Đánh giá biến động chất lượng môi trường đất mặn giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 57 - 60)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiện trạng và biến động chất lƣợng môi trƣờng đất mặn ở ven biển đồng

3.2.2. Đánh giá biến động chất lượng môi trường đất mặn giai đoạn 2009-

* Biến động chỉ tiêu đặc trưng đất mặn giai đoạn 2009-2013

- Biến động giá trị pHH20 giai đoạn 2009-2013 cho thấy đều tăng ở cả ba loại hình sử dụng đất (Lúa, Lúa-Tơm và Tơm) đối với tầng 0-30 cm và tầng 30-60 cm, trong đó loại hình canh tác Lúa – Tôm giá trị pH tăng rõ rệt (tăng + 0,74 tầng 0-30 cm và tăng + 0,89 tầng 30-60 cm) điều này cho thấy việc luân canh lúa tôm phần nào đã cải thiện đƣợc độ chua của đất.

- Kết quả so sánh chỉ tiêu EC năm 2009-2013 ở hệ thống canh tác chuyên lúa tƣơng đối ổn định ở tầng 0-30 cm và có xu hƣớng giảm nhẹ ở tầng 30-60 cm (tầng

động khá lớn ở cả hai tầng đất (tầng 0-30 cm giảm -0,38; tầng 30-60 cm tăng +0,30), hệ thống chuyên nuôi tôm không thay đổi tầng mặt, tầng 30-60 cm tăng +0,61. Hiện tƣợng các ruộng nuôi tôm hoặc ruộng lúa – tơm có sự tăng giảm nhẹ nhƣ vậy là do việc đƣa nƣớc mặn vào ruộng đã làm tăng độ mặn tầng mặt của đất, làm cho EC tầng mặt tăng cao, khi hết vụ tôm, việc tháo nƣớc mặn và phơi ruộng chuẩn bị trồng lúa đã làm cho EC tầng mặt giảm xuống. Thời gian bị ngập nƣớc mặn, lƣợng nƣớc mặn và độ mặn của nƣớc đều ảnh hƣởng đến EC đất tầng mặt.

- Biến động giá trị Cl- và Naht giai đoạn 2009-2013 đều tăng ở cả ba loại hình sử dụng đất (đất lúa, đất lúa-tôm, đất nuôi tôm) ở cả tầng 0-30 cm và tầng 30- 60 cm. Điều này cho thấy đất lúa ở một số vùng đã đƣợc ngọt hóa có chiều hƣớng bị tái nhiễm mặn vì trong những năm gần đây có thể là do sự xâm lấn mặn từ biển vào đất liền ngày càng diễn ra mạnh mẽ do biến đổi khí hậu nên việc phơi ải và rửa mặn cũng không thể cải tạo đƣợc độ mặn của đất. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho năng suất lúa tại các điểm này ngày càng giảm, nhiều năm mất mùa, thất thu lớn nên hầu hết ngƣời dân chuyển sang chuyên nuôi tôm.

Bảng 3.6. Biến động chỉ tiêu đặc trưng độ mặn đất giai đoạn 2009-2013

STT Chỉ tiêu Độ sâu (cm)

Loại hình canh tác

Lúa Lúa - tôm Tôm

Năm 2009 2013 2009 2013 2009 2013 1 pHH2O 0-30 cm 5,22 5,25 4,45 5,19 6,52 6,94 2 EC (mS/cm) 0,45 0,63 2,75 2,37 2,81 2,81 3 TSMT (%) 0,18 0,2 1,04 0,67 1,27 1,17 4 Cl- (%) 0,1 1,43 0,38 7,06 0,49 11,37 5 Naht (cmol/kg) 0,17 3,47 0,38 16,34 0,57 17,85 6 pHH2O 30-60 cm 5,27 5,83 3,97 4,86 6,77 7,11 7 EC (mS/cm) 0,63 0,62 2,03 2,33 2,37 2,98 8 TSMT (%) 0,24 0,19 0,82 0,64 0,55 0,85 9 Cl- (%) 0,11 1,55 0,34 6,56 0,4 8,33 10 Na (cmol/kg) 0,21 4,13 0,32 11,5 0,49 14,35

Nhìn chung đối với nhóm chỉ tiêu đặc trƣng độ mặn của đất cho thấy các chỉ tiêu về độ mặn tăng lên qua quá trình sử dụng. Cụ thể: Naht tăng từ +3,3 đến +17,28; Cl- tăng từ +1,34 đến +10,88 ở cả ba loại hình sử dụng đất lúa, lúa-tơm, tơm; tổng số muối tan (TSMT) và EC chƣa thấy rõ quy luật tăng giảm giữa các loại hình canh tác cũng nhƣ giữa các tầng đất. Các chỉ số độ mặn tăng lên do sự biến đổi thất thƣờng của thời tiết, những năm lũ lụt nƣớc biển dâng làm cho các vùng ven biển bị ngập mặn, hoặc có những năm hạn hán liên tục xảy ra, làm cho mạch nƣớc ngầm hoạt động mạnh, muối có điều kiện theo các mao quản leo lên các tầng đất phía trên. Ngoài ra vào mùa khô khi mực nƣớc sông Cửu Long giảm làm cho nƣớc biển theo sông và các kênh rạch tràn sâu vào trong đất liền làm tăng độ mặn hoặc gây tái nhiễm mặn cho các vùng đất. Khi độ mặn tăng kéo theo độ chua giảm (pH tăng) qua quá trình sử dụng.

* Đánh giá biến động CEC và nhóm chỉ tiêu cation trao đổi giai đoạn 2009-2013

Đánh giá biến động các cation trao đổi giai đoạn 2009-2013 cho thấy hàm lƣợng các cation trao đổi đều tăng ở cả hai tầng đất và ở cả ba loại hình sử dụng đất (đất lúa, đất ln canh lúa-tơm và đất ni tơm). Cation K+

và Ca2+ có sự tăng nhẹ dao động từ +0,12 đến +0,55 cmol/kg đối với K+ và dao động từ +1,01 đến +1,66 cmol/kg đối với Ca2+. Hàm lƣợng Na+ và Mg2+ tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2013 cụ thể Na+

trao đổi dao động tăng từ +2,82 đến +12,62 cmol/kg; Mg2+ dao động tăng từ +6,72 đến +10,39 cmol/kg. Giá trị khả năng hấp thụ natri (SAR) đất lúa năm 2013 giảm so với năm 2009 ở cả tầng 0-30 cm và 30-60 cm; loại hình canh tác lúa – tôm và nuôi tôm chuyên canh giá trị SAR đều tăng ở cả hai tầng đất.

Nhìn chung, Kết quả đánh giá biến động giai đoạn 2009-2013 hàm lƣợng các cation trao đổi đất mặn vùng ven biển ĐBSCL cho thấy hàm lƣợng các cation trao đổi có sự biến động lên xuống giữa các năm quan trắc và kết quả so sánh năm 2009- 2013 đã tăng lên đối với Na+

, K+, Mg2+ và Ca2+ ở cả hai tầng đất 0-30 cm và 30-60 cm. Hàm lƣợng CEC giảm mạnh ở năm 2013 so với năm 2009 dao động từ -16,47

đến -30,10 cmol/kg ở cả 3 loại hình sử dụng đất (đất chuyên lúa, đất luân canh lúa- tôm và đất chuyên nuôi tôm) đối với tầng 0-30 cm và tầng 30-60 cm.

Bảng 3.7. Biến động các chỉ tiêu trao đổ đất mặn giai đoạn 2009-2013

STT Chỉ tiêu Độ sâu (cm) Loại hình canh tác

Lúa Lúa - tơm Tơm

Năm 2009 2013 2009 2013 2009 2013 1 CEC (cmol/kg) 0-30 cm 33,04 16,57 40,75 18,16 42,19 13,97 2 K+ (cmol/kg) 1,96 1,24 0,99 1,53 2,57 2,69 3 Ca2+ (cmol/kg) 1,78 3,18 2,00 3,01 1,75 3,45 4 Mg2+ (cmol/kg) 3,10 10,69 4,60 11,32 5,35 15,74 5 Na+ (cmol/kg) 1,71 5,35 6,09 9,85 5,98 18,35 6 SAR 1,57 1,44 4,74 6,48 4,5 5,63 7 CEC (cmol/kg) 30-60 cm 36,00 16,57 32,25 15,73 44,31 14,21 8 K+ (cmol/kg) 0,97 1,23 0,95 1,50 1,66 1,86 9 Ca2+ (cmol/kg) 1,60 3,10 1,70 3,32 1,83 3,48 10 Mg2+ (cmol/kg) 3,53 12,01 3,20 10,88 5,35 12,79 11 Na+ (cmol/kg) 2,78 5,59 4,13 9,99 4,83 17,45 12 SAR 2,41 1,67 3,73 4,8 3,57 5,12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 57 - 60)