Lịch sử nghiên cứu địa chất kiến tạo, địa chất thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 31 - 33)

2.1. Lịch sử nghiên cứu dập vỡ kiến tạo và đứt gãy

2.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất kiến tạo, địa chất thủy văn

Nhƣ trên đã nêu dập vỡ kiến tạo là sản phẩm của hoạt động kiến tạo, hoạt động nội sinh và sinh ra chủ yếu trong mơi trƣờng biến dạng dịn. Do đó lịch sử nghiên cứu đối tƣợng này cũng chính là nghiên cứu kiến tạo đứt gãy.

Lịch sử nghiên cứu đứt gãy và kiến tạo đứt gãy trong khu vực nghiên cứu đã đƣợc thể hiện sơ lƣợc trong một số cơng trình nghiên cứu sau đây của ngƣời Pháp nhƣ: Chuyên khảo “Đông Dƣơng thuộc Pháp, cấu trúc địa chất, các đá, các mỏ và mối liên quan có thể của chúng với kiến tạo” của Fromaget. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp có giá trị lớn về địa chất Đơng Dƣơng, trong đó có vùng Bắc Tây Nguyên.

Bản đồ địa chất Đông Dƣơng tỷ lệ 1: 2 000 000 của Fromaget J. tái bản năm 1954

Các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1 : 500 000 do Saurin E., Fontaine H. bổ sung đƣợc Nha địa dƣ Đà Lạt lần lƣợt tái bản trong những năm 1962 - 1964, trong đó có những tờ có diện tích trùm lên khu vực Tây Nguyên nhƣ đã kể trên.

Bản đồ địa chất Campuchia, Lào và Việt Nam tỷ lệ 1 : 2 000 000 tái bản lần thứ 3 năm 1971 do Fontaine bổ sung cho phần lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 vào nam.

Sau năm 1975, khi đất nƣớc ta hoàn tồn thống nhất thì một loạt cơng trình của các nhà địa chất nƣớc ta ra đời. Đó là các tờ bản đồ:

Bản đồ địa chất ở tỷ lệ 1 : 500 000 toàn miền nam Việt Nam do Nguyễn Xuân Bao chủ biên.

Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1 : 500 000 (Trần Đức Lƣơng và Nguyễn Xuân Bao đồng chủ biên) với một chú giải địa tầng và magma chi tiết hơn hẳn các tờ bản đồ xuất bản trƣớc đó

Vùng nghiên cứu cịn đƣợc thể hiện ít nhiều trong các cơng trình: Nguyễn Cẩn (1983, 1985), Hoàng Anh Khiển, Phạm Huy Long (1984), Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng (1982, 1990, 1992), Nguyễn Trọng Yêm (1991, 1996, 2005), Văn Đức Chƣơng (1996), Lê Nhƣ Lai (1983), Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng (1982, 1990, 1992), Đặng Văn Bát (1991), Nguyễn Xuân Đạo (1988), Nguyễn Xuân Tùng, Trần

Văn Trị (1992), Phùng Văn Phách và nnk., 1996; Ngô Gia Thắng (1997), Phạm Văn Hùng (2002), Vũ Văn Vĩnh (2000), Văn Đức Chƣơng, 2001, Trần văn Trị, Vũ khúc, 2009. Cao Đình Triều, Phạm Huy Long (2002), Nguyễn Đình Xuyên và nnk (2003, 2004), Vũ Văn Vĩnh (1996), Phạm Văn Hùng (1998, 2000, 2001, 2002), Trần văn Thắng (1996, 2004), Lê Triều Việt (2005), Phan Đông Pha (2011),…

Nguyễn Trọng Yêm (1991) đã nghiên cứu hoàn cảnh địa động lực tân kiến tạo miền Nam Trung Bộ chỉ ra rằng: lãnh thổ Nam Trung Bộ trong thời ký kainozoi muộn đƣợc đặc trƣng bởi hoàn cảnh địa động lực tách giãn thể hiện qua sự hoạt động mạnh mẽ của núi lửa và sự phát triển rộng rãi của các kiến trúc kiến tạo tách giãn. Nguồn gốc của sự tách giãn này một mặt là do nén ép nằm ngang phƣơng á kinh tuyến, một phần là do chuyển động từ từ của khối Indoxini về phía tây gây nên.

Ngoài ra, ở khu vực này cịn có những cơng trình nghiên cứu đứt gẫy đang hoạt động bằng các phƣơng pháp địa hoá, địa nhiệt của Trần Văn Dƣơng, Trần Trọng Huệ (1996). Trong những năm qua đã có các cơng trình nghiên cứu chuyên đề về hoạt động phun trào bazan Kainozoi muộn, dấu ấn biểu hiện hoạt động Tân kiến tạo khu vực nhƣ Nguyễn Xuân Hãn, Phạm Tích Xn (1991, 1996), Phạm Tích Xn, Nguyễn Hồng, Cung Thƣợng Chí và những ngƣời khác (1998), ... Hoạt động phun trào bazan Kainozoi Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng đƣợc coi là gắn liền với chế độ tách giãn ở pha muộn của các hoạt động Tân kiến tạo khu vực.

Nhìn chung, về địa mạo, về cấu trúc kiến tạo, đứt gãy và địa động lực vùng tây Nguyên nói chung trong đó có vùng nghiên cứu đã đƣợc quan tâm. Song đi vào chi tiết thì vị trí của các đứt gãy, quy mơ phát triển của chúng cịn chƣa rõ ràng. Hơn nữa, các đới dập vỡ kiến tạo và tính chất của chúng là đối tƣợng chính của đề tài và mối liên quan của chúng với khả năng chứa nƣớc dƣới đất chƣa đƣợc nghiên cứu.

- Báo cáo tổng kết đề tài “Tài nguyên nƣớc dƣới đất Tây Nguyên” (Nguyễn Thƣợng Hùng chủ biên, 1998) thuộc chƣơng trình 48 - C (1984 - 1988).

- Chuyên khảo về nƣớc dƣới đất khu vực Tây Nguyên của Ngô Tuấn Tú, Võ Công Nghiệp, Đặng Hữu Ơn, Quách Văn Đơn năm 1999.

- Báo cáo kết quả điều tra nguồn nƣớc dƣới đất vùng núi bắc Trung Bộ và Tây Nguyên do Đặng Đức Long (2001).

Từ năm 2000 đến nay, các nghiên cứu vẫn đang đƣợc các nhà khoa học đƣơng đại tiếp nối bằng các cơng trình nghiên cứu tổng hợp về tài nguyên NDĐ Tây Nguyên do PGS.TS Đoàn Văn Cánh làm chủ nhiệm. Đó là các đề tài: Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà Nƣớc mã số KC.48.05 (2003-2005); đề tài độc lập cấp Nhà Nƣớc mã số ĐTĐL.2007G/44 (2007 - 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 31 - 33)