Định hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 2013 của quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm

3.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Cũng theo quyết định này, UBND thành phố đã đưa ra định hướng quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của quận Nam Từ Liêm. Cụ thể như sau:

a. Về kinh tế

* Công nghiệp và xây dựng:

Mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 13 - 14 %/ năm; giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng trung bình hàng năm khoảng 10 -11 % /năm.

Phát triển các ngành cơng nghiệp sạch ít gây tiếng ồn và không làm ô nhiễm môi trường: Công nghệ sinh học cao, Công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, cơng nghiệp dược, hóa mỹ phẩm...

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm với các sản phẩm chính là: đồ hộp các loại quả ngọt, rau quả, nước quả, thịt gà, lợn...; Phát triển cơng nghiệp dệt, may với các sản phẩm chính là quần áo dệt kim, vải tuyn, quần áo may sẵn chất lượng cao, là những sản phẩm có khả năng sản xuất và đã có thị trường tương đối ổn định.

Ngành xây dựng: Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực thiết bị thi công, tăng sức cạnh tranh trong tham gia đấu thầu.

* Thương mại, dịch vụ:

Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành Thương mại - Dịch vụ giai đoạn 2016 -2020 đạt 16 - 17 %/ năm; giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng trung bình hàng năm khoảng 14 -15 % /năm.

Tập trung phát triển các trung tâm thương mại tại các khu vực Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đơng Ngạc, Mỹ Đình, Mễ Trì, Phú Diễn và Xn Phương

Phát triển rộng rãi các siêu thị lớn và hệ thống các cửa hàng Mini-mart (siêu thị nhỏ) hoặc là hệ thống các cửa hàng tiện ích kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh theo chủng loại hàng hóa nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của nhân dân trong huyện;

Phát triển hệ thống các nhà hàng hiện đại xen lẫn các nhà hàng dân tộc và hệ thống các cửa hàng ăn nhanh tại Mỹ Đình, Cầu Diễn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương, Cổ Nhuế,...

Mạng lưới chợ: Duy trì, nâng cấp 19 chợ hiện có và xây mới 21 chợ. Cụ thể: Chuyển một số chợ tại các xã có tốc độ đơ thị hóa nhanh thành các trung tâm thương mại dưới hình thức xã hội hóa. Nâng cấp 4 chợ loại II thành chợ loại I. Chợ loại I phục vụ vùng đơ thị phía tây Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chợ loại II: gồm 31 chợ, trong đó có 15 chợ được nâng cấp từ các chợ loại III hiện nay và xây mới 21 chợ. Các chợ này phục vụ dân cư ở cấp thành phố, đặc biệt là khu vực phía tây Hà Nội. Chuyển các chợ cho các doanh nghiệp và HTX quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chợ.

* Nông nghiệp:

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp quận giai đoạn 2016 - 2020 giảm (- 4% /năm). Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha canh tác đến năm 2020 đạt 400 triệu đồng/ha.

Đến năm 2020, diện tích đất nơng nghiệp chỉ cịn lại 300 - 400 ha dành cho đất trồng hoa Tây Tựu khoảng 200 ha, cây lâu năm khoảng 140 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 16 ha. Cơ bản từ năm 2020 đất nông nghiệp ổn định mức 300 ha và khơng cịn đất trồng lúa. Ngồi diện tích nơng nghiệp tập trung; tiếp tục phát triển sinh vật cảnh tại các hộ gia đình, khu đơ thị trên địa bàn.

Vùng trồng hoa: Tập trung tại các xã Tây Tựu, Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương. Vùng trồng cây ăn quả, cây lâu năm khác: Tập trung ở các xã Minh Khai, Phú

Diễn, Xuân Phương. Vùng sản xuất lúa, rau, hoa: ở các xã cịn lại. Vùng ni trồng thủy sản: Tập trung ở hai xã Tây Mỗ và Xuân Phương cùng với hệ thống mặt nước sông, kênh mương trong huyện kết hợp nuôi trồng thủy sản và phục vụ phát triển nông nghiệp.

b. Về xã hội

* Giáo dục

Đến năm 2020: Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường đạt 95%; 100%

trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn Quốc gia; 100% trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn Quốc gia; 100% số trường tiểu học và 100% số trường THCS được học 2 buổi/ ngày. Tỷ lệ học sinh THCS được hướng nghiệp và dạy nghề đạt 100%; Đảm bảo biên chế 100% đội ngũ cán bộ giáo viên các trường tỷ lệ đạt chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là 100%, trong đó tiêu chuẩn đối với giáo viên là 100%. Số cán bộ quản lý có bằng thạc sỹ quản lý giáo dục phải đạt ít nhất 25% đối với trường tiểu học và THCS và 15% đối với trường mầm non.

Đến năm 2030: Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường đạt 97%; Tỷ lệ học

sinh THCS được hướng nghiệp và dạy nghề đạt 100%; Duy trì 100% các trường trên địa bàn huyện đạt chuẩn Quốc gia; Đảm bảo biên chế 100% đội ngũ cán bộ giáo viên các trường tỷ lệ đạt chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là 100%, trong đó trên chuẩn đổi với giáo viên là 100%. Số cán bộ quản lý có bằng thạc sỹ quản lý giáo dục phải đạt ít nhất 40% đối với trường tiểu học và THCS va 25% đối với trường mầm non; Để đáp ứng được nhu cầu như trên ngành giáo dục và đào tạo của huyện đến năm 2030, tồn huyện có trên 120 trường học cơng lập thuộc mầm non, tiểu học và THCS; do đó cần xây mới khoảng 60 trường cơng lập, trong đó 20 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 16 trường THCS và 8 trường THPT.

* Y tế và dân số

Đến năm 2020: Duy trì tiêm chủng mở rộng đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh

dưỡng: 5-6 %. Duy trì tỷ lệ 100% các xã đạt chuẩn quốc gia y tế. 100% các chương trình Y tế quốc gia hoàn thành chỉ tiêu. Số bác sỹ/vạn dân 6/10.000. số giường bệnh/vạn dân đạt 45/10.000.

Đến năm 2030: Duy trì tiêm chủng mở rộng đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh

dưỡng: 2-3 %. Duy trì tỷ lệ 100% các xã đạt chuẩn quốc gia y tế. 100% các chương trình Y tế quốc gia hồn thành chỉ tiêu. Số giường bệnh/vạn dân: 50/10.000.

* Văn hóa, thể thao:

Đến năm 2020: Tỷ lệ số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 90%. 85% tổ

dân phố đạt tiêu chuẩn tổ dân phố văn hóa. 85% làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa. 85% các đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa. Trên 95% số thơn, tổ dân phố có nơi sinh hoạt, nhà văn hóa. Tỷ lệ người dân tham gia thể dục thể thao thường xuyên năm 2020 đạt 45%

Đến năm 2030: Tỷ lệ số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 95%. 95% tổ

dân phố đạt tiêu chuẩn tổ dân phố văn hóa. 90% các đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa. 100% số thơn, tổ dân phố có nơi sinh hoạt nhà văn hóa.

Để thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa quận về xây dựng thiết chế văn hóa, thơng tin, thể thao, căn cứ vào thực trạng mạng lưới thiết chế văn hóa, trong thời kỳ quy hoạch, cần xây dựng và hồn thiện thiết chế văn hóa quận theo các nội dung sau đây:

Quốc phịng, an ninh

Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, phát huy vai trò làm chủ xã (phường) của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tồn diện, phát huy vai trò lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng;

Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến mới, rõ rệt vê trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đơ thị, đấu tranh phịng chống các loại tệ nạn xã hội, các loại tội phạm.

c. Về kết cấu hạ tầng

* Giao thông:

Phát triển mạnh mạng lưới với sự kết hợp hài hòa các phương thức vận tải thành hệ thống giao thơng vận tải liên hồn, thống nhất trên địa bàn và liên kết chặt chẽ với mạng lưới giao thông của Thành phố; Phát triển hệ thống giao thơng tĩnh, trong đó chú ý tính hợp lý và hiệu quả của phân bố mạng lưới bến bãi; Mục tiêu mạng lưới đường đô thị trên địa bàn đạt khoảng 17-20% diện tích đất đơ thị đến năm 2020.

Xây dựng các tuyến đường trong khu vực: Xây mới tuyến đường từ Viện

Khoa học Lâm nghiệp rừng đi METRO; Đường nối từ đường Phạm Văn Đồng đi KCN Nam Thăng Long ra đường vành đai 4; Đường Lê Đức Thọ ra đường Phạm Hùng; Cải tạo mở rộng đường từ Cầu Thăng Long đi Liên Mạc; Cải tạo, mở rộng đường Cổ Nhuế

- Tây Tựu - Thượng Cát; Mở rộng cải tạo đường cầu Diễn - Cầu Nội; Cải tạo, mở rộng đường Xuân La, Xuân Đỉnh; Mở rộng cải tạ đường Phương Canh; Các tuyến đường Phú Diễn - Liên Mạc, Tây Tựu - Cổ Nhuế, Thượng Cát - Liên Mạc - Thụy Phương, Đê quai Xuân La - Xuân Đỉnh quy hoạch là đường cấp IV đồng bằng theo TC 4054 TCVN – 85; Các tuyến đường Noi - Cầu Diễn, đê quai Đông Ngạc - Thụy Phương, Mễ Trì - Đài Phát thanh, Cầu Diễn - ngã tư Canh theo tiêu chuẩn đường cấp V; Cải tạo các tuyến đường do xã quản lý theo tiêu chuẩn đường nông thôn.

Quy hoạch các bãi đỗ xe

Đến năm 2020 diện tích đất giành cho bãi đỗ xe đảm bảo chiếm gần 3 % diện tích đất của Từ Liêm. Quy hoạch các bãi đỗ xe như sau: Bãi đỗ xe tải liên tỉnh tại Minh Khai; Bến xe tải Thượng Cát; Xây dựng Trung tâm vận tải liên hợp sắt bộ phía Tây tại Phú Diễn.

Bãi đỗ xe tại các xã gồm: Cổ Nhuế; Minh Khai; Thụy Phương; Đại Mỗ; Xuân Phương; Thượng Cát; Mễ Trì; Đơng Ngạc; Xn Đỉnh; Tây Mỗ; Phú Diễn; Liên Mạc

* Hệ thống cấp nước:

Duy trì, cải tạo trạm cấp nước sạch hiện có tại một số xã.

Phát triển cấp nước sạch tập trung: Khu vực Từ Liêm sử dụng nguồn nước được xử lý từ nước mặt Sông Đà. Giai đoạn 2015 - 2020 và 2030 vùng cấp nước của Từ Liêm sẽ được bổ sung từ nhà máy nước mặt Sông Hồng công suất 20.000 m3/ngày đêm và 600.000 m3/ngày đêm.

Xây trạm tăng áp nước tại Tây Mỗ.

Hệ thống thoát nước thải và thủy lợi

Xây dựng mới hệ thống thốt nước. Hệ thống nước thải đơ thị được thiết kế tách riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt được thu gom vào hệ thống riêng đưa về các trạm xử lý trước khi hịa vào mạng thốt nước chung.

Xây dựng nhà máy nước thải Phú Đơ có cơng suất xử lý 71.000 m3 nước thải/ ngày đêm tại xã Phú Đô.

Xây dựng hệ thống thoát nước xương cá bám theo các trục thốt nước chính sẽ được khảo sát và thiết kế chi tiết trong quy hoạch thoát nước của Thành phố và khu vực Từ Liêm.

Cải tạo hệ thống thốt nước hiện có trên các trục đường của một số khu vực đã xuống cấp như khu thị trấn Cầu Diễn và dọc theo các đường phân khu vực và đường nhánh theo quy hoạch giao thông.

Tập trung nạo vét sông Nhuệ đoạn Liên Mạc - Hà Đơng

Xây dựng mới hệ thống thốt nước tại khu đơ thị Mỹ Đình, Nam Thăng Long.

* Mạng lưới điện:

- Phát triển hệ thống điện đáp ứng nhu cầu kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trong quận.

- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện theo quy định (điện áp đầu nguồn, điện áp tới hộ tiêu thụ điện, tôn thất điện năng...), giảm tối thiểu thời gian cắt điện, giảm khu vực cắt điện để sửa chữa, nâng cao tính linh hoạt của hệ thống, đảm bảo an toàn cho lưới điện và cho con người, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật của hệ thông điện của Thủ đô văn minh, hiện đại, phù hợp với tiến bộ kỹ thuật của các nước trong khu vực.

- Tới năm 2020, cấp điện cho khu vực Từ Liêm từ các trạm 110 KV như sau: Thượng Định, Chèm, Nghĩa Đô, Thanh Xuân, Nhật Tân, Nam Thăng Long, Cầu Diễn và Tây Hồ Tây.

* Bưu chính viễn thơng:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, dung lượng và tốc độ lớn, độ tin cậy cao.

- Mật độ thuê bao Internet đạt khoảng 40% vào năm 2020.

- Đến năm 2020 xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả và tin cậy có mật độ bao phủ rộng khắp.

- Đẩy mạnh phát triển mạnh mạng truy nhập băng thông rộng để đảm bảo phát triển các ứng dụng mạng như: Chính quyền điện tử, thương mại điện tử, đào tạo, khám chữa bệnh từ xa và các ứng dụng khác.

- Phát triển mạng mạng truyền dẫn đón đầu sự phát triển các khu dịch vụ kỹ thuật, các khu đô thị mới, các điểm du lịch.

d. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đến năm 2020, Từ Liêm sẽ phát triển theo các trục không gian đô thị sau: Trục Đông Tây: Bao gồm Trục Hồ Tây-Ba Vì, trục Tây Thăng Long, trục đường quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long.

Trục Hồ Tây Ba Vì là trục kết nối phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, trục khơng gian cảnh quan mới phía Tây Thành phố, để liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình - Hồ Tây - Tây Hồ Tây - Trung tâm văn hóa du lịch Ba Vì.

Các trục khác:

Trục Quốc lộ 32 là trục thương mại tài chính và văn phịng. Tập trung phát triển mật độ cao tại khu vực giữa đường vành đai 3 - 4 thuộc của khu vực Từ Liêm.

Đại lộ Thăng Long - trục kết nối Hà Nội với đơ thị Hịa Lạc và đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 21B.

Phát triển kinh tế theo hướng thương mại- dịch vụ, công nghiệp và nơng nghiệp, huyện sẽ được hình thành 2 phân vùng kinh tế lấy trục đường 32 làm căn cứ để phân bố không gian lãnh thổ:

Vùng I nằm ở phía Bắc của đường 32 gồm các địa bàn Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn và một phần của thị trấn Cầu Diễn.

Vùng II nằm ở phía Nam đường 32 gồm các địa bàn Xuân Phương, Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ và 1 phần của thị trấn Cầu Diễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 2013 của quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)