2.1.1 .Vị trí địa lý
3.2. Hiện trạng và loại hình quy hoạch làng nghề
a) Hiện trạng quy hoạch
Hiện nay hạ tầng cơ sở tại các khu quy hoạch làng nghề nước ta như hoạt động cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống đường đi cũng như các hệ thống xử lý môi trường làng nghề hầu như chưa được quan tâm. Nhìn chung hiện trạng quy hoạch các làng nghề diễn ra rất manh mún và chưa có kế hoạch cụ thể ở cấp tỉnh, thành phố.
Một mơ hình quy hoạch khác đã và đang được triển khai là: Chính quyền địa phương cùng với các hộ sản xuất trong làng nghề cùng xem xét phương án để đưa khu vực sản xuất nghề ra khỏi khu sinh hoạt của gia đình. Địa phương quy hoạch khu đất riêng, vẫn nằm trong địa phận của làng, xã. Các hộ gia đình làm nghề được cho thuê đất để chuyển cơ sở sản xuất ra ngoài. Hạ tầng cơ sở do địa phương cùng với các hộ nghề cùng góp vốn xây dựng. Điển hình của mơ hình quy hoạch này là khu quy hoạch làng sản xuất giấy ở Phong Khê, Bắc Ninh. Tuy nhiên mơ hình này mới chỉ được áp dụng trên cơ sở tự nguyện của các hộ sản xuất.
b) Các loại hình quy hoạch
Đối với các loại hình làng nghề, quy mơ sản xuất khác nhau thì cần triển khai các quy hoạch khác nhau để đạt được hiệu quả cao về bảo vệ mơi trường. Có hai loại hình quy hoạch chính được xem xét là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ.
Các làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị và nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Việc kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại ngày càng phổ biến trong khi diện tích đất sinh hoạt và sản xuất của làng nghề không thay đổi đã gây áp lực đến môi trường làng nghề.
Đối với cụm công nghiệp tập trung được quy hoạch riêng cho sản xuất làng nghề, hệ thống thu gom nước thải và chất thải rắn đồng bộ, đúng quy trình sẽ giúp cho việc xây dựng hệ thống xử lý tập trung được thuận lợi và có hiệu quả hơn.
+ Quy hoạch phân tán:
Quy hoạch phân tán bao gồm việc quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp với việc quy hoạch cảnh quan môi trường chung trong phạm vi một làng nghề mà khơng phải di dời vị trí sản xuất.
Việc quy hoạch phân tán tại hộ gia đình trong làng nghề có những đặc thù riêng và tính thích hợp đối với một số loại hình làng nghề cụ thể.
Các làng nghề cổ, truyền thống: Các làng nghề này nên được quy hoạch giữ vững khơng gian hiện có, hạn chế tối đa việc thay đổi không gian như cơi nới, xây dựng nhà cao tầng, mở rộng đường... nhằm mục tiêu bảo tồn không gian ngõ xóm truyền thống của làng nghề cổ truyền thống Việt Nam. Mặt khác, việc bảo tồn các làng nghề truyền thống còn tạo cơ hội phát triển một hướng đi mới cho làng nghề là du lịch văn hóa.
Các làng nghề có ngành nghề sản xuất ít gây ơ nhiễm và có tính truyền thống cao nên được áp dụng theo phương thức quy hoạch này vừa giúp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, vừa giúp phát triển và bảo tồn văn hóa làng nghề.
Các làng nghề được đặt tại vùng nguyên liệu đặc thù hay có những nét đặc trưng về cảnh quan: định hướng quy hoạch đối với các làng nghề này cũng là bảo tồn, tôn tạo và phục hồi các di tích cổ của làng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng. Quy hoạch ở các làng nghề này chủ yếu áp dụng phương án quy hoạch phân tán nhưng cũng có thể quy hoạch theo cụm sản xuất tập trung.
hoạch với các loại hình sản phẩm khác nhau là rất khác biệt.
Các làng nghề nấu rượu thường có quy mơ nhỏ do thị trường tiêu thụ hạn chế, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra theo hộ gia đình, chất thải thường được sử dụng triệt để trong chăn ni. Do đó, đối với các làng nghề này, quy hoạch tập trung là khơng thích hợp. Tuy nhiên, hiện nay một số làng nghề nấu rượu đã bắt đầu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất trong khi mặt bằng sản xuất lại chật hẹp (ví dụ như làng nghề nấu rượu Vân Hà) thì vẫn có thể quy hoạch sản xuất tập trung.