Công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 37 - 38)

2.1.1 .Vị trí địa lý

2.2. Hoạt động sản xuất rƣợu

2.2.2. Công nghệ sản xuất

Đặc trưng của làng nghề truyền thống nói chung và nghề nấu rượu làng Vân nói riêng là kỹ thuật thủ cơng mang tính truyền thống và bí quyết dịng họ. Cơng cụ sản xuất thô sơ do chính người thợ thủ cơng chế tạo ra. Phần lớn các hộ vẫn sản xuất thủ cơng là chính. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật của làng nghề còn yếu kém: chỉ có một cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 15% công việc được cơ giới hóa (vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm)...

Sản xuất thủ công của nghề nấu rượu làng Vân mặc dù góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng cũng có những tác động tiêu cực: tiêu tốn nguyên vật liệu và nguồn điện, làm gia tăng thêm tình trạng ơ nhiễm mơi trường.

Hiện nay, việc đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ và thiết bị điện sản xuất của nghề nấu rượu làng Vân đã được triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới ở làng Vân cịn chậm. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm chưa được tốt, giá thành cao, hàng hóa làm ra khó cạnh tranh trên thị trường. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do thói quen sản xuất dẫn đến sự bảo thủ về kỹ thuật. Hơn nữa, do đặc điểm kinh tế hộ gia đình, khả năng quản lý và nguồn vốn nhỏ bé nên ít có điều kiện đầu tư đổi mới cơng nghệ. Mặt khác, người sản xuất cũng chưa có điều kiện tiếp cận, xử lý thông tin kinh tế, thị trường và khoa học công nghệ. Song do nhu cầu của thị trường mà làng Vân đã áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Theo điều tra, năm 2005, hợp tác xã Vân Hương đã bỏ ra 590 triệu đồng để đầu tư 1 dây chuyền tinh chế rượu. Công cụ sản xuất được cải tiến và do áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ nên năng suất, sản lượng và chất lượng rượu tăng lên.Việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rượu không những giúp làng nghề phát triển theo hướng phù hợp với thị trường mà còn bảo tồn được các giá trị truyền thống cho rượu làng Vân. Mặt khác, dù việc áp dụng cơng nghệ cịn hạn chế nhưng nó cũng phản ánh phần nào người dân ở đây đã mạnh dạn phá vỡ tính truyền thống trong sản

xuất để áp dụng cơng nghệ mới. Chính sự thay đổi về cơng nghệ sản xuất bước đầu đã có những khởi sắc nhất định tạo đà cho sự phát triển bền vững của làng nghề Vân Hà sau này.

Tuy nhiên, hiện nay để có 1 dây chuyền sản xuất mới, các hộ sản xuất phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng và phải có mặt bằng để sản xuất. Đây là số vốn quá lớn so với khả năng của các hộ nấu rượu làng Vân (số vốn bình quân hiện nay của các hộ nấu rượu làng Vân chỉ có khoảng 30 – 50 triệu đồng).

Thực tế cho thấy, mặc dù quy mô sản xuất nhỏ nhưng có 15% số hộ thừa nhận công nghệ sản xuất rượu ở làng Vân còn lạc hậu, cần được ứng dụng cơng nghệ mới. Chính vì vậy, mặc dù từ năm 2005, chính quyền xã Vân Hà đã có chủ trương đưa các hộ vào khu sản xuất tập trung nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu vân hà, huyện việt yên, tỉnh bắc giang và đề xuất giải pháp cải thiện (Trang 37 - 38)