Bản đồ địa chính tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận (Trang 26 - 30)

1.4.2.3. Khí hậu

Bình Thuận nằm trong khu vực Nam Trung Bộ, là khu vực khô hạn nhất trong cả nước, nắng gió nhiều, mưa ít, khơng có thời gian mây mù kéo dài. Lượng mưa trung bình năm từ 800-1600m, thấp hơn so với trung bình cả nước (1900m). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm và chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu tháng 12 đến tháng 4 hàng năm và chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Các tháng 2,3,4 hầu như không mưa, nắng hạn gay gắt, sông suối khô cạn.

Bình Thuận chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió:

 Gió mùa Đơng Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch do ảnh hưởng của

khơng khí lạnh từ Trung Quốc thổi xuống và hiện tượng khí áp thấp tại Bình Thuận cũng như vùng biển Đơng, gây nên sự chênh lệch thời tiết, làm tăng cường độ gió, dù khơng có bão nhưng gió thổi rất mạnh.

 Gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là mùa mưa, do sự chênh

mùa thu đơng, ảnh hưởng của biển Bình Thuận nên ở đây có sức gió cao lên tới cấp 4-6, kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, vào thời kì chuyển tiếp, từ tháng 4 dương lịch tới cuối tháng 10, gió Đơng Nam thổi nhẹ.

Nhờ vị trí Bình Thuận nằm sâu trong bán đảo Đơng Dương, so với độ phình của Ninh Thuận, Khánh Hịa trở ra, nên số lượng các trận bão xảy ra tại Bình Thuận ít hơn nhiều so với các tỉnh miền Trung và nếu có cũng thường chỉ từ quần đảo Trường Sa đi vào.

1.4.2.4. Kinh tế, xã hội, tài nguyên

Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38' Bắc và 107°24'-108°53' Đông [29].

 Thủy sản

Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sơng qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663km, trong đó có sơng Cà Ty (76km), sơng La Ngà (74km), sông Quao (63km), sơng Lịng Sơng (43km), sông Phan (40km), sông Mao (29km) và sơng Luỹ (25km). Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52000km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hịn Rơm, Hịn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.

 Nơng - Lâm nghiệp

Tỉnh Bình Thuận có 151.300ha đất canh tác nơng nghiệp, trong đó có trên 50.000ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000ha đất sản xuất nông nghiệp.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với: 10.000ha thanh long; 30.000ha điều; 15.000ha bông vải; 20.000ha cao su; 2.000ha tiêu

Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo... Trong vài năm trở lại đây, diện tích cây điều bị sụt giảm đáng kể do giá hạt điều bị giảm, cây thanh long và cây cao su liên tục tăng diện tích.

 Khống sản

Tỉnh Bình Thuận có nhiều loại khống sản với trữ lượng lớn:

- Nước khoáng thiên nhiên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai.

- Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh.

- Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi.

- Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000ha, sản lượng 150.000 tấn/năm...

- Zircon: 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này.

Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ: Sư Tử Trắng và Sư Tử Vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm đầu tư phát triển cơng nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng phát triển điện gió nối lưới như: tiềm năng gió, cơng nghệ tua-bin, cơ chế chính sách, hỗ trợ điện gió… và những khó khăn khi xây dựng dự án điện gió nối lưới tại khu vực ven biển hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp chọn lọc, tổng hợp tài liệu thứ cấp

Số liệu, thông tin được thu thập từ những tài liệu, các bài báo, những báo cáo khoa học, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng (internet, báo mạng,…). Qua đó chọn lọc các số liệu quan trọng, phù hợp để đưa vào sử dụng. Những số liệu, tài liệu chủ yếu liên quan tới: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận; tỉnh Ninh Thuận;... những nhận định, nghiên cứu về phát triển điện gió trên thế giới và Việt Nam…

2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Số liệu gió, báo cáo tóm tắt đánh giá tiềm năng gió được tác giả thu thập tại một số trạm đo gió của dự án Điện gió Bình Thuận I, NMĐG Phú Lạc, dự án Enfinity (Ninh Thuận)… Tác giả đã xử lý số liệu thô, dùng phần mềm WAsP để phân tích và đưa ra hoa gió và những trị số đặc trưng thể hiện tiềm năng gió tại những khu vực nghiên cứu. Từ đó so sánh kết quả tính tốn với những nghiên cứu tiềm năng trước.

Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu, vị trí trạm đo, trạm quan trắc, đặc trưng của những loại tua-bin đã và đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới cũng được thu thập làm đầu vào cho phân tích tiềm năng, đánh giá sản lượng điện thu được tại những khu vực nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa, thu thập thông tin

Tác giả tiến hành các cuộc khảo sát thực địa, thu thập thơng tin thơng qua q trình quan sát, phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật tại các trạm khí tượng trong khu vực nghiên cứu, khu vực dự án điện gió nối lưới đã đi vào hoạt động (dự án NMĐG Bình Thuận I, NMĐG Phú Lạc). Quá trình này giúp thu thập tài liệu, hình ảnh, kiểm chứng các thơng tin thứ cấp, tạo cái nhìn tổng quan về khu vực cũng như cung cấp những thông tin cụ thể, thực tế trong quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)