Phân tích nguyên nhân gây biến động diện tích đất mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 62)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Phân tích nguyên nhân gây biến động diện tích đất mặn

Do bồi đắp phù sa hàng năm

Lƣu vực hệ thống sơng Cửu Long hàng năm có một lƣợng phù sa khá lớn khoảng 180 triệu tấn phù sa đƣợc đƣa vào vùng ĐBSCL, trong đó có khoảng 70% tổng lƣợng phù sa chảy theo sông Tiền và sông Hậu thuô ̣c các tỉnh Tiền Giang , Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng tham gia vào q trình bồi -xói dọc lịng sơng và vận động dần ra hƣớng các cửa sơng . Đồng thời nhờ có rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau , Bạc Liêu, Sóc Trăng , Long An đã có cố định một lƣợng lớn phù sa , tạo thành đất mặn sú vẹt đƣớc hay ta ̣o thành nhƣ̃ng bãi bùn lầy đất mă ̣n nhiều làm tăng thêm diện

Do sự biến động thất thường của thời tiết

Sự biến đổi thất thƣờng của thời tiết gây rối loạn chế độ mƣa, nhiệt… những năm lũ lụt nƣớc biển dâng làm cho các vùng ven biển bị ngập mặn làm tăng độ mặn của đất đồng thời rửa trơi hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng, hoặc có những năm hạn hán liên tục xảy ra, làm cho mạch nƣớc ngầm hoạt động mạnh, muối có điều kiện theo các mao quản leo lên các tầng đất phía trên và do nƣớc biển tràn vào các kênh rạch rồi đi vào đồng ruộng gây mặn cho đất.

Do tác động của thủy triều

Vùng ĐBSCL chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông và biển Tây. Biên độ triều dao động từ 300 – 350 cm vào những ngày triều cƣờng và khoảng 150 – 220 cm vào những ngày triều kém . Khi có thuỷ triều, nƣớc mặn đƣơ ̣c dẫn vào đất liền thông qua các cửa sông (cửa Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Tranh Đề, cửa Bồ Đề, cửa Bảy Háp,…) và hệ thống kênh rạch chằng chịt dẫn sâu đến vùng nội đồng. Vào mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm sau), khả năng xâm nhập mặn từ biển vào đất liền cao (mạnh nhất ở gần cửa sông và giảm dần theo khoảng cách vào các hệ thống sông, kênh, rạch) do mực nƣớc thƣợng nguồn đổ về yếu, cộng thêm ảnh hƣởng của chế độ triều cƣờng làm cho nƣớc mặn truyền vào sâu trong nội đồng gây mặn cho đất làm cho diện tích sản xuất của vùng ngọt và ngọt hóa sẽ bị thu hẹp và diện tích vùng mặn tăng lên.

Do tác động của con người:

+ Từ năm 2000 đến nay sau khi nhà nƣớc cho phép chuyển đổi đất trồng lúa sang ni tơm thì q trình chuyển dịch cơ cấu canh tác nông nghiệp lúa nƣớc truyền thống sang nuôi tôm nƣớc mặn đã làm cho diễn biến xâm nhập mặn gia tăng nhanh chóng, tạo nên áp lực mới đối với hệ canh tác nƣớc ngọt ở khu vực ĐBSCL.

+ Nhiều cơ quan quản lý chƣa đánh giá hết mức độ rủi ro của việc chuyển đổi từ lúa nƣớc trời sang nuôi tôm nên đã buông lỏng quản lý, không kiên quyết xử lý các vi phạm việc ngƣời dân tự ý phá cống dẫn nƣớc mặn vào nuôi tôm. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý tài nguyên đất chƣa tốt

+ Ngƣời dân chƣa thấy đƣợc hậu quả của việc suy giảm chất lƣợng đất ảnh hƣởng đến cuộc sống của chính họ, đặc biệt do lợi ích trƣớc mắt nên đã ồ ạt chuyển nhiều diện tích đất trồng lúa sang ni tơm mang tính tự phát đã làm diện tích đất sản xuất lúa bị thu hẹp nhiều nhƣờng chỗ các hồ nuôi tôm.

+ Áp dụng các kỹ thuật rửa mặn, chế độ thâm canh hợp lý đã góp phần làm giảm diện tích đất mặn trung bình và ít sang đất phù sa.

+ Xây dựng hệ thống cống, đê bao ngăn mặn và mạng lƣới kênh đào gây ra sự chuyển biến mạnh về tính chất hóa học và lý học của đất, nhiều khu vực thốt ly khỏi tình trạng ngập mặn thƣờng xun do có đê bao.

Do các chính sách sử dụng đất:

Chính sách phát triển kinh tế về việc mở rộng hệ thống giao thông, thủy lợi, khu dân cƣ, khu công nghiệp, xây dựng cơ bản... hàng năm đã lấy đi rất nhiều diện tích đất nơng nghiệp trong đó có đất mặn.

Chủ trƣơng quai đê lấn biển trong thời gian qua đã góp phần làm tăng diện tích đất mặn nhiều. Đƣa phần lớn diện tích này vào ni trồng thủy hải sản, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho ngƣời dân.

Chính sách phát triển và hoàn thiện hệ thống thủy lợi để thực hiện nhiệm vụ thau chua rửa mặn đã làm cho diện tích đất mặn, phèn có xu hƣớng giảm xuống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 62)