2.1. Lịch sử nghiên cứu dập vỡ kiến tạo và đứt gãy
2.1.1. Các vấn đề chung về dập vỡ kiến tạo
Dập vỡ kiến tạo là sản phẩm của quá trình hoạt động nội sinh thể hiện ở sự gãy vỡ, dập nát các thành tạo địa chất. Chúng đƣợc hình thành do sự di chuyển của các khối địa chất, do hoạt động đứt gãy, hoạt động động đất, hoạt động phun trào và xâm nhập. Đới dập vỡ kiến tạo đƣợc hiểu là các thể địa chất, nhƣ: đứt gãy, các đới trƣợt cắt, các đới dăm kết kiến tạo và các đới khe nứt tăng cao. Đa số các đới dập vỡ kiến tạo đƣợc sinh ra khi hoạt động phá hủy xảy ra, tức là trong mơi trƣờng biến dạng dịn. Do đó, dập vỡ kiến tạo là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ hoạt động đứt gãy, hoạt động kiến tạo chuyển dịch luận giải hoạt động đứt gãy Tân kiến tạo và kiến tạo đứt gãy hiện đại.
Đới dập vỡ kiến tạo trên địa hình đƣợc thể hiện là dải hoặc nhiều dải, một khu vực mà các thành tạo đất đá bị dập vỡ, cà nát. Đới đó có thể nằm trùng trong phạm vi của một đứt gãy, của một đới đứt gãy hay nơi giao cắt của nhiều dập vỡ kiến tạo.
Đới dập vỡ kiến tạo có khả năng chứa vì về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tế đới dập vỡ là đới thơng khí, nên khả năng tàng trữ nƣớc của chúng là rất lớn. Tuy nhiên, khả năng đó phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của phân bố của các đới dập vỡ trên địa hình: trùng thung lũng hay trùng vào đới giao cắt của các đứt, các đới khe nứt tăng cao biệt lập. Và trữ lƣợng nƣớc chứa trong chúng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc bên trong, đặc điểm thạch học, tính thấm, tính lƣu thơng và tính nhả nƣớc của chúng. Theo đánh giá chung của nhiều cơng trình nghiên cứu, tiềm năng nƣớc cũng nhƣ khối lƣợng nƣớc khai thác đƣợc từ các đới dập vỡ rất cao so với các thành tạo bên ngoài nếu nhƣ chúng phân bố ở vị trí địa hình thích hợp cho việc thu nƣớc. Đây là những tiền đề thực tế đáng tin cậy về khả năng có nƣớc của các đới dập vỡ.