Hiện trạng khai thác và đặc điểm phân bố nƣớc dƣới đất khu vực nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 71 - 73)

cứu

Qua khảo sát thực địa cho thấy tại một số vùng trong địa bàn huyện Đắk Tô, nhân dân dùng nhiều các hình thức khác nhau để lấy nƣớc phục vụ sinh hoạt nhƣ đào giếng, dùng nƣớc mặt, nƣớc giọt, xây bể, lu chứa nƣớc mƣa, v.v... trong đó phổ biến nhất là dùng nƣớc sinh hoạt từ các giếng đào.

Sau khi dự án điều tra: “Đánh giá nƣớc dƣới đất 5 vùng trọng điểm của tỉnh Kon Tum” do Bộ Tài nguyên và môi trƣờng thực hiên năm 2006 hoàn thành thì nhiều xã trong huyện đã có nƣớc máy dùng.

Từ kết quả nghiên cứu thông số ĐCTV ở các lỗ khoan (hình 4.1) và các điểm xuất lộ nƣớc cho thấy nƣớc dƣới đất của vùng nghiên cứu tồn tại trong các hệ tầng sau:

- Phức hệ chứa nƣớc trầm tích holocen bao gồm những thành tạo bở rời nguồn gốc sông, bậc thềm, hồ, đầm lầy,…(aQ22-3

; aQ11-2; aQ1-2...) , phân bố chủ yếu dọc theo thung lũng sông suối, bậc thềm: Sông Plông Pô Cô, sông Đakla, suối Đăk Lam, Đăk Le, Đăk Pone và các suối nhỏ trong lƣu vực. Thành phần chủ yếu gồm: cát, bột sét lẫn sạn cuội sỏi, màu xám vàng, xám nâu, xám đen. Chiều dày tầng chứa nƣớc từ một vài mét đến 15 mét (các lỗ khoan vùng Kon Đào).

Nguồn cung cấp nƣớc cho trầm tích này chủ yếu là nƣớc mƣa và thoát ra mạng sơng suối.

Tầng chứa nƣớc trầm tích Đệ tứ có bề dày nhỏ, diện phân bố hẹp, thuộc loại chứa trung bình, ít có khả năng khai thác và cung cấp nƣớc tập trung. Do tầng chứa nƣớc đệ tứ là tầng nƣớc ngầm không áp, mực nƣớc nằm nông, nên dễ bị nhiễm bẩn bởi các hoạt động của con ngƣời.

Hiện nay tầng chứa nƣớc Đệ tứ vẫn là một đơn vị có ý nghĩa đối với đời sống dân sinh của các khu vực. Cần có biện pháp bảo vệ nguồn nƣớc này.

- Tầng chứa nước trong thành tạo phun trào bazan Pliocen-Pleistoxen dưới

(B/N2-Q1tt)

Tầng chứa nƣớc phun trào bazan phân bồ ở vùng Kroong. Diện lộ không lớn khoảng 0,3 đến 0,5 km2. Ranh giới tiếp xúc của chúng chủ yếu là các đá có tuổi cổ hơn (Neogen) và Protezozoi, một phần nhỏ tiếp xúc với đới chứa nƣớc khe nứt các thành tạo biến chất xâm nhập.

Tầng chứa nƣớc phun trào bazan có thành phần thạch học đa dạng bao gồm: bazan tholeit, bazan olivin kiềm và tuf của chúng. Đá có cấu tạo đặc xít xen ít lỗ hổng. Độ nứt nẻ của các thành tao này nhìn chung khá nhỏ. Do tầng chứa này có diện phân bố hạn chế, chiều dày và diện phân bố của đới phong hóa nhỏ nên khả năng chứa nƣớc kém, trữ lƣợng nhỏ, không đáng kể. Khi khai thác chỉ có thể cung cấp với lƣu lƣợng nhỏ cho các hộ gia đình.Thực tế trong quá trình cấp nƣớc, tầng chứa nƣớc này khơng có ý nghĩa.

Vùng Ngọk Bay, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum các lỗ khoan này đều khoan qua tầng bazan phong hóa màu nâu đỏ chiều dày từ 21,5 m (NB2) đến 27,7 m

(NB1); Do địa hình bị phân cắt mạnh nên nƣớc tàng trữ trong đất đá ở đây rất hạn chế, lƣu lƣợng các lỗ khoan nhỏ.

- Tầng chứa nước trong thành tạo trầm tích Miocen thượng, hệ tầng Kon Tum (N2kt)

Trầm tích Neogen (N2kt) phân bố ở chủ yếu ở vùng Đăk Cấm, Ngọk Bay bị

trầm tích Đệ tứ phủ kín bên trên. Thành phần gồm: cát kết, bột kết, sét kết, mức độ gắn kết yếu. Khu vực Ngọk Bay có chiều dày lớn nhất; Trong phức hệ có nhiều tầng chứa nƣớc, chủ yếu là các tầng cát kết, sạn cuội kết liên kết yếu. Một số nơi trầm tích hệ tầng Kon Tum đƣợc phủ kín bởi phun trào bazan (lỗ khoan vùng Ngok Bay). Trong các vùng nghiên cứu ngoài các thành tạo Neogen và Đệ tứ các thành tạo biến chất Proterozoi nhƣ hệ tầng Khâm Đức (MP-NPkd) và hệ tầng Tắc Pỏ (PR1-2tp) với thành phần gồm: đá gneis biotit, đá phiến thạch anh - felspat – biotit,

quaczit sericit, cấu tạo khối hoặc phân dải, rắn chắc, ít nứt nẻ thì khơng chứa nƣớc. Tuy nhiên, một vài nơi nhƣ vùng Kon Đào, Đắk Cấm, Ngọc Bay có đá bị dập vỡ mạnh thì cũng có khả năng chứa nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 71 - 73)