Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh (Trang 47 - 51)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH

ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh

3.2.1. Giải pháp về nâng cao nguồn lực tài chính

Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực tài chính trở thành biểu tượng cho sự giàu có phát đạt, sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Nguồn tài chính vững chắc sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp dành được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách hàng lẫn nhà đầu tư nước ngoài. Để nâng cao nguồn lực tài chính, cơng ty Busa cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Vay của ngân hàng: Hoàn thiện các hồ sơ sổ sách, chứng từ kế toán một cách

chuẩn mực để có thể tiến hành vay vốn của ngân hàng một cách thuận lợi nhất. ngồi ra, cơng ty nên mở rộng quan hệ với các ngân hàng thương mại khác nhau để tranh thủ nguồn vốn vay của các ngân hàng này.

- Tìm kiếm và đẩy mạnh hoạt động liên kết đầu tư đối với các nhà đầu tư cũng

như các công ty khác. Trong kinh doanh thực phẩm, việc liên kết với các đối tác bao gồm nhà đầu tư và công ty khác là vô cùng quan trọng. Việc liên kết phần lớn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nguồn nguyên liệu cung ứng cho hoạt động sản xuất. Hiện nay, việc liên kết với đối tác của cơng ty Busa nhìn chung cịn khá hạn chế. Để có thể thực hiện việc liên kết này, cơng ty cần có những biện pháp cụ thể như: Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động thi cơng và hoạt động tài chính; xây dựng cơ chế khuyến khích đối với nhà đầu tư hay cơng ty liên kết...

3.2.2. Giải pháp về nâng cao thị phần

Để nâng cao thị phần của Busa, sẽ có hai giải pháp chính là nâng cao nguồn lực tài chính để mở rộng sản xuất, tăng thị phần và kế hoạch nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng. Bài viết đã đưa ra giải pháp chính là nâng cao nguồn lực tài chính ở mục 3.2.1 nên trong phần này chỉ đưa ra giải pháp kế hoạch nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng để nâng cao thị phần cho công ty.

Hiện nay, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty Busa không chủ động và thiếu kế hoạch. Công ty gần như lựa chọn theo cách thức phản ứng lại với thị trường. Trong tương lai, công ty cần phải chuyển từ tiếp cận thị trường một cách “phản ứng” hay bị động sang tiếp cận "tích cực", tức là có định hướng, mục tiêu và chiến lược rõ ràng. Công ty phải chủ động lựa chọn thị trường và tiến hành phân đoạn khách hàng trên các thị trường trên cơ sở đó xác định thị trường mục tiêu mà công ty theo đuổi. Để thực hiện được việc này cơng ty cần tìm hiểu và thường xun cập nhật thơng tin về các thị trường. Thị trường cung ứng thực phẩm hiện nay tương đối đa dạng, bao gồm các thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến... Công ty cần xác định đúng đắn thị trường mà mình hưởng đến dựa trên những điểm mạnh của mình, cụ thể thị trường cung ứng suất ăn công nghiệp vẫn luôn là thị trường rất tiềm năng và phù hợp với công ty trong giai đoạn sắp tới.

3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển của một doanh nghiệp, nó là sự kết tinh những tinh hoa của các cán bộ công nhân viên trong công ty và tạo nên năng lực và lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Để củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Busa cần thực hiện những giải pháp sau:

- Thứ nhất, bố trí, phân cơng lao động đảm bảo cơ cấu lao động phù hợp với nhu

cầu phát triển

Tái cơ cấu đội ngũ nhân lực kết hợp tái cơ cấu tổ chức bộ máy; sắp xếp, bố trí nhân lực có năng lực, kỹ năng phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai trên cơ sở tinh giản biên chế lao động dôi dư, không đáp ứng yêu cầu, đồng thời tăng tuyển dụng mới lao động có chất lượng để góp phần trẻ hoá đội ngũ nguồn lực và cải thiện nhanh chất lượng nhân lực. Phân công lao động linh hoạt dựa trên kết quả thực hiện công việc, thế mạnh của mỗi lao động và chiến lược sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc bao gồm các vấn đề như trang bị đầy đủ những công nghệ và tổ chức nơi làm việc, bố trí hợp lý nơi làm việc phù hợp với yêu cầu của nhân trắc học, tâm lý lao động, vệ sinh an toàn lao động và thẩm mĩ sản xuất cũng như tổ chức đáp ứng các nhu cầu phục vụ nơi làm việc.

- Thứ hai, gắn kết quả thực hiện cơng việc với trả lương, có chính sách lương thưởng để giữ chân người lao động

Cơng ty có thể xây dựng chế độ trả lương thời gian đối với nhân viên hành chính và trả lương sản phẩm đối với lao động sản xuất thay vì trả lương theo cấp bậc như hiện tại. Hoặc Cơng ty có thể thêm khoản thưởng ngồi lương bên cạnh lương chính để khuyến khích người lao động làm việc và giữ chân người lao động làm việc lâu dài. Việc xây dựng quy chế trả lương mới này Công ty cần xem xét kỹ lưỡng điều kiện thực tế để lựa chọn phương án phù hợp, cần làm tốt công tác tư tưởng cho người lao động để nhận được sự đồng thuận cao nhất, có như vậy cách trả lương mới mới có hiệu quả tích cực.

- Thứ ba, tổ chức bộ phận chuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá nhân viên

Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc cán bộ công nhân viên thực hiện nội quy, quy chế Công ty, theo dõi, lấy ý kiến để đánh giá nhân viên. Việc đánh giá nhân viên được thực hiện riêng biệt sẽ tạo ra sự công bằng, khách quan.

3.2.4. Giải pháp về công nghệ

Công nghệ là sản phẩm của con người và tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm, tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Do vậy, công nghệ luôn phải đổi mới, nhằm chủ động thay thế phần quan trọng. Tuy nhiên, đối với quy mô nhỏ của Busa, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, thay thế máy móc dây chuyền sản xuất vào sử dụng chưa thật hợp lý và rất lãng phí nguồn lực tài chính của cơng ty. Cơng ty có thể tiếp tục duy trì các thiết bị cơ sở vật chất hiện tại, chưa cần thay đổi.

Với cở sở vật chất máy móc hiện tại, cần phân cơng rõ ai là người quản lý và chú ý bảo dưỡng cũng như tìm hiểu thêm cơng nghệ được áp dụng cho bộ phận mình. Bộ phận nhân viên văn phịng là người trực tiếp sử dụng các thiết bị văn phòng hàng ngày phải chú ý kiểm tra máy tính, máy in, máy photo,... nếu có vấn đề báo cáo sang bộ phận nhân sự để kịp thời sửa chữa. Bộ phận kho sẽ thường xuyên kiểm tra hoạt động của các kho, thiết bị làm lạnh, quạt thơng gió để ln đáp ứng được vấn đề bảo quản thực phẩm. Bộ phận công nhân lái xe thường xuyênbảo dưỡng để các thiết bị nhà bếp và xe chở hàng để có thể hoạt động lâu dài hơn.

Tuy nhiên trong tương lai với kế hoạch mở rộng quy mơ, Busa cũng cần tìm hiểu thêm về các cơng nghệ được sử dụng trong ngành vì chỉ sức người khơng thì khơng đủ đáp ứng nhu cầu quản lý và sản xuất, phải đầu tư máy móc thiết bị hỗ trợ lao động sản xuất, nâng cao chất lượng lao động. Cơng ty có thể tham khảo thêm hệ thống

máy móc dây chuyền sản xuất tự động và giải pháp công nghệ ERP mà Foseca đang áp dụng.

3.2.5. Giải pháp về đa dạng hóa chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm

Chủng loại và chất lượng sản phẩm là yếu tố đạt nên hàng đầu của đại bộ phận người tiêu dùng khi chọn lựa sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng một cách tối đa thì sẽ giành được thị phần cao hơn. Đây là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của mọi doanh nghiệp và vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là tất yếu khách quan cho bất kì doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, vì ngồi việc đạt mục tiêu lợi nhuận thì sản phẩm chất lượng cao còn giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu khác nữa như uy tín, thương hiệu.. Trên cơ sở thực trạng sản phẩm của công ty Busa, cần thực hiện một số biện pháp để đa dạng hóa chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm:

- Đa dạng hóa chủng loại

Tận dụng nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất sẵn có, Busa có thể mở rộng sản xuất để đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng hơn như: suất ăn bệnh viện, suất ăn trường học, tiến tới là suất ăn đóng gói có hạn sử dụng lâu dài hơn.

- Chọn đối tác uy tín

Để đảm bảo chất lượng của hàng hố thì ngay từ khi chọn bạn hàng phải lựa chọn những bạn hàng có uy tín bởi những ngun vật liệu đầu vào nếu có kiểm tra thì rất khó có thể nhận thấy được chất lượng của nó mà chỉ khi đưa vào sử dụng mới nhận thấy được chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào đó có đạt tiêu chuẩn hay khơng. Ngun liệu đầu vào tươi, sạch sẽ làm nên hương vị bữa cơm có chất lượng cao hơn.

Ngoài ra, Busa cũng là doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, chỉ khi chất lượng của Busa tốt thì đối tác mới tin dùng và mở rộng được tệp khách hàng.

- Kiểm tra thực phẩm hàng ngày

Công ty phải kiểm tra thực phẩm tại các kho hàng ngày, loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu mốc, ơi, hỏng hay các thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Đồng thời khi loại bỏ các thực phẩm đó cơng ty cũng cần bổ sung nguồn hàng mới để đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

- Nâng cao mức độ hấp dẫn của sản phẩm

Menu của Busa chưa được đa dạng, cần bổ sung thêm một số thực đơn mới để có thể thay đổi bữa ăn hàng ngày nhiều hơn, bữa ăn cũng được ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần nghiên cứu điều chỉnh mùi vị sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân, tổ chức các cuộc thi thợ giỏi có giải thưởng nhằm động viên khích lệ nâng cao tay nghề, tổ chức thi nâng bậc định kì hàng năm nhằm nâng bậc lương cho những người có năng lực.

3.2.6. Giải pháp về hạ giá thành sản phẩm

Hạ giá thành sản phẩm là yếu tố cốt lõi để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh. Để sản xuất hàng hóa ở mức giá thấp, cần có một số điều kiện như: có lợi thế về nguồn lực hoặc/và sử dụng nguồn lực hiệu quả, trình độ cơng nghệ phù hợp, tổ chức sản xuất tốt, tiết kiệm chi phí, khai thác tối đa thiết bị công nghệ,... Muốn hạ được giá thành sản phẩm phải cắt giảm được khâu chi phí đầu vào. Các doanh nghiệp từng tận dụng cắt giảm chi phí lao động thơng qua cải tiến cơng nghệ, cịn Busa như đã nêu ở trên khó có thể cải tiến công nghệ trong giai đoạn hiện tại nên giải pháp mà Busa lựa chọn chỉ có thể là giảm giá thành yếu tố đầu vào.

Ngày nay, việc mua được nguyên vật liệu với giá cả chấp nhận được từ nhà cung ứng ngày càng trở nên khó khăn. Để doanh nghiệp có thể giảm chi phí liên quan đến việc mua hàng và tăng lợi nhuận mà không phải tăng sản lượng bán hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, thì quản trị mối quan hệ nhà cung ứng là một cách tiếp cận toàn diện để quản lý các tương tác của doanh nghiệp với các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng. Việc cịn ít mối quan hệ bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu thân thiết đã làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty Busa rất nhiều. Để phát triển mạnh hơn nữa thì cơng ty cần phải chú trọng phát triển các mối quan hệ này. Việc phát triển các mối quan hệ này cần phải có thời gian cần thiết và điều quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu thân thiết là phải dựa trên cơ sở bình đẳng, đơi bên cùng có lợi. Để có thể quan hệ với nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng và đặc biệt là hợp tác và phối hợp với nhà cung ứng thì Busa cần phải có những chiến lược quản trị phù hợp.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w