Phương kinh tuyến và á kinh tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 49 - 53)

3.1. Đặc điểm dập vỡ kiến tạo

3.1.1.Phương kinh tuyến và á kinh tuyến

Dập vỡ dọc sông Dak Pô Kô (số hiệu 1 trên hình 3.4)

Đây là dập vỡ có lịch sử phát triển lâu dài từ Paleozoi cho đến Kainozoi (Trần Văn Trị, Phạm Văn Hùng). Đới dập này phân bố trùng đới đứt gãy Pơ Kơ- Khâm Đức, có chiều rộng đới động lực đến cả chục km (Phạn Văn Hùng). Trong phạm vi nghiên cứu, dập vỡ sông Dak Pô Kô thể hiện rất sắc nét trên bản đồ địa hình cũng nhƣ các tài liệu viễn thám. Dải dập vỡ này chạy dọc theo sông Dak Pô

Kô từ thôn Long Dơn thuộc xã Đắk Ang kéo xuống phía Nam vƣợt ra khỏi phạm vi vùng nghiên cứu.

Địa hình dọc dập vỡ này phân dị rõ ràng, bên tả ngạn sơng địa hình là đồi núi cao, độ dốc địa hình lớn cịn bên hữu ngạn sơng địa hình phân dị kém hơn, chủ yếu là đồi núi thấp, thung lũng sông. Ở khu vực huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, DV này giao cắt với các DV phƣơng ĐB- TN, TB- ĐN tạo nên trũng hạ lún Pleikần có chiều rộng đến 6-7 km và đƣợc lấp đầy bởi các trầm tích Kainozoi muộn. Sự khẳng định tồn tại của đới dập vỡ này ở khu vực trũng đƣợc thể hiện rõ trên tài liệu địa vật lý nhƣ sau:

Hình 3.7: Mặt cắt đo khúc xạ tại Thị trấn PleiKần (Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.9: Mặt cắt đo điện ở xã Đắk Kan (Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Hình 3.10: Mặt cắt đo khúc xạ ở xã Đắk Kan (Nguồn từ đề tài mã số TN3/T24)

Từ mặt cắt đo điện và khúc xạ ở xã Đắk Kan và TT. Plei Kần khẳng định là dập vỡ phƣơng kinh tuyến trùng đới đứt gãy Pô Kô- Khâm Đức thể hiện rõ trên tài liệu viễn thám cũng tồn tại dƣới lòng đất khu vực này với bề rộng thay đổi từ vài chục m đến hơn 100 m. Độ sâu phát triển dƣới độ sâu hơn 100 m vẫn còn tồn tại.

Ngồi DV lớn này (Pơ Kơ) cịn nhiều DV khác cũng thể hiển rất rõ trên ảnh vũ trụ trên bản đồ địa hình. Tuy nhiên, điều kiện không cho phép chúng ta tiến hành kiểm chứng bằng tài liệu đo địa vật lý.

Dải dập vỡ Đắk Sao (2)

Dải dập vỡ này chạy từ phía ĐN bắt đầu từ lâm trƣờng Đắk Tơ của xã Ngọk Tụ theo phƣơng BĐB- NTN phát triển chạy qua xã Đắk Sao và đi qua khu vực nghiên cứu. Dải dập vỡ này thể hiện rất rõ nét trên ảnh viễn thám. Chiều dài của đới này trong phạm vi nghiên cứu khoảng 15 km với chiều rộng khoảng 110 m.

Dải dập vỡ sông Dak Ta Kan (3)

Dải dập vỡ sông Dak Ta Kan chạy dọc theo sông Dak Ta Kan đoạn từ xã Đắk Ong phát triển theo phƣơng á kinh tuyến đến đoạn xã Đắk Ta Kan thì chuyển phƣơng ĐB- TN. Tổng chiều dài của dập vỡ này trong phạm vi nghiên cứu khoảng 12,3 km với bề rộng trung bình khoảng 370 m.

Dải dập vỡ Ngọk Yêu – Đak Pxi (7)

Dải dập vỡ này có chiều dài khoảng 23,7 km bắt đầu từ xã Đắk Pxi theo phƣơng kinh tuyến kéo lên xã Ngọk Yêu và đi ra ngoài khu vực nghiên cứu. Dải dập vỡ này cũng đã đƣợc các nhà địa chất trƣớc đây xác lập trong khi thành lập bản đồ địa chất 1:200.000. Dải dập vỡ này thể hiện yếu trên các tƣ liệu bản đồ và viễn thám.

Dải dập vỡ Ngọk Wang – Đak Uy (8)

Dải dập vỡ này có phƣơng phát triển là á kinh tuyến kéo dài từ xã Ngọk Wang theo hƣớng Bắc đến xã Đắk Uy với chiều dài khoảng 15 km. Đoạn trong địa phận xã Đắk Uy thể hiện rất rõ nét trên địa hình và trên ảnh DEM. Càng xuống phía Nam thì dấu hiệu địa mạo của dải dập vỡ này càng kém thể hiện do đây là vùng địa hình bằng phẳng. Bề rộng của dải dập vỡ này khoảng 180 m.

Dải dập vỡ suối Dak Hơ Drai (16)

Dải dập vỡ suối Dak Hơ Drai chạy dọc theo suối Dak Hơ Drai thuộc xã Sa Loong huyện Ngọc Hồi. Chiều dài của dập vỡ này khoảng 3,5 km.

Địa hình hai bên là đồi núi thấp, có suối xẻ ngang qua. Phƣơng phát triển của dập vỡ này là bắc đông bắc hơi á kinh tuyến

Dải dập vỡ sông Krông Pơ Kô (23)

Dải dập vỡ này phát triển từ trung tâm thị trấn Đắk Tơ theo phía Nam xuống đến thơn Kon Gung của xã Hà Mịn thì dừng lại. Chiều dài của dải dập vỡ này khoảng 20 km và chạy dọc theo sông Krông Pơ Kô. Bề rộng của dải dập vỡ này đoạn qua xã Pô Kô khoảng 170 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm dập vỡ kiến tạo và mối quan hệ của chúng với nước dưới đất khu vực huyện đắk tô và lân cận (Trang 49 - 53)