Thùng nhựa chứa kim tiêm và vật nhọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại bệnh viện đa khoa huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 44)

Hình 3.5. Thùng đựng rác thải sắc nhọn trên xe tiêm

Ngoài việc quy định về màu sắc của túi, hộp và thùng đựng chất thải như trên, bệnh viện còn đưa ra một số tiêu chuẩn khác theo quy chế quản lý của bộ y tế cho việc phân loại chất thải như sau:

- Các túi, hộp và thùng đựng các màu trên chỉ sử dụng đựng chất thải và khơng dùng vào các mục đích khác.

- Đối với túi đựng chất thải: phải là túi nhựa PE hoặc PP, thành túi dày, kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh khơng được dùng túi nhựa PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm.

- Hộp đựng vật sắc nhọn: làm bằng vật liệu cứng, không bị xuyên thủng, khơng rị rỉ và có thể thiêu đốt được. Dung tích hộp có kích thước khác nhau để phù hợp với yêu cầu cụ thể tại các khoa phòng.

- Thùng đựng chất thải rắn: Làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành thùng dày và cứng, có lắp đậy. Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe đẩy. Thùng được lót các túi nhựa có màu quy định.

Bảng 3.5. Đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn y tế tại BV

Nội dung quan sát Thang Điểm Chấm Điểm

Phân loại rác tại nơi phát sinh 5 4 Vị trí đựng bao bì, thùng đựng CTR đúng quy định 5 5 Chất thải được đựng trong các bao bì, thùng theo

mã mầu quy định 5 4

Vật sắc nhọn được đựng trong những hộp quy chuẩn 5 5 Có bảng chỉ dẫn phân loại CTR nơi đặt thùng đựng

chất thải 5 4

Quá trình giám sát phân loại CTR y tế 5 5

Tổng điểm 30 27

(90%)

(Nguồn: số liệu điều tra thống kê tại bệnh viện)

=> Nhận xét: Quá trình phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện được thực

hiện rất tốt và đồng bộ đạt 90%. Điều này cho thấy công tác quản lý và tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ nhân viên bệnh viện và cán bộ vệ sinh môi trường tại bệnh viện rất tốt. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân ở bệnh viện lớn và theo điều tra, khảo sát thực tế tại bệnh viện thì già nửa bệnh nhân khơng biết phân loại chất thải rắn y tế.

b. Hiê ̣n trạng về công tác thu gom, vận chuyển CTR tại bê ̣nh viê ̣n

Thu gom

Rác được đưa vào các thùng có màu sắc khác nhau khi rác đầy nhân viên vệ sinh sẽ buộc túi và chịu trách nhiệm thu gom rác thải từ nơi phát sinh tới nơi tập trung rác thải của khoa phòng tránh khơng để rác thải vương vãi ra ngồi. Các khu vực dọc theo khn viên khu hành chính, khu khám bệnh đều có đặt thêm các thùng rác và được thu gom theo quy định.

Việc phân loại và thu gom rác chi tiết theo từng loại chất thải được quy định cụ thể trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phân loại và thu gom chất thải tại BVĐK Hiệp Hòa Loại chất thải Thùng chống thủng Túi màu vàng Túi màu đen Túi màu xanh 1. Kim tiêm x 2. Lưỡi dao mổ x

3. Lưỡi dao cạo x

4. Kim chọc dò x

5. Các vật sắc nhọn khác x 6. Pipet, lam kính x

7. Ống xét nghiệm x

9. Mọi chất thải thấm máu và các dịch sinh học khác của bệnh nhân

x 10. Mọi chất thải phát sinh từ buồng cách ly x

11. Dây truyền máu x

12. Bông băng thấm máu x 13. Giẻ lau thấm máu x

14. Găng y tế x

15. Ống hút đờm, thông tiểu, thông dạ dày x 16. Các ống dẫn lưu x 17. Lọ, ống thuốc và các vật dụng khác sử

dụng trong liệu pháp hóa học

18. Các bệnh phẩm thừa x 19. Phóng xạ

20. Bơng băng không thấm máu x

21. Giẻ lau x

22. Mũ, mạng dùng một lần x

23. Đồ vải không thấm dịch cơ thể x 24. Chất thải phát sinh từ nhà ăn, thức uống

thừa nói chung.

x 25. Giấy bao bì và các chất thải sinh hoạt khác x

Bảng 3.7. Thang điểm đánh giá thực trạng thu gom CTRYT

Nội dung quan sát Thang Điểm Chấm Điểm

Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí cơng cộng

và nơi phát sinh chất thải y tế 5 4

Thu gom ngày 1 lần 5 5

Túi đựng rác có buộc miệng 5 5 Lưu giữ riêng chất thải y tế 5 5 Vệ sinh thùng đựng chât thải hàng ngày 3 3

Có túi sạch thay thế 3 3

Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt

thùng đựng chất thải 3 2 Có sổ theo dõi chât thải hàng ngày 3 3

Tổng điểm 32 30

(93,8%)

(Nguồn: số liệu điều tra thống kê tại bệnh viện)

=> Nhận xét: Qua các số liệu báo cáo tại bệnh viện và qua công tác khảo sát thực tế của học viên cho thấy: công tác thu gom chất thải rắn của bệnh viện đạt 93,8% - đa ̣t mức tốt.

Vận chuyển

Tại BVĐK Hiệp Hòa, thời gian thu gom rác thải y tế khơng có thời điểm nhất định, phụ thuộc vào số lượng rác phát sinh ra. Hàng ngày, rác thải hầu hết được các nhân viên hộ lý mỗi khoa thu gom rồi tập trung tại nơi tập trung của bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại bệnh viện đa khoa huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)