Mối quan hệ của các dập vỡ kiến tạo với nƣớc dƣới đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 73 - 74)

Trên cơ sở lý thuyết thì các đới khe nứt tách, các trũng pull-apat, hoặc những khe nứt tăng cao thuộc khu vực tách giãn là những nơi có tiềm năng chứa nƣớc rất cao. Bên cạnh đó thì trong khu vực nén ép, nếu các hệ khe nứt cắt tạo thành đới lớn, gây nên những dập vỡ mạnh trong đất đá thì cũng là nơi có khả năng tìm thấy nƣớc. Trong bối cảnh địa động lực chung của tồn khu vực thì các hệ khe nứt phƣơng á vĩ tuyến và vĩ tuyến thƣờng là các khe nứt cắt có mật độ lỗ hổng khơng cao nên khả năng có nƣớc là khơng lớn. Các hệ khe nứt phƣơng ĐB-TN và TB-ĐN là các khe nứt cắt và nếu chúng tạo thành đƣợc các đới rộng thì cũng có khả năng chứa đƣợc nƣớc. Các hệ khe nứt theo phƣơng kinh tuyến và á kinh tuyến là các hệ khe nứt tách mở, chúng có khả năng chứa nƣớc rất lớn.

Những đới đứt gãy có phƣơng dịch chuyển khác nhau khi chúng cắt nhau cũng tạo nên những vùng dập vỡ rộng lớn. Đây chính là các dập vỡ có khả năng chứa nƣớc cao. Ngoài ra, khi xem xét bối cảnh địa động lực ở khu vực nhỏ này

cũng có thể khoanh định đƣợc những vùng có tính chất căng giãn. Nơi đây chính là môi trƣờng thuận lợi để nƣớc cƣ ngụ.

Các yếu tố về địa hình cũng chiếm vai trị rất quan trọng. Nếu một khu vực có mật độ khe nứt lớn, dập vỡ mạnh nhƣng yếu tố địa hình khơng thuận lợi thì khả năng có nƣớc trong chúng cũng không cao.

Qua các tài liệu khoan cho thấy ở khu vực phát triển thành tạo trầm tích Miocen thƣợng (hệ tầng Kon Tum), thành tạo phun trào bazan thì lƣu lƣợng khai thác vào loại trung bình (từ 0,5- 1,5 l/s). Đối với các thành tạo đá cổ (hệ tầng Tắk Pỏ, Khâm Đức) có tồn tại dập vỡ kiến tạo cũng cho lƣu lƣợng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)