Quản lý và sử dụng đất mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Tổng quan nghiên cứu về môi trƣờng đất mặn

1.3.2.2. Quản lý và sử dụng đất mặn

Đối với đất mặn chua, trong keo đất bão hòa Na+ gây mặn và H+

gây chua nơng dân vùng ĐBSCL thƣờng bón vơi có thể cải tạo tốt. Khi bón vơi cho đất mặn chua, đƣợc gọi là đất chua mặn thì ion gây mặn (Na+) trong keo đất đƣợc đẩy ra dung dịch tác động với OH-

của vôi tạo nên kiềm mới (NaOH) khử chua của đất, vừa mất tính mặn trong phức hệ hấp thụ của đất. Ion H+ gây chua của đất cũng đƣợc trung hòa bằng ion OH- của vôi tạo thành nƣớc, giảm độ chua đất.

Ngoài ra, một số loại phân bón chứa sulfate sắt, nhơm luôn đƣợc kết hợp với rửa mặn, tƣới nƣớc ngọt. Có nhƣ vậy mới rửa hết ion Na+ (muối) ra khỏi đất, làm mất bản chất gây mặn trong đất đƣợc triệt để.

Bên cạnh quá trình khử mặn bằng biện pháp hóa học ln kèm theo biện pháp thủy lợi thau chua rửa mặn. Hệ thống thau chua rửa mặn gồm kênh thoát nƣớc mặn nhằm rửa mặn ra khỏi ruộng và kênh tƣới nƣớc ngọt để thay thế nƣớc mặn làm ngọt hóa đất. Để rửa mặn đào mƣơng rút nƣớc ngầm chứa muối xuống sâu và tiêu nƣớc ngầm chứa muối đi xa. Tuy nhiên, tác dụng rửa mặn cũng phụ thuộc vào chất lƣợng nƣớc tƣới. Nƣớc nếu chứa hàm lƣợng muối cao thì chất lƣợng kém, khơng dùng để thau chua, rửa mặn đƣợc. Hiện nay, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, nông dân nhiều nơi cũng áp dụng kỹ thuật cày sâu, nhƣng không lật, xới xáo nhiều lần để cắt đứt mạch mao dẫn, nhƣ vậy sẽ hạn chế đƣợc nƣớc ngầm bốc hơi, mang muối đi theo từ dƣới lên bề mặt ruộng gây mặn. Ngoài ra, một số nơi, nông dân cũng đã bắt đầu tiến hành ứng dụng chế độ tƣới khô ngập xen kẽ để tiết kiệm nƣớc tƣới và giảm phát thải CH4.

Ở ĐBSCL những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sử dụng và cải tạo đất mặn, các kết quả nghiên cứu này đã đóng góp khơng nhỏ cho chiến lƣợc phát triển nơng nghiệp bền vững của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Từ năm 2000 đến 2004, các cơng trình kiểm sốt và thốt lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên đã đem lại hiệu quả đáng kể. Về mùa khơ, hệ thống kênh thốt lũ đã đƣa đƣợc nƣớc ngọt từ sông Hậu về các vùng hoang hóa, chua phèn, mặn ven biển. Nhờ vậy, đã khai hoang và đƣa thêm 30 ngàn ha vào sản xuất nông nghiệp, 200 ngàn ha có nguồn nƣớc ngọt, 150 ngàn ha đất mặn đƣợc cải tạo [22].

Từ năm 2003 đến năm 2005, Tăng Đức Thắng và nnk đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp cơng trình và phi cơng trình để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nƣớc ở ĐBSCL, đồng thời tính tốn lƣu lƣợng nƣớc cho hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp (Cà Mau) bảo đảm cấp nƣớc và thoát nƣớc riêng biệt, theo các mùa vụ khác nhau; điều khiển dịng chảy một chiều, góp phần ngăn chặn xâm nhập mặn

Từ năm 2003 đến năm 2006, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng hệ thống đê bao bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ ở ĐBSCL [11, 34].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 30)