Dập vỡ trong đá hệ tầng Tắc Pỏ ở xã Đắk Uy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 48)

xã Đắk Uy

Ảnh 2: Dập vỡ trong đá hệ tầng Khâm Đức ở phía Đơng TT. Pleikần

Ảnh 4: Dập vỡ trong đá phức hệ Tu Mơ Rông ở Tu Mơ Rông

Ảnh 3: Dập vỡ trong đá phức hệ Diên Bình dọc dải dập vỡ sơng Ia Sir, phía

Bắc huyện Sa Thầy

Ảnh 6: Dập vỡ trong đá mạch aplit phức hệ Măng Xim ở xã Ngọc Tụ

Ảnh 5: Dập vỡ yếu trong hệ tầng Kon Tum ở xã Hà Mịn,

Tu Mơ Rơng (ảnh 4), các đá aplit phức hệ Cù Mông (ảnh 5) và thành tạo trầm tích tuổi Neogen muộn (ảnh 6).

Thống kê cho thấy trong số các dập vỡ trên thì dập vỡ phƣơng á kinh tuyến là phát triển nổi trội nhất, tiếp theo là DV phƣơng TB- ĐN, ĐB- TN và cuối cùng là dập vỡ phƣơng á vĩ tuyến.

Một số dải dập vỡ trong khu vực nghiên cứu đã đƣợc minh chứng bằng kết quả các tuyến đo ĐVL cắt qua (hình 3.6).

Hình 3.6: Sơ đồ vị trí các tuyến đo ĐVL tại thị trấn PleiKần và xã Đắk Kan

3.1.1. Phương kinh tuyến và á kinh tuyến

Dập vỡ dọc sông Dak Pô Kô (số hiệu 1 trên hình 3.4)

Đây là dập vỡ có lịch sử phát triển lâu dài từ Paleozoi cho đến Kainozoi (Trần Văn Trị, Phạm Văn Hùng). Đới dập này phân bố trùng đới đứt gãy Pơ Kơ- Khâm Đức, có chiều rộng đới động lực đến cả chục km (Phạn Văn Hùng). Trong phạm vi nghiên cứu, dập vỡ sông Dak Pô Kô thể hiện rất sắc nét trên bản đồ địa hình cũng nhƣ các tài liệu viễn thám. Dải dập vỡ này chạy dọc theo sông Dak Pô

Kô từ thôn Long Dơn thuộc xã Đắk Ang kéo xuống phía Nam vƣợt ra khỏi phạm vi vùng nghiên cứu.

Địa hình dọc dập vỡ này phân dị rõ ràng, bên tả ngạn sơng địa hình là đồi núi cao, độ dốc địa hình lớn cịn bên hữu ngạn sơng địa hình phân dị kém hơn, chủ yếu là đồi núi thấp, thung lũng sông. Ở khu vực huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, DV này giao cắt với các DV phƣơng ĐB- TN, TB- ĐN tạo nên trũng hạ lún Pleikần có chiều rộng đến 6-7 km và đƣợc lấp đầy bởi các trầm tích Kainozoi muộn. Sự khẳng định tồn tại của đới dập vỡ này ở khu vực trũng đƣợc thể hiện rõ trên tài liệu địa vật lý nhƣ sau:

Hình 3.7: Mặt cắt đo khúc xạ tại Thị trấn PleiKần (Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.9: Mặt cắt đo điện ở xã Đắk Kan (Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.10: Mặt cắt đo khúc xạ ở xã Đắk Kan (Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Từ mặt cắt đo điện và khúc xạ ở xã Đắk Kan và TT. Plei Kần khẳng định là dập vỡ phƣơng kinh tuyến trùng đới đứt gãy Pô Kô- Khâm Đức thể hiện rõ trên tài liệu viễn thám cũng tồn tại dƣới lòng đất khu vực này với bề rộng thay đổi từ vài chục m đến hơn 100 m. Độ sâu phát triển dƣới độ sâu hơn 100 m vẫn còn tồn tại.

Ngồi DV lớn này (Pơ Kơ) cịn nhiều DV khác cũng thể hiển rất rõ trên ảnh vũ trụ trên bản đồ địa hình. Tuy nhiên, điều kiện không cho phép chúng ta tiến hành kiểm chứng bằng tài liệu đo địa vật lý.

Dải dập vỡ Đắk Sao (2)

Dải dập vỡ này chạy từ phía ĐN bắt đầu từ lâm trƣờng Đắk Tô của xã Ngọk Tụ theo phƣơng BĐB- NTN phát triển chạy qua xã Đắk Sao và đi qua khu vực nghiên cứu. Dải dập vỡ này thể hiện rất rõ nét trên ảnh viễn thám. Chiều dài của đới này trong phạm vi nghiên cứu khoảng 15 km với chiều rộng khoảng 110 m.

Dải dập vỡ sông Dak Ta Kan (3)

Dải dập vỡ sông Dak Ta Kan chạy dọc theo sông Dak Ta Kan đoạn từ xã Đắk Ong phát triển theo phƣơng á kinh tuyến đến đoạn xã Đắk Ta Kan thì chuyển phƣơng ĐB- TN. Tổng chiều dài của dập vỡ này trong phạm vi nghiên cứu khoảng 12,3 km với bề rộng trung bình khoảng 370 m.

Dải dập vỡ Ngọk Yêu – Đak Pxi (7)

Dải dập vỡ này có chiều dài khoảng 23,7 km bắt đầu từ xã Đắk Pxi theo phƣơng kinh tuyến kéo lên xã Ngọk Yêu và đi ra ngoài khu vực nghiên cứu. Dải dập vỡ này cũng đã đƣợc các nhà địa chất trƣớc đây xác lập trong khi thành lập bản đồ địa chất 1:200.000. Dải dập vỡ này thể hiện yếu trên các tƣ liệu bản đồ và viễn thám.

Dải dập vỡ Ngọk Wang – Đak Uy (8)

Dải dập vỡ này có phƣơng phát triển là á kinh tuyến kéo dài từ xã Ngọk Wang theo hƣớng Bắc đến xã Đắk Uy với chiều dài khoảng 15 km. Đoạn trong địa phận xã Đắk Uy thể hiện rất rõ nét trên địa hình và trên ảnh DEM. Càng xuống phía Nam thì dấu hiệu địa mạo của dải dập vỡ này càng kém thể hiện do đây là vùng địa hình bằng phẳng. Bề rộng của dải dập vỡ này khoảng 180 m.

Dải dập vỡ suối Dak Hơ Drai (16)

Dải dập vỡ suối Dak Hơ Drai chạy dọc theo suối Dak Hơ Drai thuộc xã Sa Loong huyện Ngọc Hồi. Chiều dài của dập vỡ này khoảng 3,5 km.

Địa hình hai bên là đồi núi thấp, có suối xẻ ngang qua. Phƣơng phát triển của dập vỡ này là bắc đông bắc hơi á kinh tuyến

Dải dập vỡ sông Krông Pơ Kô (23)

Dải dập vỡ này phát triển từ trung tâm thị trấn Đắk Tơ theo phía Nam xuống đến thơn Kon Gung của xã Hà Mịn thì dừng lại. Chiều dài của dải dập vỡ này khoảng 20 km và chạy dọc theo sông Krông Pơ Kô. Bề rộng của dải dập vỡ này đoạn qua xã Pô Kô khoảng 170 m.

3.1.2. Phương ĐB-TN

Trong khu vực nghiên cứu dập vỡ phƣơng ĐB- TN có sự phát triển hạn chế ở một số nơi và có quy mơ hạn chế. Ngồi dập vỡ trùng với đứt gãy đƣợc thể hiện rõ trên bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200 000 nhƣng thể hiện yếu trên địa hình, phát triển ở phía góc TB của vùng nghiên cứu. Các dập vỡ còn lại tập trung nhiều ở phần ĐN của vùng nghiên cứu, đặc biệt ở khu vực TT. Đắk Hà. Dập vỡ có quy mơ dài nhất ở phần ĐN là DV Đắk Rơ Ta Ma (gần 8 m). Còn DV Đắk Páp Man và DV sơng Đắk Uy có độ dài hơn 5 km. Cả 3 dập vỡ này có vai trị quan trọng tạo thành hành lang rộng hơn 6 km phƣơng ĐB- TN cắt qua trũng Kainozoi Kon Tum tạo ra một vùng tồn tại nhiều hồ nƣớc tự nhiên. Sự tồn tại của các dập này ở dƣới sâu đƣợc khẳng định bằng tài liệu địa vật lý trên các hình sau (hình 3.11).

Hình 3.12: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng ĐB - TN (Tuyến đo Đắk Hà 1)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.13: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng ĐB - TN (Tuyến đo Đắk Hà 5)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.14: Mặt cắt đo khúc xạ qua tuyến DV phƣơng ĐB - TN (Tuyến Đắk Hà 1)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.15: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng ĐB - TN (Tuyến đo Đắk Hà 2)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24) 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900 -90 -70 -50 -30 -10 -90 -70 -50 -30 -10 (m) C h ie u s a u ( m ) 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 -90 -70 -50 -30 -10 (m) C h ie u s a u ( m ) 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 -90 -70 -50 -30 -10 (m) C h ie u s a u ( m )

Hình 3.16: Mặt cắt đo khúc xạ qua DV phƣơng ĐB- TN (Tuyến đo Đắk Hà 2)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Từ mặt cắt Đắk Hà 1 và 5 cho thấy dập vỡ phƣơng ĐB- TN sinh kèm DV sơng Đắk Uy có biểu hiện trên địa hình rõ nét thì trên tài liệu đo điện trở và khúc xạ ở dƣới bề mặt đất cũng đƣợc phản ánh bằng đới dập vỡ rộng hơn 200 m và phát triển đến hơn trăm m và còn tiếp tục. Tƣơng tự nhƣ vậy DV phƣơng ĐB- TN Đắk Rơ Tak Ma thể hiện rõ trên tài liệu viễn thám thì trên tài liệu đo điện và khúc xạ cũng đƣợc thể hiện rõ nét với bề rộng hơn 50 m và có chiều sâu phát triển trên 100 m.

Hình 3.17: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng kinh tuyến (Tuyến đo Đắk Hà 3)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.18: Mặt cắt đo khúc xạ qua tuyến DV phƣơng kinh tuyến (Tuyến Đắk Hà 3)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24) 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 -90 -70 -50 -30 -10 (m) C h ie u s a u ( m )

Hình 3.19: Mặt cắt đo điện trở qua DV phƣơng á kinh tuyến (Tuyến đo Đắk Mar)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.20: Mặt cắt đo khúc xạ qua DV phƣơng ĐB- TN (Tuyến đo Đắk Mòn)

(Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Với đứt gãy nhỏ phƣơng kinh truyến dọc QL14 thì tài liệu đo điện và khúc xạ cũng xác minh có tồn tại song với bề rộng khoảng vài chục m mà thôi.

Trên tài liệu điện trở đo mặt cắt tuyến 4 tức là cắt ngang qua dập vỡ phƣơng á kinh tuyến ở xã Đắk Ma cho ghi nhận một DV nhỏ có góc đổ vể T- TN.

Dải dập vỡ suối Dak Tía (4)

Dải dập vỡ này phát triển theo phƣơng ĐB- TN với chiều dài khoảng 2,7 km chạy dọc theo suối Dak Tía thuộc địa phận xã Đắk Kan.

Địa hình nơi đây khá phân dị với những dải núi phát triển theo phƣơng ĐB- TN và dập vỡ này chạy dƣới chân dãy núi này.

Dải dập vỡ suối Dak Rơ Tak Ma (11)

Dải dập vỡ suối Dak Rơ Tak Ma nằm trong địa phận xã Đắk Mar. Chiều dài của dập vỡ này vào khoảng 2,9 km, phát triển trên nền địa hình khá bằng phẳng.

150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 -90 -70 -50 -30 -10 (m) C h ie u s a u ( m )

Dải dập vỡ suối Dak Páp Mam (13)

Dải dập vỡ suối Dak Páp Mam có chiều dài khoảng 3,3 km chạy dọc theo suối Dak Páp Mam thuộc địa phận xã Đắk Mar. Đới này phát triển trên vùng có địa hình bằng phẳng, mức độ phân dị địa hình yếu nên khó nhận biết trên địa hình.

Dải dập vỡ suối Dak Uy (12)

Dải dập vỡ này bắt đầu từ thôn 1 xã Đắk Hà kéo đến thôn 6 chạy dọc suối Đắk Uy. Chiều dài của lineament này khoảng 5,4km và bề rộng của dập vỡ này khoảng 840 m.

Dải dập vỡ hồ Dak Mar (14)

Đới này thể hiện khá rõ nét trên ảnh viễn thám và bản đồ địa hình. Chiều dài của lineament này khoảng 6 km với bề rộng khoảng 400m. Địa hình nơi đây phân dị khá mạnh; một bên là núi cao khoảng 900-1100m còn một bên là địa hình dạng bằng phẳng hơn với độ cao trung bình khoảng 670m. Dập vỡ này cắt qua hồ Đắk Mar theo phƣơng ĐB-TN.

Dải dập vỡ suối Dak Ro Nu (19)

Dải dập vỡ này bắt đầu từ khóm 2 thị trấn Đắk Tơ theo phƣơng ĐB-TN qua xã Kon Đào đến xã Văn Lem thì bị một đới khác có phƣơng á kinh tuyến chặn lại. Phƣơng chính của dải dập vỡ là ĐB-TN chạy dọc theo suối Dak Ro Nu. Các dấu hiệu về địa mạo và địa hình cũng thể hiện khá rõ ràng. Chiều dài của đới này khoảng 9,5 km với bề rộng khoảng 400 m.

Dải dập vỡ suối Dak Si Nu (20)

Dải dập vỡ này bắt đầu từ khóm 2 thị trấn Đắk Tơ chạy dọc theo suối Dak Si Nu theo phƣơng ĐB-TN qua xã Văn Lem đến xã Đắk Hà thì dừng lại. Phƣơng chính của dải dập vỡ là ĐB-TN. Các dấu hiệu về địa mạo và địa hình cũng thể hiện khá rõ ràng. Chiều dài của đới này khoảng 12,7 km với bề rộng khoảng 900 m.

Dải dập vỡ Văn Lem – Ngok Yêu (21)

Chiều dài của dải dập vỡ này khoảng 18,6km kéo dài từ xã Văn Lem theo phƣơng ĐB-TN đi qua xã Đắk Hà đến xã Ngọk Yêu thì bị một dải dập vỡ phƣơng á kinh tuyến chặn lại. dải dập vỡ này có mức độ thể hiện qua dấu hiệu địa mạo không rõ nét.

3.1.3. Phương TB- ĐN

Đứng thứ 2 về mật độ phát triển cao trong khu vực nghiên cứu là dập vỡ phƣơng TB- ĐN. Chúng cũng có sự phát triển rộng trên phạm vi vùng nghiên cứu và đa dạng về động học (có dập vỡ trùng với đứt gãy nghịch, chờm nghịch). Dộ dài của dập vỡ kiến tạo phƣơng này chỉ đạt khoảng 20 km, ngắn hơn nhiều so với dập vỡ phƣơng kinh tuyến và á kinh tuyến.

Dải dập vỡ suối Dak Biong (9)

Dải dập vỡ này bắt đầu từ thôn 6 xã Đắk Uy theo phƣơng TB - ĐN chạy qua xã Đắk Hring đến thôn 3 của xã Đắk Pxi thì dừng lại. Tổng chiều dài của dải dập vỡ này khoảng 17,5 km. Bề rộng của dải dập vỡ này khoảng 280 m. Khi nghiên cứu trên bản đồ địa hình và các tƣ liệu viễn thám khác nhận thấy dải dập vỡ này khá rõ ràng.

Dải dập vỡ suối Dak Hring (10)

Dải dập vỡ này bắt đầu từ thôn 3 xã Đắk Hring theo phƣơng á kinh tuyến đi lên phía Bắc đến thơn 4 xã Đắk Hring thì chuyển phƣơng TB – ĐN chạy dọc suối Dak Hring đến thôn 2 của xã Đắk Pxi thì dừng lại. Chiều dài của dải dập vỡ này khoảng 10,8 km và bề rộng của dải dập vỡ này khoảng 140 m. Trên bản đồ địa hình và các tƣ liệu viễn thám khác nhận thấy dải dập vỡ này khá rõ ràng.

Dập vỡ sông Dak Sir (15)

Trong số dập vỡ của phƣơng TB- ĐN có lẽ dập vỡ dọc sơng Ia Sir là rõ nét nhất và phát triển trùng với đứt gãy cùng tên. Khảo sát địa chất dọc đứt gãy này cho thấy mặt trƣợt của dập vỡ chính nghiêng về ĐB và ĐĐB (ảnh 7, 8).

Dải dập vỡ sông Dak Sir phát triển từ xã Rơ Kơi theo hƣớng TB- ĐN dọc theo sông Dak Sir đến Ủy ban xã Sa Nhơn. Chiều dài của dải dập vỡ này trong khu vực nghiên cứu khoảng 8 km.

Ảnh 7, 8: Mặt trƣợt đổ về ĐĐB dọc DV Ia Sir

Địa hình xung quanh là thung lũng sông. Hai bên là núi cao, phía tả ngạn sơng có các dãy núi phát triển theo phƣơng TB-ĐN. Bên hữu ngạn sông là khối núi Chƣ Mon Ray.

Dải dập vỡ sông Dak Kal (17)

Dải dập vỡ sông Dak Kal phát triển dọc thung lũng sông Dak Kal. Trong phạm vi nghiên cứu dập vỡ này phát triển từ thôn Thung Nai xã Đắk Xú theo phƣơng TB-ĐN qua thị trấn Plei Kần, xã Tân Cảnh đến ngã ba sông Đak Ta Kan giao với sông Krông Pơ Kô thuộc địa phận xã Pơ Kơ thì dừng lại. Chiều dài của dập vỡ này trong khu vực nghiên cứu khoảng 13 km.

Dải dập vỡ suối Dak Biên (6)

Dải dập vỡ suối Dak Biên phát triển theo phƣơng TB-ĐN từ xã Đắk Hà dọc theo suối Dak Biên đến nơi giao nhau với sông Đak Psi tại thôn 7 xã Đắk Pxi thì dừng lại.

Địa hình hai bên là đồi núi, phân dị khá phức tạp. Chiều dài dập vỡ này khoảng 3,7 km.

Dải dập vỡ Ngọc Tụ – Kon Đào (18)

Dải dập vỡ Ngọc Tụ – Kon Đào bắt đầu từ thôn 1 xã Kon Đào theo phƣơng TB phát triển đến thôn Đắk Rơ Nga thuộc xã Ngọc Tụ thì dừng lại. Chiều dài của dải dập vỡ này khoảng 10,2 km. Chiều rộng của dải dập vỡ này khoảng 140 m.

Dải dập vỡ này thể hiện rất rõ ràng trên bản đồ địa hình và ảnh DEM. Địa hình hai bên cánh của dập vỡ phân dị mạnh và rất thẳng tuyến.

Dải dập vỡ Đắk Ang – Văn Lem (22)

Dải dập vỡ Đắk Ang – Văn Lem có phƣơng phát triển là TB – ĐN từ thôn Đắk Trăm của xã Văn Lem đến thôn Long Dôn xã Đắk Ang và tiếp tục phát triển ra ngoài khu vực nghiên cứu. Mức độ thể hiện của dập vỡ này trên địa hình cũng khơng đƣợc sắc nét nhƣ các dải dập vỡ khác.

3.1.4. Phương vĩ tuyến và á vĩ tuyến

Những dập vỡ có phƣơng á vĩ tuyến thể hiện rất mờ nhạt trong khu vực nghiên cứu. Nhƣng dập vỡ này phân bố rải rác ở một vài nơi thuộc xã Văn Lem và xã Đắk Tơ Kan với kích thƣớc khiêm tốn nên khả năng chứa nƣớc của các đới này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 48)