Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 30)

2.1.1 .Vị trí địa lý

2.1.3. Đặc điểm khí hậu

Nằm trong miền khí hậu phía Bắc, khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh, lượng mưa không lớn lắm và chế độ mưa ẩm trùng với hai mùa gió.

+ Chế độ bức xạ, nhiệt

Hàng năm có trung bình 1.625 – 1.698 giờ nắng. Trong đó, tháng 6-8 là ba tháng nắng nhiều nhất, trung bình xấp xỉ 200 giờ nắng/tháng. Tháng 3, 4 là hai tháng có ít nắng nhất trong năm, số giờ nắng trong các tháng này đạt dưới 50 giờ.

Nhiệt độ không khí trung bình 23,4 – 23,5oC (bảng 2.1) tương ứng với tổng nhiệt năm khoảng 8.600oC. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9, trong đó có ba tháng nóng nhất là tháng 6, 7, 8 với nhiệt độ trung bình tháng trên 28 – 29o

C và nhiệt độ cao nhất có thể đạt 39 – 40oC vào tháng 6. Tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1, với nhiệt độ trung bình 15,8 – 16,2oC và nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 3oC vào tháng 12 hoặc tháng 1.

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC) [24]

STT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 1 Bắc Giang 16,2 17,2 20,0 23,8 27,1 28,7 29,0 28,5 27,4 24,7 21,1 17,7 23,5 2 Bắc Ninh 15,8 17,4 20,2 23,4 27,1 28,7 28,9 28,3 27,3 24,6 20,9 17,8 23,4 3 Hiệp Hòa 16,2 17,3 20,0 23,7 27,0 28,8 28,8 28,3 27,3 24,7 21,1 17,7 23,4 + Chế độ gió

Hàng năm khu vực có 2 mùa gió. Mùa đơng thịnh hành gió Bắc và Đơng Bắc. Mùa hè thịnh hành gió Đơng Nam.

Tốc độ gió trung bình khoảng 1,8 – 2,1m/s. Tốc độ gió mạnh nhất thường gặp trong các tháng mùa hè (7 - 8) với vận tốc trên 28m/s. Các tháng mùa đông, tốc

độ gió mạnh nhất cũng chỉ đạt 12 – 20m/s.

Bảng 2.2: Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) [24]

STT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

1 Bắc Giang 1,8 2,1 2,0 2,0 2,1 2,0 2,3 1,6 1,4 1,5 1,5 1,6 1,8 2 Bắc Ninh 2,1 2,3 2,2 2,3 2,4 2,2 2,3 2,0 2,0 2,0 2,0 1,9 2,1 3 Hiệp Hòa 1,7 1,9 1,9 2,0 2,1 2,1 2,0 1,5 1,4 1,5 1,4 1,4 1,8

+ Chế độ mưa ẩm

Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.431 – 1.595mm. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, 5 và kết thúc vào tháng 10. Tháng 8 thường là tháng có lượng mưa nhiều nhất trong năm, lượng mưa trung bình tháng đạt trên 270mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm rơi vào tháng 12 và tháng 1, với lượng mưa trung bình nhỏ hơn 25mm/tháng (bảng 2.3). Hàng năm trung bình có 116 – 141 ngày mưa. Trung bình trong các tháng mùa mưa có 12 – 16 ngày mưa.

Bảng 2.3: Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm) [24]

TT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 1 Bắc Giang 23,5 26,9 50,1 103,7 192,0 253,2 264,3 290,2 174,5 110,8 38,9 18,8 1547 2 Bắc Ninh 18,8 22,5 38,8 89,9 175,4 227,9 258,2 273,5 183,9 126,2 44,1 15,5 1474 3 Hiệp Hòa 22,7 25,2 47,0 109,1 191,2 241,1 281,0 272,6 187,1 145,1 48,8 23,5 1594 4 Việt Yên 12,1 15,2 50,1 86,7 172,5 246,3 258,1 274,0 154,2 108,9 37,9 15,3 1431

Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình đạt 82 – 83%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm là thời kỳ mưa phùn cuối đông vào tháng 3, 4. Độ ẩm trong những tháng này trung bình trên 85 – 87%. Thời kỳ khơ nhất trong năm vào nửa đầu mùa đông trong những đợt gió mùa lạnh và khơ, độ ẩm thường dưới 80%. Độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 10% vào tháng 1.

Bảng 2.4: Độ ẩm khơng khí tƣơng đối trung bình tháng và năm (%) [24] STT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 1 Bắc Giang 79 82 85 86 83 82 83 85 82 80 78 76 82 2 Bắc Ninh 80 83 87 88 84 83 83 85 85 81 78 79 83 3 Hiệp Hòa 82 84 87 88 85 84 84 86 84 81 79 77 83

+ Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt có ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí là dơng, mưa phùn và bão hoặc áp thấp nhiệt đới.

Hàng năm khu vực có khoảng 59 – 68 ngày dơng. Mùa dơng trùng với mùa gió mùa mùa hè. Dông tập trung nhiều nhất từ tháng 5 – 8 với 10 – 13 ngày dông/tháng. Dông thường kèm theo gió lớn và mưa to. Mơi trường khơng khí thường được làm sạch sau những trận mưa dông.

Mưa phùn là hiện tượng thời tiết thường gặp vào nửa cuối mùa đông, khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 trong vùng. Hàng năm, khu vực có trung bình 27 – 29 ngày mưa phùn. Tháng 1 – 5 trung bình có 4 – 11 ngày mưa phùn/ tháng.

Hàng năm trung bình có 1 – 2 cơn bão ảnh hưởng đến khu vực. Bão thường đi kèm với mưa to, gió lớn.

2.1.4. Đặc điểm thủy văn

Khu vực nghiên cứu nằm trong lưu vực sông Cầu. Sông Cầu bắt nguồn từ núi Tam Tao (đỉnh cao 1.326m) với diện tích tồn lưu vực 6.030km2 và chiều dài sông 288,5km cùng với sông Thương, sông Lục Nam nhập lưu tại Phả Lại tạo nên hệ thống sông Thái Bình đổ vào vịnh Bắc Bộ. Đây là hệ thống sông nội địa lớn nhất của miền Bắc nước ta và là nguồn cấp nước chính của vùng núi Đơng Bắc. Sông Cầu được coi là dịng chính phía thượng nguồn của hệ thống sơng Thái Bình. Mạng lưới sơng suối trong lưu vực sông Cầu phát triển khá dày với mật độ sơng suối trung bình 0,95km/km2. Sơng uốn khúc mạnh với hệ số uốn khúc đạt 2,02.

sơng Cầu. Trong đó, chỉ có một phụ lưu đổ vào phía bờ trái, có chiều dài 17,5km với diện tích hứng nước 101km2, mật độ lưới sông thuộc loại trung bình 0,56km/km2.

Trong tỉnh, sơng chảy qua vùng đồng bằng phù sa cổ xen đồi cao 10 – 25m, độ dốc lịng sơng chỉ cịn 0,1o/oo, lịng sơng rộng tới 70 – 150m, sâu trung bình trong mùa cạn 5 – 7m. Dịng chảy năm của sơng Cầu ít biến đổi, năm nhiều nước chỉ gấp 1,8 – 2,3 lần năm ít nước [30]. Từ tháng 5 đến tháng 10 thường có bão, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ nhiệt đới hoạt động có thể gây lũ lụt do các cơn mưa lớn ở thượng nguồn đưa về.

Hệ thống ao, hồ trong khu vực chỉ cịn lại rất ít như ao Làng Vân, ao Chùa, hồ Thổ Hà và một số ao của hộ gia đình. Các ao, hồ, sơng ngịi là nơi điều tiết chất thải và cung cấp nước cho sản xuất. Do lượng ao hồ còn lại quá ít nên việc điều tiết bị quá tải dẫn đến nước thải ứ đọng, tràn cả ra khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ngồi ra cịn hệ thống kênh mương trong xã làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho nông nghiệp.

Những năm qua các tỉnh trong lưu vực sông Cầu đã được hưởng nhiều nguồn lợi trực tiếp từ sơng Cầu. Tuy nhiên, trong q trình phát triển kinh tế, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường nước chưa được nâng cao, công tác quản lý mơi trường cịn hạn chế nên hầu hết nước thải chưa được xử lý thải ra từ khoảng 200 làng nghề nằm dọc hai bên bờ sông Cầu, việc sử dụng hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật vào canh tác nông nghiệp và khai thác cát sỏi với khối lượng lớn đã làm tăng thêm ô nhiễm, sạt lở và biến đổi dịng chảy của dịng sơng này.

2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng

Xã Vân Hà có 4 loại đất chủ yếu sau:

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm (Pb): Có diện tích khoảng 31ha chiếm 10,87% tổng diện tích tự nhiên, đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, giàu mùn, độ chua pHkcl = 6 – 6,5. Đạm tổng số trung bình đến khá. Đất này được hình thành phần lớn do lượng phù sa trong mùa lũ của sông Cầu, hầu hết loại đất này đều nằm ở cấp địa hình thấp ven sơng.

- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (P): Có diện tích 67ha chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên, đất có thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, tỷ lệ sét cao, thường chặt, bí.

- Đất phù sa úng nước (PJ): Có diện tích 109ha chiếm 38,25% diện tích tự

nhiên. Loại đất này có phản ứng chua, hàm lượng mùn giàu 2,3 – 3%, đạm tổng số giàu. Loại đất này đang được sử dụng để trồng lúa.

- Đất phù sa glây (Pg) : Có diện tích 25ha.

Bảng 2.5: Tài nguyên đất xã Vân Hà [31]

STT Tên đất theo phát sinh Ký hiệu Tên đất tƣơng ứng

theo FAO-UNESCO Ký hiệu Diện tích

(ha)

1 Đất phù sa được bồi Pb Eutric Fluvisols FLe 31

2 Đất phù sa không được

bồi P Dystric Fluvisols FLd 67

3 Đất phù sa úng nước Pj Umbric Gleysols GLu 109

4 Đất phù sa glay Pg Gleyic Fluvisols FLg 25

2.1.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Xã Vân Hà nằm ở phía Tây Nam huyện Việt Yên. Phía Bắc giáp xã Tiên Sơn, ba phía cịn lại có Sơng Cầu bao bọc. Tổng diện tích đất tự nhiên là 285,02ha; với 1748 hộ và 8094 nhân khẩu. Xã được chia làm 3 thôn: thôn Yên Viên, thôn Thổ Hà và thôn Nguyệt Đức.

Các ngành nghề truyền thống của xã bao gồm:

- Nghề sản xuất rượu, có 885 hộ. Nguyên liệu là gạo và sắn với khối lượng khoảng 30 – 35 tấn/ngày.

- Nghề sản xuất bánh đa nem, mỳ có 600 hộ. Nguyên liệu là gạo với khối lượng khoảng 6 – 10 tấn/ngày.

- Nguyên liệu dùng để đốt là than, với khối lượng sử dụng 35 – 40 tấn/ngày. Ngồi ra cịn có các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải thủy, bn bán. Bên cạnh đó tại xã cịn phát triển ngành chăn ni, chủ yếu là nuôi lợn để tận dụng bã thải từ việc sản xuất rượu. Tổng đàn lợn hàng năm thường

duy trì khoảng 15000 con với trọng lượng trung bình khoảng 20 – 90 kg/con.

Thôn Yên Viên: Làng Vân thuộc thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là nơi có truyền thống nấu rượu từ lâu đời gọi là rượu Vân hay rượu làng Vân. Theo số liệu điều tra, hiện nay thôn Yên Viên có 931 hộ với 3699 khẩu (chiếm 47,1% dân số toàn xã). Nếu phân theo giới tính, tồn thơn có 1752 nữ (47,3%), 1947 nam (52,7%). Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51% tổng số dân. Tỷ lệ gia tăng dân số của tồn xã Vân Hà nói chung và thơn n Viên nói riêng trong những năm gần đây đều giảm và đạt mức dưới 1%/năm. Phần lớn đất trồng trọt của xã đều tập trung tại thôn Yên Viên. Ngoài việc trồng lúa, Yên Viên cịn trồng thêm ngơ và hoa màu khác nhưng diện tích khơng đáng kể.

Về cơ sở hạ tầng: thơn n Viên đã có trường mầm non, nhà văn hóa thơn. Hệ thống đường giao thơng nơng thơn đã được bê tơng hóa đảm bảo sự đi lại thuận tiện cho người dân trong thôn. Hiện nay 100% số hộ trong thôn đều sử dụng điện lưới quốc gia trong sinh hoạt, tuy nhiên hệ thống cấp nước sạch chưa có, người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt và sản xuất.

2.2. Hoạt động sản xuất rƣợu

2.2.1. Quy trình sản xuất

Theo số liệu điều tra, tồn làng có hơn 60% số hộ nấu rượu gạo, số cịn lại nấu rượu sắn hoặc cả rượu gạo lẫn rượu sắn. Quy trình sản xuất rượu được mơ tả như sau:

- Rượu sắn: Sắn ngun liệu được nhập về từ Hịa Bình, n Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn... Củ sắn được thái thành khúc bổ dọc, dài khoảng 5 – 7cm. Sắn khô sau khi được tuyển chọn cho vào thùng, chậu ngâm vài ba giờ để lơi vỏ. Sau đó rửa sạch cho vào hấp chín và trộn men đem ủ. Đủ một ngày đêm đem ngâm lên men trong chum bằng sành. Khi đã dậy mùi đem vào lò ra rượu.

- Rượu gạo: Gạo sau khi mua về được thổi thành cơm, trộn men (bình quân 1kg men cho 100kg gạo) đem ủ vào thúng khoảng 24 giờ. Sau đó tiếp tục cho vào chum ủ 24 giờ rồi đổ nước vào (1lít nước cho 1kg gạo). Tiếp tục ủ thêm 7 – 8 ngày mùa hè hoặc 10 – 12 ngày mùa đông rồi mới cho vào nồi cất lấy rượu.

Sắn khô

Nước Ngâm Nước thải

Gạo (nếp, tẻ)

Than Nấu

Khí thải (CO, CO2, NOx, SO2, bụi, nhiệt độ)

Khí thải (CO, CO2, NOx, SO2, bụi, nhiệt độ)

Chất thải rắn (tro, xỉ)

Nước làm mát

Chất thải rắn (tro, xỉ) Bã rượu Chăn nuôi

Chƣng cất Rượu Tách các hợp chất Nước làm mát Than

Hình 2.1: Quy trình sản xuất rƣợu làng Vân

Nấu cơm Lên men

Ủ Chưng cất

- Nước tiểu

- Nước vệ sinhchuồng trại - Phân lợn

2.2.2. Công nghệ sản xuất

Đặc trưng của làng nghề truyền thống nói chung và nghề nấu rượu làng Vân nói riêng là kỹ thuật thủ cơng mang tính truyền thống và bí quyết dịng họ. Cơng cụ sản xuất thô sơ do chính người thợ thủ cơng chế tạo ra. Phần lớn các hộ vẫn sản xuất thủ cơng là chính. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật của làng nghề còn yếu kém: chỉ có một cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 15% công việc được cơ giới hóa (vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm)...

Sản xuất thủ công của nghề nấu rượu làng Vân mặc dù góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng cũng có những tác động tiêu cực: tiêu tốn nguyên vật liệu và nguồn điện, làm gia tăng thêm tình trạng ơ nhiễm mơi trường.

Hiện nay, việc đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ và thiết bị điện sản xuất của nghề nấu rượu làng Vân đã được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới ở làng Vân cịn chậm. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm chưa được tốt, giá thành cao, hàng hóa làm ra khó cạnh tranh trên thị trường. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do thói quen sản xuất dẫn đến sự bảo thủ về kỹ thuật. Hơn nữa, do đặc điểm kinh tế hộ gia đình, khả năng quản lý và nguồn vốn nhỏ bé nên ít có điều kiện đầu tư đổi mới cơng nghệ. Mặt khác, người sản xuất cũng chưa có điều kiện tiếp cận, xử lý thông tin kinh tế, thị trường và khoa học công nghệ. Song do nhu cầu của thị trường mà làng Vân đã áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Theo điều tra, năm 2005, hợp tác xã Vân Hương đã bỏ ra 590 triệu đồng để đầu tư 1 dây chuyền tinh chế rượu. Công cụ sản xuất được cải tiến và do áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ nên năng suất, sản lượng và chất lượng rượu tăng lên.Việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rượu không những giúp làng nghề phát triển theo hướng phù hợp với thị trường mà còn bảo tồn được các giá trị truyền thống cho rượu làng Vân. Mặt khác, dù việc áp dụng cơng nghệ cịn hạn chế nhưng nó cũng phản ánh phần nào người dân ở đây đã mạnh dạn phá vỡ tính truyền thống trong sản

xuất để áp dụng cơng nghệ mới. Chính sự thay đổi về cơng nghệ sản xuất bước đầu đã có những khởi sắc nhất định tạo đà cho sự phát triển bền vững của làng nghề Vân Hà sau này.

Tuy nhiên, hiện nay để có 1 dây chuyền sản xuất mới, các hộ sản xuất phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng và phải có mặt bằng để sản xuất. Đây là số vốn quá lớn so với khả năng của các hộ nấu rượu làng Vân (số vốn bình quân hiện nay của các hộ nấu rượu làng Vân chỉ có khoảng 30 – 50 triệu đồng).

Thực tế cho thấy, mặc dù quy mô sản xuất nhỏ nhưng có 15% số hộ thừa nhận công nghệ sản xuất rượu ở làng Vân còn lạc hậu, cần được ứng dụng cơng nghệ mới. Chính vì vậy, mặc dù từ năm 2005, chính quyền xã Vân Hà đã có chủ trương đưa các hộ vào khu sản xuất tập trung nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 30)