Đặc điểm tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 30 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4. Đặc điểm tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.4.1. Vị trí địa lý

Đồng bằng sơng Cửu Long có vị trí nằm liền kề với vùng Đơng Nam Bộ với tổng diện tích đất tự nhiên 39.734 km2, có bờ biển dài trên 700 km, khoảng 360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Nam giáp Thái Bình Dƣơng và phía Tây-Nam giáp vịnh Thái Lan, tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sơng Mê Kơng có tọa độ địa lý trải dài từ 8030’ đến 11000’ Vĩ độ Bắc (từ Cà Mau đến Long An) và từ 103050’ đến 106050’ Kinh độ Đông (từ Kiên Giang đến Bến Tre).

Vùng nghiên cứu đất đất mặn gồm 8 tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

1.4.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của vùng thấp dần theo 2 hƣớng: Từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng. Ven biển là dạng địa hình đặc trƣng có độ cao 0,5-0,8 m xen lẫn các giồng cát cao 1-1,5 m và các vùng trũng, thấp ngập triều. Vùng ven biển ĐBSCL có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình dƣới 5 m so với mặt nƣớc biển, đƣợc phân thành các vùng chính nhƣ: Một số khu vực thuộc tỉnh Kiên Giang, An Giang có những ngọn núi thấp từ dãy núi Voi bên Campuchia lấn sang nên có độ cao trên 100 m. Khu vực thềm sông Tiên, sông Hậu và gần biên giới Việt Nam – Campuchia có độ cao 1,5 -2,5 m; Khu vực ven sông Tiền, sông Hậu chủ yếu nằm ở phía Đơng Bắc vùng Đồng Tháp Mƣời, Bắc bán đảo Cà Mau, khu vực giữa sơng Tiền, sơng Hậu có độ cao 1,2 – 1,5 m; khu vực Tây Nam đồng bằng chủ yếu là trung tâm bán đảo Cà Mau có độ cao dƣới 0,5 m so với mức nƣớc biển.

Ở vùng ven biển, ngoài các giồng cát chạy song song với biển nhƣ ở Gị Cơng, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng có cao độ 1,0 ÷ 3,0 m, đại bộ phận diện tích có cao độ 0,5 ÷ 1,0 m. Dọc theo bờ biển có nhiều bãi bồi, đa số là các bãi bồi ngập

nƣớc không thƣờng xuyên, thƣờng ngập nƣớc vào lúc triều cao (đỉnh triều) và lộ đất vào lúc triều thấp (chân triều). Phía ngoài các bãi bồi là vùng biển nơng. Dọc bờ biển ĐBSCL có nhiều vùng ngập mặn. Xƣa kia rừng ngập mặn khá phát triển tạo thành một dải chạy dài suốt bờ biển, nhƣng đến nay do bị khai thác quá mức nên nhiều nơi khơng cịn nữa.

Nhìn chung vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, khai thác nguồn tài nguyên phong phú dƣới lịng biển.

1.4.3. Khí tượng, thủy văn

Theo kết quả đo đƣợc tại hai trạm khu vực ĐBSCL trong 10 tháng đầu năm 2013, nhiệt độ dao động từ 26,0 –29,8 0C. Thời gian xảy ra nhiệt độ nóng nhất tập trung vào tháng 5 với nhiệt độ trung bình khoảng 28,9 – 29,8 0C. Ngày nóng nhất có nhiệt độ đạt khoảng 30,5 – 32,0 0C (Bảng 1.6, 1.7). Nhìn chung nhiệt độ năm 2013 cao hơn so với năm 2012.

Lƣợng mƣa trong 10 tháng đầu năm có sự dao động rõ rệt giữa các tháng trong năm, thấp nhất vào tháng 3 với lƣợng mƣa không đáng kể. Lƣợng mƣa bắt đầu tăng lên từ tháng 4 đến tháng 9 với tổng lƣợng mƣa trong tháng dao động từ 102,5 – 421,6 mm (Rạch Giá) và 104,3 – 288,3 mm (Cà Mau). Tháng có lƣợng mƣa lớn nhất tập trung vào tháng 6/2013 ở Rạch Giá với lƣợng mƣa đo đƣợc tại trạm Rạch Giá là 449 mm, lƣợng mƣa lớn nhất trong ngày đo đƣợc khoảng 44 mm. Tại Cà Mau, tổng lƣợng mƣa là 338,1 mm và lƣợng mƣa lớn nhất trong ngày là 82 mm. Nhìn chung năm 2013 lƣợng mua thất thƣờng hơn so với năm 2012, lƣợng mƣa tăng dần vào các tháng cuối năm.

Nhìn chung, vùng đồng bằng sơng Cửu Long có nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng khá cao và ổn định, là vùng ít xảy ra thiên tai. Các yếu tố khí hậu của vùng đã tạo ra những lợi thế riêng biệt so với các vùng khác cả nƣớc. Tuy nhiên đối với đồng bằng sông Cửu Long một trong những tác hại lớn nhất của bão là nƣớc dâng. Nƣớc biển dâng cao khi có bão tràn vào, xâm nhập mặn sâu vào nội địa theo

các triền sông, chỗ trũng ngập sâu tới 2 - 3 m nên gây hậu quả xấu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Bảng 1.6. Các thơng số khí tượng năm 2013 đo ở Rạch Giá

Tháng Nhiệt độ trung bình tháng (oC)

Tởng lƣơ ̣ng mƣa tháng (mm) Tổng lƣơ ̣ng bốc hơi tháng (mm) 10/2012 28,3 189,2 92 11/2012 28 143,1 78,3 12/2012 27,9 10,7 110,3 1/2013 26 63,1 91 2/2013 27,2 1,5 116,4 3/2013 28,7 0,5 130,9 4/2013 29,4 102,5 120 5/2013 29,8 242 124 6/2013 28,5 449 124,9 7/2013 27,8 326,9 105,4 8/2013 28 155,6 109,2 9/2013 27,8 421,6 89,7

Nguồn: Trạm khí tượng Tân Sơn Hịa, TP. HCM [2].

Bảng 1.7. Các thơng số khí tượng năm 2013 đo ở Cà Mau

Tháng Nhiệt độ trung bình tháng (oC)

Tởng lƣơ ̣ng mƣa tháng (mm) Tổng lƣơ ̣ng bốc hơi tháng (mm) 10/2012 27,8 192,4 71,2 11/2012 27,8 91,4 69,3 12/2012 27,8 11,8 100,2 1/2013 26,5 36,9 102,8 2/2013 27,5 8,1 123,2 3/2013 28,5 0 123,5 4/2013 29,3 104,3 95,1 5/2013 29,3 198 85 6/2013 28,2 29,5 72,1 7/2013 27,3 258,4 74,9 8/2013 27,6 288,3 80,7 9/2013 27,8 192,4 71,2

Nguồn: Trạm khí tượng Tân Sơn Hịa, TP. HCM [2].

- Thủy văn ở ĐBSCL phụ thuộc vào các yếu tố chính nhƣ: các tiến trình sơng, thủy chế sơng Mê-kơng, các tiến trình biển, nhịp độ và biên độ triều, lƣợng mƣa khu vực. Sơng Mê Kơng có lƣu vực chảy trong địa phận của vùng với chiều dài 230 km. Vào Việt Nam sông Mê Kông phân thành 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Nƣớc sông Mê Kông đổ ra biển theo sáu cửa sông của sông Tiền (Cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu) và 3 cửa của sông Hậu ( Định An, Bát Sát và Thanh Đề), những cửa sông này đều đổ ra biển Đông. Ngoài ra cịn có một số sơng tự nhiên nhƣ: Sông Cái Lớn, Ông Đốc, Bảy Hạp, Cửa Lớn, Gềnh Hào,... Hệ thống kênh rạch dày đặc nối liền các sơng với nhau có tổng chiều dài khoảng 4.900 km, lớn nhất là kênh Phụng Hiệp dài 150 km chạy từ sông Hậu đến Cà Mau, kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc đến Hà Tiên, kênh Nguyễn Văn Tiếp nối liền Cao Lãnh với Mỹ Tho, kênh Tháp Mƣời nối liền với sông Vàm Cỏ Tây,... Mật độ sơng ngịi kênh rạch bình qn toàn vùng khoảng 4 km/km2.

- Chế độ nƣớc, thủy triều: Chia thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thƣờng kéo dài 5 – 6 tháng. Nƣớc lũ lên xuống từ từ, đỉnh lũ hàng năm thƣờng xuất hiện vào tháng 9, 10. Lƣợng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70 – 85% lƣợng dòng chảy cả năm; tháng 9, 10, 11 có dịng chảy lớn nhất chiếm 50%. Mùa cạn kéo dài 6 – 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Lƣợng nƣớc sông mùa cạn chỉ chiếm có 15 – 25% lƣợng nƣớc cả năm, trong đó tháng 3, tháng 4 lƣợng nƣớc sông cạn nhất.

CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)