Tổ chức sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 38 - 39)

2.1.1 .Vị trí địa lý

2.2. Hoạt động sản xuất rƣợu

2.2.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh

Để phát triển nông thôn, việc tăng thêm thật nhiều doanh nghiệp là rất cần thiết, vì kinh nghiệm cho thấy: Kinh tế của mỗi địa phương tăng trưởng thuận chiều với tốc độ tăng của số lượng doanh nghiệp. Địa phương nào có nhiều doanh nghiệp thì kinh tế của địa phương ấy tăng trưởng khá và ngược lại. Đối với các làng nghề nói chung, việc phát triển doanh nghiệp khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế, góp phần chủ yếu giải quyết việc làm ở địa phương, bảo tồn văn hóa, chấn hưng làng nghề truyền thống.

Hiện nay tại làng Vân, trong số 885 hộ làm nghề nấu rượu chỉ có 1 hợp tác xã Vân Hương, cịn lại là hình thức sản xuất hộ gia đình.

HTX Vân Hương được thành lập từ năm 2005 với mục đích giữ gìn thương hiệu cho rượu làng Vân thông qua việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. HTX gồm có 15 hộ tham gia sản xuất với hình thức sơ chế tại gia đình, sau đó tập trung sản phẩm đưa vào dây chuyền để tinh chế nhằm loại bỏ các tạp chất trước khi đóng chai bán ra thị trường. Bình qn mỗi ngày HTX sản xuất khoảng 500lít rượu, cho thu nhập 5 triệu đồng/tháng/hộ.

phải thu mua sắn, gạo, nếp từ khắp nơi. Việc thu mua này cịn mang tính tự phát, chưa có sự phân cơng rõ ràng. Các hộ chủ yếu tự thu gom nguyên liệu nên nhiều khi không chủ động được trong sản xuất. Điều này thể hiện tính chất nhỏ lẻ và phụ thuộc trong sản xuất của làng nghề truyền thống. Hơn nữa, tính chất sản xuất nhỏ theo kiểu tiểu nơng vẫn cịn khá sơi động trong việc sản xuất kinh doanh của làng Vân, tâm lý sản xuất theo kiểu khép kín với qui mơ nhỏ vẫn được người dân làng nghề ưa thích. Do đó làng Vân chưa tạo thành một chỉnh thể có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, kỹ thuật cũng như khả năng nắm bắt thông tin về thị trường trong và ngoài nước. Thời gian gần đây nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ở làng Vân gặp khó khăn do giá nguyên liệu biến động. Đây thực sự là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương nếu không chủ động được thị trường đầu vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 38 - 39)