đưa ra những chiến lược kinh doanh mới, đó là một thuận lợi giúp cho công ty không ngừng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Các nhân tố kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất..) ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia cao, tỷ lệ lạm phát ổn định dưới 10% đã tạo ra mơi trường an tồn là điều kiện cần để công ty quyết tâm huy động mọi nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, kho bãi nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bắt đầu từ năm 2020, khi làn sóng đại dịch Covid lan ra toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sụt giảm, tỉ lệ lạm phát tăng cao hơn, nguồn nguyên liệu đầu vào khó vận chuyển, giá thành tăng lên, Busa cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên Nhà nước cũng như tình Bắc Ninh đã có rất nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp như: hạ lãi suất ngân hàng, gia hạn thời gian trả nợ, đưa ra các gói cứu trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,... Các biện pháp này đã giúp kịp thời bổ sung vốn để Busa tiếp tục hoạt động.

b) Môi trường ngành

- Người cung cấp

Sức mạnh mặc cả của những nhà cung ứng: nhà cung ứng có thể tăng hay giảm giá cho doanh nghiệp những nguyên vật liệu do mình cung cấp. Khi nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu cho một số ngành nghề mà những ngành nghề này không chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của nhà cung ứng thì họ thường gây áp lực nhiều hơn đối với ngành nghề ấy. Và ngược lại nếu ngành nghề này có đóng góp lớn trong doanh thu của nhà cung ứng thì họ sẽ tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép không gỉ khi sử dụng nguyên vật liệu của họ.

Giá trị hàng hóa doanh nghiệp được cung ứng trong các năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 24.832.534.903, 24.832.534.903 và 17.781.513.227 đồng. Thị trường cung hàng chính của cơng ty là doanh nghiệp ở Bắc Ninh và Hà Nội, ngồi ra cịn một số doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác. Tỉ trọng của từng thị trường được thể hiện qua biểu đồ cơ cấu sau:

2018 2019

2020

Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu thị trường đầu vào

(Đơn vị: %)

Qua biểu đồ trên ta thấy thị trường Bắc Ninh và Hà Nội là 2 thị trường cung hàng chính cho Busa.

Thị trường Bắc Ninh ln chiếm tỉ trọng lớn nhất, biến động trong khoảng 70 – 81%. Điều này khá dễ hiểu vì vị trí doanh nghiệp ở Bắc Ninh, nhu cầu chính của cơng ty là thực phẩm là hàng hóa có chi phí bảo quản và vận chuyển cao thì vị trí địa lí càng gần càng giảm thiểu chi phí vận chuyển thực phẩm, do vậy thị trường trong tỉnh sẽ là nguồn cung lớn nhất. Đặc biệt trong năm 2020, thị trường Bắc Ninh chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3 năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid, vận chuyển giữa các tỉnh thành khó khăn, cơng ty ưu tiên nhập hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh hơn.

Thị trường Hà Nội chiếm tỉ trọng cao thứ 2, biến động trong khoảng 13 – 18% vì vị trí địa lý gần với Bắc Ninh, lại là thị trường có nguồn cung thực phẩm lớn, đa dạng nên được công ty ưu tiên lựa chọn nhập hàng.

Thông qua tỉ lệ tăng giảm cơ cấu các thị trường cung hàng chính cho Busa có thể thấy lựa chọn được đối tác cung ứng phù hợp có vai trị rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Khách hàng

Xác định thị trường Bắc Ninh là thị trường trọng điểm, trong những năm qua, Công ty TNHH Thực phẩm an tồn Busa ln đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá để củng cố và mở rộng thị trường.

Doanh thu bán hàng của công ty trong các năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 24.832.534.903, 27.187.272.600 và 17.781.513.227. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu ở 3 KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (KCN Yên Phong, KCN Quế Võ, KCN TP. Bắc Ninh)

2018

2019 2020

Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu thị trường tiêu thụ

(Đơn vị: %)

KCN TP. Bắc Ninh liên tục là thị trường có tỉ trọng giá trị tiêu thụ sản phẩm cao nhất, chiếm 46 – 52% thị trường tiêu thụ, đặc biệt năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid, công ty thu hẹp hoạt động kinh doanh tập trung về địa bàn của mình là KCN TP. Bắc Ninh nên tỉ trọng thị trường này tăng, chiếm hơn nửa doanh thu tiêu thụ (52%), đồng nghĩa với việc các thị trường khác đều giảm tỉ trọng doanh thu tiêu thụ. Năm 2019, do kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh nên tỉ trọng thị trường KCN TP. Bắc Ninh có chút sụt giảm từ 48% (2019) xuống cịn 46% (2020).

- Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường phát triển sôi động như hiện nay, bất kì cơng ty nào hoạt động trong bất kì ngành kinh doanh nào điều có đối thủ cạnh tranh. Số lượng và sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sở hữu 15 khu công nghiệp với hơn 300.000 công nhân, Bắc Ninh là một thị trường hấp dẫn của hàng loạt công ty chế biến suất ăn công nghiệp và cung cấp thực phẩm. Trên địa bàn tỉnh có hơn 20 công ty cung ứng thực phẩm lớn nhỏ đặt trụ sở. Quá nhiều công ty cùng cạnh tranh trên một thị trường đã gây sức ép rất lớn cho Busa, buộc cơng ty ln phải tìm ra hướng đi mới, có những phương án chiến lược phù hợp với từng hoàn cảnh, kịp thời ứng biến được mọi hoàn cảnh. Chỉ cần một chút sơ sót nhỏ, Busa có thể biến mất khỏi thị trường ngành.

Bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích so sánh năng lực cạnh tranh của Busa với 2 đối thủ cùng ngành là Công ty TNHH Foseca và Công ty TNHH Quân Hà. Foseca là một doanh nghiệp lớn, 100% vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống chi nhánh phân bổ trên khắp cả nước, sở hữu tiềm lực tài chính mạnh mẽ cùng nhiều thiết bị công nghệ hiện đại, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm trên 10 năm. Quân Hà là một doanh nghiệp nhỏ với số vốn chủ sở hữu ban đầu tương tự Busa, thời gian thành lập chậm hơn Busa 1 năm (Quân Hà thành lập năm 2016). Lựa chọn phân tích và so sánh với Foseca và Quân Hà để thấy được toàn cảnh đối thủ cạnh tranh của Busa, xác định được chỗ đứng của công ty trên thị trường, từ đó đưa ra được giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

c) Mơi trường bên trong doanh nghiệp

Phân tích mơi trường bên trong của doanh nghiệp là một quá trình xem xét, đánh giá tình hình cụ thể của doanh nghiệp đó. Từ đó, rút ra các thơng tin về những điểm mạnh, điểm yếu của những vấn đề được xem xét, xác định được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy ảnh hưởng tới năng lực cạnh

tranh. Bài viết sẽ tiến hành phân tích nguồn lực tài chính của doanh nghiệp để làm rõ hơn mơi trường bên trong doanh nghiệp.

Nguồn lực tài chính là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định khả năng sản xuất cũng như là tiêu chí hàng đầu để đánh giá quy mơ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có năng lực về tài chính sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới, đầu tư trang thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm... đều phải được tính tốn dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp do đó một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị máy móc dây chuyền cơng nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến đảm bảo chất lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá bản sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mãi mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh. Ngồi ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời gian ngắn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ cơng nhân viên, hiện đại hóa hệ thống tổ chức quản lý...

Bảng 2. 1: Cơ cấu nguồn lực tài chính

CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 Giá trị (Đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (Đồng) Tỉ lệ (%) Giá trị (Đồng) Tỉ lệ (%) Tiền và các khoản tương đương tiền 461.404.557 9,23 1.278.172.014 21,25 203.905.977 5,52 Vốn chủ sở hữu 4.539.248.874 90,77 4.735.615.482 78,75 3.488.429.901 94,48 Tổng 5.000.653.431 100 6.013.787.496 100 3.692.335.878 100

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn

Nguồn lực tài chính của cơng ty gồm hai phần là tiền và các khoản tương đương tiền và vốn chủ sở hữu, trong đó phần lớn là vốn chủ sở hữu (chiếm từ 78,75 – 94,48 %).

Nguồn lực tài chính chủ yếu đến từ vốn chủ sở hữu đem lại rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp:

- Tính ổn định cao, thể hiện được tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp (nó

khác). Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định, phương hướng sản xuất điều hành mà không cần thông qua ý kiến của các cổ đông.

- Khả năng cao của việc tạo ra lợi nhuận (khơng u cầu thanh tốn của khoản

vay phần trăm). Nếu một doanh nghiệp có khoản vốn vay từ ngân hàng lớn, khi doanh nghiệp tạo ra doanh thu cũng phải trích phần trăm để thanh tốn lãi suất cho vốn vay ngân hàng. Busa chủ yếu là vốn tự có nên giảm được phần lãi suất phải trả cho các khoản vay, vì vậy mà lợi nhuận cơng ty cũng cao hơn.

- Đảm bảo tính bền vững tài chính trong dài hạn và giảm nguy cơ bị phá sản.

Phần vốn chủ sở hữu sẽ là phần vốn bền vững của công ty. Busa không phải lo vấn đề các cổ đông rút vốn hay ngân hàng cắt giảm khoản cho vay. Nguồn vốn từ chủ sở hữu của Busa mang tính ổn định cao, sẽ khơng vì thiếu hụt nguồn vốn bất ngờ do các tác động bên ngoài như cổ đông hay ngân hàng mà phá sản. Nguồn tài chính vững chắc sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp dành được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách hàng lẫn nhà đầu tư nước ngồi. Thiếu nguồn tài chính cần thiết, doanh nghiệp có thể bị phá sản, sụp đổ bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên việc vốn chủ sở hữu chiếm tỉ lệ quá lớn mang đến nhiều hạn chế:

- Số lượng hạn chế về kinh phí. Trong thực tế, khơng có doanh nghiệp nào tự có

đủ vốn trong mọi thời điểm để triển khai tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên điều quan trọng là doanh nghiệp phải có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn. Để tăng nguồn lực tài chính, các doanh nghiệp có thể tiến hành cổ phần hóa, phát hành trái phiếu, vay vốn ngân hàng,...

- Chưa sử dụng có khả năng tăng lợi nhuận thông qua vay. Khi vay vốn từ các

nguồn lực bên ngồi thơng qua một số phương pháp đã kể ở trên, doanh nghiệp sẽ mở rộng được quy mơ, gia tăng sản xuất, giảm thiểu chi phí, từ đó doanh thu và lợi nhuận của cơng ty cũng tăng lên. Tài chính của Busa chủ yếu phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu nên quá trình mở rộng công ty khá khó khăn, doanh thu và lợi nhuận có tăng lên nhưng cũng chưa đáng kể so với tiềm lực công ty.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w