6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an
2.2.4. Chủng loại và chất lượng sản phẩm
a) Chủng loại sản phẩm
Busa cung cấp 2 nhóm sản phẩm chính là thực phẩm đã qua chế biến (suất ăn công nghiệp) và thực phẩm chưa qua chế biến. Chủng loại sản phẩm của Busa còn chưa được đa dạng.
Với thực phẩm đã qua chế biến, Busa chỉ cung cấp một loại duy nhất là suất ăn công nghiệp dành cho lao động trong KCN trong khi đó một số doanh nghiệp cùng
ngành như Foseca hay Welstory mở rộng thêm tệp khách hàng sang trường học, bệnh viện,... Việc hạn chế tệp khách hàng giúp Busa chú trọng đầu tư hơn vào khách hàng hiện có nhưng đồng thời cũng làm mất một lượng khách hàng tiềm năng trong hiện tại và tương lai, gây khó khăn cho việc mở rộng phát triển doanh nghiệp.
Thực phẩm chưa qua chế biến của Busa về chủng loại cơ bản cũng giống với Foseca và Qn Hà với 3 nhóm thực phẩm chính là thực phẩm đơng lạnh, thực phẩm tươi, thực phẩm khô. Tuy nhiên quy mô của Busa lẫn Qn Hà cịn nhỏ, chỉ có 3 kho chứa dành cho 3 loại thực phẩm, thực phẩm dự trữ không được nhiều, thường xuyên thiếu hụt chưa kịp bổ sung, không đủ để đáp ứng các đơn hàng lơn như Foseca. Đây cũng là một điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Busa.
b) Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là nhân tố cạnh tranh quan trọng nhất, là chữ tín của doanh nghiệp và tạo ra lợi thế có tính quyết định cho cạnh tranh. Busa ln cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, để đến tay cơng nhân là những suất cơm thơm ngon nhất.
Để sản xuất suất ăn công nghiệp của Busa phần lớn là sức người nên mùi vị sẽ ngon hơn những suất ăn được sản xuất chủ yếu bằng máy móc dây chuyền tự động. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh của Busa so với các ông lớn cùng ngành.
Tuy nhiên, cũng vì sức người là chính nên khó có thể kiểm sốt những sai sót xảy ra trong quá trình chế biến, khi nấu ăn có thể cho gia vị quá tay, nấu quá lửa mất đi hương vị thơm ngon của sản phẩm.
Thêm nữa, những thực phẩm được kiểm tra bởi con người nên đơi lúc có thể nhầm lẫn giao những sản phẩm đã hết hạn sử dụng cho khách hàng. Nếu quy trình xuất nhập sản phẩm và thơng tin sản phẩm được lưu trên thiết bị điện tử sẽ hạn chế được điều này.
2.2.5. Giá thành sản phẩm
Hiện nay Busa đã và đang cố gắng đưa ra những chính sách giá phù hợp với mọi khách hàng và có chính sách chiết khấu cho những khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều và bạn hàng lâu năm nhằm duy trì mối quan hệ tốt nhất với khách hàng.
Lĩnh vực chính mà Busa kinh doanh là chế biến xuất ăn cơng nghiệp, bên cạnh đó, từ nguồn nguyên liệu và kho chứa bảo quản hàng sẵn có cơng ty tận dụng thêm kinh doanh thực phẩm, trở thành trung gian giao buôn thực phẩm chưa chế biến đến khách hàng. Dù cố gắng tận dụng cơ sở vật chất sẵn có nhưng giá thành suất ăn cơng nghiệp của công ty vẫn khá cao so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Bảng 2. 4: Giá sản phẩm suất ăn của công ty so với đối thủ cạnh tranhĐơn vị: VNĐ Đơn vị: VNĐ Công ty Mức giá Busa 20.000 – 25.000 Quân Hà 22.000 – 26.000 Foseca 18.000 – 20.000 Nguồn: Phịng Tài chính - Kế tốn
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sức mạnh cạnh của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp cung cấp ra thị trường những sản phẩm có cùng tính năng, cơng dụng và chất lượng thì sản phẩm của doanh nghiệp nào có giá rẻ hơn sẽ được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu dùng nhiều hơn. Nhìn bảng giá của các công ty ta nhận thấy khoảng giá mà công ty Busa đưa ra là rộng hơn và cũng là mức giá ở giữa so với các đối thủ cạnh tranh. Mức giá của công ty Busa và Quân Hà cao hơn hẳn so với mức giá của Foseca. Điều này là một điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của cả công ty Busa và Quân Hà. Để trở nên mạnh hơn trong nền kinh tế như hiện nay, Busa cần xem xét lại chiến lược giá cả của mình.
2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranhcủa Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh của Cơng ty TNHH Thực phẩm an tồn Busa trên thị trường Bắc Ninh
2.3.1. Những thành công
Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Busa khơng ngừng lớn mạnh, tạo được uy tín của mình với khách hàng và đối tác. Sản phẩm của cơng ty đã có sức cạnh tranh trên thị trường Bắc Ninh, đặc biệt là ở thị trường Thành phố Bắc Ninh. Trong những năm gần đây, với sự mở cửa của nền kinh tế nước nhà, việc tìm ra những vận hội mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại nhiều thành cơng cho Cơng ty.
- Về nguồn lực tài chính, cơng ty có nguồn vốn sở hữu chiếm phần lớn, tạo tín ổn định cao và giảm nguy cơ phá sản.
- Về thị phần, dù gặp khó khăn do đại dịch nhưng trong suốt giai đoạn 2018 –
2020 công ty vẫn luôn cố gắng mở rộng thị phần, tăng doanh thu.
- Về nguồn nhân lực, công ty đã xây dựng được một đội ngũ quản lý về trình độ
chun mơn, giàu kinh nghiệm và lực lượng cơng nhân có tay nghề cao, có nhiệt huyết trong cơng việc.
- Về trình độ cơng nghệ sản xuất tuy chưa được công nghệ cao nhưng đủ đáp ứng sản xuất trong hiện tại, hỗ trợ lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Về chung loại công ty đã rất cố gắng đa dạng hóa và nguồn thực phẩm cung
ứng ra thị trường và đưa những sản phẩm có chất lượng tốt nhất có thể đến tay người tiêu dùng.
- Về giá thành sản phẩm, công ty không ngừng đổi mới các chiến lược giá cả để
gái thành sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a) Về thị phần
Hạn chế: Thị phần của cơng ty vẫn cịn q thấp (2,2 – 3%), phần trăm tăng thị phần mỗi năm đều dưới 1%. Mức phần trăm thị phần quá thấp này thể hiện năng lực cạnh tranh của Busa còn quá yếu trên thị trường.
Nguyên nhân:
- Do nguồn vốn công ty thấp, quy mô nhỏ, Busa chưa đủ năng lực sản xuất số
lượng lớn như Foseca để có thể chiếm thị phần.
- Chưa hiểu rõ thị trường, chưa nắm được nhu cầu của khách hàng và chưa xác
định được thế mạnh của công ty. Công ty muốn mở rộng phát triển sang cả cung ứng thực phẩm chưa qua chế biến, không đẩy mạnh phát triển cung ứng suất ăn công nghiệp trong khi đây mới là sản phẩm chính của cơng ty.
b) Về nguồn lực tài chính
Hạn chế: Công ty vẫn thiếu vốn sản suất kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn tự có và khó tiếp cận vốn vay ngân hàng hay các nguồn vốn từ đối tác đầu tư.
Ngun nhân:
- Thủ tục hành chính: Q trình xin vay vốn đòi hỏi nhiều văn bản giấy tờ; thủ
tục cơng chứng mất nhiều thời gian và chi phí; các yêu cầu xây dựng phương án dự án kinh doanh và chứng minh hiệu quả của phương án dự án vượt q khả năng của cơng ty. Chính vì các giấy tờ này khơng được hồn thiện dẫn tới các đơn xin vay vốn của công ty không được xem xét.
- Tài sản thế chấp hạn chế: Tài sản của doanh nghiệp có giá trị thấp, giấy tờ
chứng minh quyền sử dụng và sở hữu tài sản chưa đầy đủ. Vì vậy, việc thế chấp tài sản của doanh nghiệp để vay vốn hay tạo niềm tin cho đối tác gặp nhiều khó khăn.
c) Về lao động
Hạn chế:
- Lao động làm việc chưa hiệu quả, năng suất lao động khơng cao, thậm chí chỉ
- Lượng công nhân, nhân viên bỏ việc lớn, thường xuyên phải tuyển lao động mới thay thế.
Nguyên nhân:
- Bố trí, phân cơng lao động chưa thật sự phù hợp nên chưa đạt được hiệu quả
cao trong công việc.
- Đánh giá nhân viên hàng năm cịn mang tính cảm quan, nguồn tuyển đến từ các
bên cung cấp lao động, lao động chưa thật sự có kinh nghiệm. Việc đánh giá nhân viên còn thiếu bài bản, chưa xây dựng được hệ thống đánh giá chuyên nghiệp.
- Nguồn lao động trẻ và thời vụ thường nghỉ việc khi chọn được việc khác nên số
lượng thường xuyên thay đổi, tốn thời gian đào tạo chuyên môn trên dây chuyền làm việc và nhận thức về vệ sinh an tồn thực phẩm. Ngồi ra, tình trạng thiếu lao động phổ thông vào dịp lễ Tết là điều không tránh khỏi của Busa và các doanh nghiệp khác trong giai đoạn hiện nay do cơng tác đãi ngộ, khuyến khích người lao động trong cơng ty còn chưa được chú trọng.
Qua đánh giá trên, việc xây dựng giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực của nguồn lao động, một trong những thế mạnh của Busa là việc cần thiết trong thời gian tới.
d) Về trình độ cơng nghệ sản xuất
Hạn chế
- Việc tiếp cận và đổi mới cơng nghệ của Cơng ty cịn gặp rất nhiều khó khăn.
- Việc đầu tư cho phát triển thiết bị, công nghệ phục vụ công việc tại cơng ty cịn thấp.
- Các chính sách, chủ trương của công ty trong việc ứng dụng công nghệ vào trong cơng việc cịn yếu và hạn chế.
Nguyên nhân: Chủ yếu do năng lực tài chính của cơng ty cịn hạn chế. Chi tiêu cho cơng nghệ mới với bất kì ngành nghề kinh doanh nào ln là một khoản rất lớn. Quy mơ và nguồn của Busa cịn quá nhỏ để có thể bỏ ra một số tiền lớn chi tiêu cho công nghệ sản xuất mới và duy trì hoạt động. Sử dụng cơng nghệ mới cũng gây lãng phí với quy mơ của cơng ty trong hiện tại.
e) Về chủng loại và chất lượng sản phẩm
Hạn chế:
- Mẫu mã sản phẩm cải tiến nhưng so với các đối thủ cạnh tranh thì mẫu mã của
cơng ty cịn ít phong phú.
- Chất lượng sản phẩm đơi khi cịn kém
- Nhân lực chưa thực sự có chun mơn cao đã làm giảm tính phong phú, đa dạng của các mẫu sản phẩm, nguồn lực hạn chế khơng thể đa dạng hóa sản phẩm mà chỉ nên tập trung và làm tốt một sản phẩm là suất ăn công nghiệp.
- Ngun liệu đầu vào có chất lượng khơng cao, thực phẩm đơi khi bị hết hạn do
đối tác lừa dối cung ứng hoặc do để lâu ngày trong kho. Mùi vị suất ăn kém hấp dẫn còn do tay nghề của người lao động.
f) Về giá thành sản phẩm
Hạn chế: Giá sản phẩm vẫn còn cao so với mặt bằng chung của thị trường Nguyên nhân:
- Busa nhập số lượng thực phẩm chưa cao và còn yếu trong việc thiết lập mối
quan hệ bạn hàng thân thiết với các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.
- Số lượng bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu cịn ít nên cơng ty phải nhập nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thành cao, chất lượng và số lượng không đáp ứng yêu cầu... điều này làm cho giá thành sản phẩm của cơng ty cao hơn đối thủ cạnh tranh.
Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của cơng ty, nó làm giảm sức mạnh cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác trên thị trường
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AN TOÀN BUSA
TRÊN THỊ TRƯỜNG BẮC NINH
3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty TNHH Thực phẩm an tồn Busa trên thị trường Bắc Ninh ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh
3.1.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh
Là một doanh nghiệp nhỏ lại có xuất phát điểm muộn hơn so với các ơng lớn cùng ngành, cơng ty đã có những quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh cho đến năm 2025:
Một là, để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cơng ty ln nhấn mạnh lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm làm thước đo cho tiến trình phát triển và ổn định và bền vững của công ty, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty trên thị trường.
Hai là, kiểm sốt tốt hơn về tài chính, đồng thời đầu tư mạnh tay hơn cho hoạt động xúc tiến nhằm cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ.
Ba là, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thật chất lượng từ đội ngũ cán bộ quản lý cho tới đội ngũ công, nhân viên.
Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, phát triển ngành theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Năm là, đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu đầu vào, tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng, góp phần tạo ra những suất ăn thơm ngon mà hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩman toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh
Từ yêu cầu của thị trường và những kết quả về quá trình kinh doanh đạt được qua những năm qua như doanh số mua bán, hệ thống khách hàng trung gian và đặc biệt là tình hình tài chính của cơng ty đã cho thấy cơng ty kinh doanh rất có hiệu quả. Trên cơ sở quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa đã đề ra những định hướng cụ thể nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2025:
- Tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có của cơng ty cùng với sự nỗ
lực quyết tâm cao của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy lùi nguy cơ, kịp thời chớp lấy thời cơ thuận lợi từ đó nâng cao thị phần của cơng ty trên thị trường làm tăng năng lực cạnh tranh: phấn đấu tăng
trưởng bình qn 15%/năm sản lượng suất ăn cơng nghiệp và lượng thực phẩm cung ứng; năm năm tăng từ 0,5 - 1% thị phần trên thị trường Bắc Ninh.
- Huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, tăng năng lực tài chính để phát
triển ngành cơng nghiệp thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường Bắc Ninh, sau đó mở rộng ra cả thị trường miền Bắc; phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế rủi ro cho công ty, huy động tất cả các nguồn lực của cơng ty hướng đến phát triển, tích lũy cho sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Khơng ngừng hồn thiện cơ chế quản lý điều hành, đề ra những chiến lược phát
triển công ty phù hợp điều kiện mới, tiếp thu nhiều phương pháp quản lý mới, hiện đại, đồng thời thường xuyên mở các lớp đào tạo đội ngũ nhân viên.
- Liên tục cải tiến cơng nghệ, tối ưu quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa đến người tiêu dùng những suất ăn có chất lượng tốt nhất.
- Mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận Bắc Ninh như Bắc Giang, Hưng Yên,
Hải Dương, tìm kiếm những nguồn cung và cầu mới, nhanh chóng tiếp cận và phân phối sản phẩm sang thị trường toàn miền Bắc.
3.2. Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơngty TNHH Thực phẩm an tồn Busa trên thị trường Bắc Ninh